watch sexy videos at nza-vids!
truyen teen hay
DoTa Truyền Kỳ
Dota Truyền Kỳ - Game mobile nhập vai chiến thuật số 1 châu Á cực kỳ hấp dẫn
Tải miễn phí
Truyện Khoa Học Viễn Tưởng Đảo Bác Sỹ Moreau

Truyện Khoa Học Viễn Tưởng Đảo Bác Sỹ Moreau

Xuống Cuối Trang

Tổng hợp truyện teen hay cực hay.Bên dưới là Truyện Khoa Học Viễn Tưởng Đảo Bác Sỹ Moreau full hay. Đọc truyện teen , tiểu thuyết hay trên di động.

Truyện Khoa Học Viễn Tưởng,Đảo Bác Sỹ Moreau
Đảo Bác Sỹ Moreau
Thông Tin Truyện : Đảo Bác Sỹ Moreau
Tác giả: H.G.WELLS
Thể loại: Khoa học, giả tưởng
Nguồn : Vn thư quán
Dịch giả: Nguyễn Minh
Tình trạng: Đã hoàn thành
Người đăng: Trần Luân
Site: http://trangwaphay.sextgem.com
Tóm tắt truyện: Đảo Bác Sỹ Moreau
Lời người dịch
HG Wells (1866 – 1946), văn hào Anh, cùng với Jules Verne, là 1 trong 2 nhà tiểu thuyết khoa học viễn tưởng nổi tiếng nhất mọi thời. Các tác phẩm chính của ông bao gồm: Cỗ Máy Thời Gian (The Time Machine – 1895), Đảo Bác Sỹ Moreau (Island of Doctor Moreau – 1896), Người Vô Hình (The Invisible Man – 1897), và Chiến Tranh Liên Hành Tinh (The War of the Worlds – 1898). Wells cũng là 1 sử gia cự phách. Bộ Đại Cương Lịch Sử Thế Giới (The Outline of History – 1919) của ông là 1 tác phẩm mẫu mực về sử học.Đảo Bác Sỹ Moreau là tiểu thuyết thứ 3 trong đời viết văn của H G Wells. Truyện kể về 1 khoa học gia lập dị sống cùng người học trò, đơn độc trên đảo hoang vu, cách biệt với thế giới văn minh. 2 thầy trò từ năm này qua tháng khác chỉ miệt mài nghiên cứu. Ngoài họ ra, cùng trú ngụ trên đảo còn có 1 lũ thổ dân xấu xí, thú không ra thú, người không ra người. Lũ thổ dân từ đâu mà ra, tại sao lại xấu xí dị hình đến vậy? Ngòi bút tài tình của H G Wells sẽ dần dần tháo gỡ các nút thắt bí mật, đưa người đọc đến 1 thế giới kỳ bí, hoang đường… Ra đời đến nay hơn trăm năm, Đảo Bác Sỹ Moreau vẫn không ngừng cuốn hút các thế hệ độc giả. Tác phẩm đã được các hãng điện ảnh lớn ở Hollywood 3 lần dựng thành phim: Lần đầu vào năm 1933, với sự tham gia diễn xuất của Charles Laughton và Béla Lugosi, lần hai vào năm 1977, với Burt Lancaster và Michael York, lần gần nhất năm 1996, với Marlon Brando và Val Kilmer. Bản dịch này được thực hiện dần dần, như 1 thú tiêu khiển trong những lúc có thời gian rỗi. Lời văn có lẽ chưa được chuốt, đây đó ắt hẳn còn nhiều chỗ sai, mong được độc giả thể tất. Nguyên tác của H G Wells không có ghi chú. Các chú thích trong truyện đều của người dịch. Nguyễn Minh
South Australia, 2011


Ngày 1 tháng 2 năm 1887, chiếc Lady Vain đâm nhằm tàu vô chủ, đắm tại vị trí 1 độ vĩ Nam,107 độ kinh Tây. Trong số hành khách mất tích có chú tôi, một thường dân tên gọi Edward Prendick. Chú tôi lên tàu Lady Vain tại cảng Callao (1).
Ngày 5 tháng 1 năm 1888, tức 11 tháng 4 ngày sau đó, tại 5 độ 3 phút vĩ Nam, 101 độ kinh Tây, người ta phát hiện chú Prendick đang trôi dạt trên một chiếc thuyền. Tên thuyền mờ quá, không đọc được, nhưng dường như đó là thuyền con của chiếc tàu buồm bị mất tích mang tên Ipecacuanha. Chú kể lại một câu chuyện thật lạ lùng, lạ đến nỗi ai cũng ngỡ chú đã phát điên. Về sau, chú lại bảo: từ khi tàu Lady Vain bị đắm, chú chẳng nhớ gì nữa. Các nhà tâm lý học khi ấy thảo luận mãi về chú. Họ cho rằng đấy là một trường hợp bị mất trí tạm thời, do sang chấn cả về thể xác và tâm lý mà ra.
Tôi là cháu ruột, cũng là người ăn thừa tự chú Prendick. Khi soạn lại giấy tờ của chú, tôi tìm được câu chuyện dưới đây. Xuất bản câu chuyện ấy hay không?Tùy ở quý vị.
Khắp quanh khu vực nơi chú tôi được cứu, chỉ có duy nhất một hòn đảo, tức hòn Noble, một đảo núi lửa nhỏ, không dân cư ngụ. Hồi năm 1891, tàu HMS Scorpion đã từng ghé đảo này. Thủy thủ tàu đổ bộ lên đảo, nhưng không tìm thấy một sinh vật sống nào, ngoại trừ mấy con bướm trắng, heo, thỏ, và vài giống chuột lạ. Như vậy, không có bằng chứng xác thực nào cho chi tiết lạ kỳ nhất trong câu chuyện của chú tôi. Vậy nên, tôi thiết nghĩ, xuất bản chuyện ấy ra cũng chẳng hại gì.
Chuyện chú Prendick kể có những điều chắc chắc thật. Chú đúng là đã mất tích trong khoảng 5 độ vĩ Nam và 105 độ vĩ Đông, rồi lại tái xuất trong khoảng ấy vào 11 tháng sau. Cũng đúng là có chiếc thuyền buồm mang tên Ipecacuanha, với gã thuyền trưởng say rượu John Davies. Chiếc Ipecacuanha khởi hành từ Phi châu cỡ tháng 1 năm 1887, chở theo trên boong một con báo và mấy con thú nữa. Nó cập vài cảng ở Nam Thái Bình Dương, và mất tích sau khi rời Bayna vào tháng 12 cùng năm. Những số liệu ngày tháng ấy hoàn toàn ăn khớp với chuyện của chú tôi.
CHARLES EDWARD PRENDICK.
(Câu chuyện dưới đây do chú tôi, Edward Prendick, thuật)

Callao: Hải cảng lớn ở Peru
C
hiếc Lady Vain bị đắm ra sao, người ta đã nói đến nhiều, tôi không cần nhắc lại. Như đã biết, nó đâm nhằm tàu vô chủ, mười ngày sau khi rời Callao. 7 người trong thủy thủ đoàn trôi dạt trên xuồng lớn suốt 18 ngày, trước khi được chiến hạm HM Myrtle vớt lên. Mọi người đều rõ tình cảnh ngặt nghèo của những thủy thủ trên xuồng lớn, nhưng chuyện xuồng nhỏ thì bây giờ tôi mới kể. Câu chuyện này lạ lùng và khủng khiếp chẳng kém gì chuyện tàu Medusa năm xưa (1). Trước giờ ai cũng tưởng 4 người trên xuồng nhỏ đều đã thiệt mạng. Tôi có bằng chứng khẳng định đó là sai: Chính tôi đây là 1 trong 4 người ấy.
Nhưng trước hết, xin cho tôi cải chính 1 chi tiết: Trên xuồng nhỏ chỉ có 3, chứ không phải 4 người. Theo Nhật Báo ngày 17 tháng 3 năm 1887, thuyền trưởng của Lady Vain kể lại ông đã thấy Constans nhảy xuống xuồng nhỏ, nhưng thật ra Constant không nhảy được tới nơi. Phước cho chúng tôi, 3 kẻ trên xuồng, nhưng thật bạc phước cho anh ấy. Constant đứng ngay chỗ đống dây chão dưới gầm néo buồm, nên khi nhảy thì vướng chân vào dây. Anh bị treo lơ lửng trong giây lâu, rồi rơi xuống, đập đầu vào cái trụ hay cột gì đấy đang lềnh bềnh trên mặt nước. Khi chúng tôi chèo xuồng đến nơi, anh đã chìm rồi.
May phước cho chúng tôi, Constans đã chìm, mà cũng gần như là phước cho cả anh nữa, vì trên xuồng chỉ có 1 thùng nước nhỏ cùng một ít bánh quy. Tai họa xảy ra quá thình lình, nên chẳng ai kịp trở tay. Ngỡ rằng trên xuồng lớn có nhiều nhu yếu phẩm hơn, bọn tôi cố sức réo gọi người trên ấy. Họ không nghe, và đến sáng hôm sau, khi trời quang mây tạnh, chúng tôi không còn thấy xuồng lớn đâu nữa. Sợ xuồng chòng chành, nên cũng không ai dám đứng lên để nhìn ra xa chung quanh. Trên xuồng với tôi lúc này là 1 hành khách tên Helmar, cùng 1 thủy thủ không rõ tên gì. Anh thủy thủ thân hình tráng kiện, nhưng mắc tật nói cà lăm.
Trong 8 ngày, chiếc xuồng trôi dạt giữa biển khơi. Hết đói rồi tới khát. Sau khi giọt nước cuối cùng đã cạn, mỗi chúng tôi như bị khảo tra bởi cơn khát cháy họng. Sau ngày thứ 2, biển hết động, trở lại phẳng lặng bình yên. Nếu không trải qua thì không sao tưởng tượng được 8 ngày thống khổ đó.
Ngày đầu trôi qua, chúng tôi hầu như chẳng nói gì, ai nấy nằm chỗ mình, yên lặng ngó chân trời. Thế rồi, ngày qua ngày, với những cặp mắt mỗi mỗi càng mở to và hốc hác, chúng tôi nhìn nhau, thấy những đớn đau đang mỗi mỗi xuyên phá thân xác nhau. Vầng dương trên cao gay gắt một cách bạo tàn. Ngày thứ tư thì hết nước, chúng tôi bắt đầu đọc được trong mắt nhau những ý nghĩ man dại. Nhưng phải đến ngày thứ 6, Helmar mới đủ can đảm lên tiếng về những điều cả bọn cùng đang nghĩ. Tôi cật lực phản đối, nói rằng thà đánh chìm xuồng, rồi cùng làm mồi cho cá mập còn hơn. Song khi Helmar bảo nếu chịu theo lời anh ta thì sẽ có cái mà uống, tay thủy thủ theo về phe Helmar.
Tuy rơi vào thiểu số, tôi vẫn cương quyết không chịu bắt thăm.Đêm xuống, tay thủy thủ và Helmar cứ thì thầm mãi với nhau. Tôi ngồi đằng mũi xuồng, tay nắm chặt con dao xếp, dù chẳng biết có đủ sức để đánh ai không. Khi trời sáng, tôi đành đồng ý với Helmar, rồi cả bọn giở thăm ra bắt. Rốt cuộc, thăm rơi đúng vào tay thủy thủ. Khốn nỗi, tay thủy thủ vốn khỏe nhất trong bọn, nên đời nào hắn chịu thiệt. Hắn lao vào, vung tay tấn công Helmar. 2 người quắp lấy nhau, suýt nữa thì đứng cả lên. Tôi bò lại, định tóm tay thủy thủ để giúp Helmar. Đúng lúc ấy, tay này lại sẩy chân, chiếc xuồng nghiêng đi, khiến cả hắn và Helmar đều lăn xuống biển rồi chìm như đá. Còn nhớ lúc ấy tôi bật cười. Chả hiểu làm sao nữa, cứ tự dưng vô thức mà cười thế thôi.
Còn lại một mình, tôi nằm rũ liệt trong chẳng biết bao lâu. Lúc ấy cứ nghĩ: Giá mà còn sức, sẽ bò ra uống nước biển, để phát điên phát rồ mà chết cho nhanh. Rồi tôi thấy từ xa xa phía chân trời, một cánh buồm đang tiến về phía mình. Lạ là tôi lại chẳng thấy mừng, nhìn cánh buồm mà như nhìn 1 bức tranh thường. Người tôi lắc lư theo từng nhịp sóng, khiến chân trời cùng cánh buồm cũng như nhấp nhổm xuống rồi lại lên. Tôi tự nghĩ mình đã chết rồi. Trớ trêu thay! Người ta đến quá trễ, chỉ còn cứu được 1 thây ma!
Tôi nằm đó, đầu trên ván gỗ, mãi nhìn chiếc thuyền buồm nhấp nhô nơi xa. Thời gian như vô tận. Chiếc thuyền nhỏ nhoi đi ngược chiều gió, cứ phải liên tục trở buồm. Tôi ngẩn ngơ, không màng kêu cứu, nhưng thuyền vẫn đến gần. Sau đó, cho đến tận khi mở mắt ra thấy đang nằm trong ca bin, tôi chẳng nhớ gì nhiều. Chỉ có 1 ký ức mơ hồ rằng mình đang được kéo lên. 1 ai đó, tóc đỏ, mặt tròn bự đầy tàn nhang, nhìn chằm chằm vào tôi. Rồi 1 khuôn mặt tối tăm với cặp mắt lạ thường ghé sát vào. Nếu sau này không gặp lại khuôn mặt ấy, tôi vẫn nghĩ đó chỉ là ác mộng. Đoạn, tôi nhớ mang máng có người cạy răng mình, đổ vào miệng một thứ gì đó.
Medusa (Méduse): Khu trục hạm của Pháp, bị đắm năm 1816. Đây là vụ đắm tàu nổi tiếng trong lịch sử.
(Bạn đang đọc truyện tại VipTruyen.Pro chúc các bạn vui vẻ)
Tôi tỉnh giấc trong 1 ca bin nhỏ bé và bề bộn. 1 người trai trẻ tóc hoe, môi trề, ria mép màu rơm tua tủa, đang ngồi đấy, cầm cổ tay tôi bắt mạch. Chúng tôi nhìn nhau 1 lúc, yên lặng không nói gì. Người trẻ có cặp mắt màu xám, ươn ướt và vô cảm. Bỗng dưng, phía trên boong vang lên tiếng động như ai đang dọng vào khung giường sắt, rồi tiếng gì như tiếng dã thú đang giận dữ rống to. Cũng khi ấy, người trẻ lên tiếng. Hắn lặp lại câu hỏi “Anh thấy thế nào rồi?”
Tôi trả lời mình đã khỏe, nhưng không nhớ làm sao lại đến được đây. Giọng tôi yếu quá, không nghe được, nhưng chắc chỉ nhìn nét mặt tôi thôi, hắn cũng hiểu.
“Anh đang trôi dạt trên xuồng, gần chết đói thì được vớt lên. Tên đề trên xuồng là Lady Vain. Ở mạn xuồng có mấy vết máu”.
Tôi nhìn xuống tay mình. Nó gầy đét, trông như 1 cái bao da lổn nhổn những khúc xương lỏng lẻo. Và tôi nhớ lại hết mọi chuyện xảy ra trên xuồng.
“Dùng cái này đi”. Hắn đưa tôi 1 thứ gì đó đo đỏ, ướp lạnh. Ăn vào có vị như máu, nhưng khiến tôi khỏe ra.
“Số anh may lắm” Hắn nói tiếp, giọng hơi ngọng “Được tàu vớt, mà trên tàu lại có người biết thuốc nữa”.
“Tàu này tên là gì đấy?” Tôi chậm rãi nói, giọng khản đặc vì đã im lặng quá lâu.
“À, 1 tàu buôn nhỏ, từ Arica (1) và Callao. Còn nguyên thủy nó khởi hành từ đâu thì tôi cũng không hỏi, chắc từ đất nước của những thằng ngu nào đó. Tôi cũng chỉ là hành khách thôi, mới lên tàu ở Arica. Chủ tàu kiêm thuyền trưởng là 1 thằng ngu lừa tên Davies, hình như nó đánh mất cả bằng lái tàu rồi. Anh cũng biết cái hạng người đấy mà. Nó bảo tàu này tên là Ipecacuanha, cái tên ngu si, quỉ quái ở đâu ấy. Cơ mà khi gặp biển không gió thì tàu chạy cũng được.”
(Trên boong lại ầm ĩ, tiếng thú lẫn tiếng người. Có ai chửi ai đó là “thằng trời đánh”)
“Tý nữa thì anh chết”, người đối thoại cùng tôi lại nói “Tý nữa thôi. Nhưng tôi chữa cho anh rồi. Có thấy tay bị đau không? Tôi tiêm thuốc cho đấy. Anh ngủ ly bì đã gần 30 tiếng.”
(Giờ lại đến tiếng chó sủa ăng ẳng trên đầu). “Tôi đủ sức ăn thức ăn đặc chưa nhỉ?” Tôi hỏi.
“Được, mà toàn nhờ tôi cả”, hắn đáp “Thịt cừu đang chín tới kia kìa”
“Hay quá” Giọng tôi đầy quả quyết “Ăn thịt cừu được đấy”
“Nhưng mà”, hắn lưỡng lự “Tôi đang muốn nghe anh kể, tại làm sao anh lại trôi dạt 1 thân 1 mình trên biển cả. Mẹ bọn chó, cứ sủa mãi!”
1 nét bất an như hiện ra trong mắt hắn. Hắn đột ngột đứng dậy, rời khỏi ca bin. Bỗng vẳng tiếng hắn đang gây lộn cùng một người nào đó. Người này nói năng ngọng líu lưỡi. Nghe như cuộc gây lộn kết thúc bằng 1 vụ choảng nhau, nhưng cũng có thể tôi nghe nhầm. Hắn quát tháo lũ chó 1 hồi, rồi quay lại ca bin.
“Thế nào?” vừa bước vào ngưỡng cửa, hắn đã nói ngay “Kể tôi nghe đi chứ, ông bạn”.
Tôi xưng tên: Edward Prendick, và cho hắn biết mình từng theo học ngành Lịch Sử Tự Nhiên. Ngành này giúp tôi thoát khỏi 1 cuộc sống hằng ngày dư dả nhưng vô vị.
Hắn chừng như thích thú “Tôi cũng nghiên cứu khoa học đấy nhé. Ngày xưa tôi là sinh viên Sinh Học, từng mổ giun với ốc sên để tìm hiểu buồng trứng và lưỡi bào. Ôi! Đủ trò cả! Mà trời ơi! Mới đó đã 10 năm qua rồi. Nhưng thôi, kể tiếp, kể tiếp chuyện đắm tàu đi”.
Tôi thấy mệt và yếu quá chừng, đành phải cố thuật lại câu chuyện sao cho thật gọn. Hắn có vẻ hài lòng. Khi tôi vừa dứt câu, lập tức hắn quay lại đề tài Lịch Sử Tự Nhiên, kể lể chuyện hắn học môn Sinh ngày xưa. Hắn hỏi tôi mãi: Đường Tottenham Court và phố Gower (2) bây giờ ra sao? “Tiệm Caplatzi làm ăn vẫn khá chứ? Cái tiệm ấy tuyệt biết bao nhiêu”. Chắc hắn chỉ là sinh viên hạng xoàng thôi, nói chuyện học chưa được bao lăm đã nhảy sang chuyện ăn chơi, nhạc nhẽo rồi.
“Chẳng còn gì” Hắn than “10 năm rồi. Ngày xưa vui biết chừng nào. Thế mà khi chưa đầy 21 tuổi, tôi đã làm 1 việc xuẩn ngốc, để rồi đánh mất tất cả. Thôi, giờ tôi phải đi thăm thằng đầu bếp ngu lừa, xem nó làm món cừu tới đâu rồi.”
iếng gầm rống trên boong lại bắt đầu, lần này đột ngột và dữ dội đến độ tôi phát hoảng. “Cái gì trên ấy thế?”, tôi hỏi, nhưng hắn đã đi ra. Một lát sau, hắn trở lại với món thịt cừu nóng hổi. Mùi thịt thơm nức mũi, khiến tôi quên ngay những âm thanh khó chịu kia.
Sau 1 ngày chỉ ăn và ngủ, tôi được lại sức phần nào, đủ khỏe để đi vài bước từ giường đến chỗ lỗ thông hơi. Tàu dường như đang đi xuôi gió, nhịp bước cùng biển xanh. Người tóc hoe lại đến, giờ thì tôi đã biết tên hắn là Montgomery. Tôi hỏi xin hắn vài bộ đồ, vì quần áo tôi đã mất cả. Hắn đem cho tôi mượn mấy bộ bằng vải bông dày, mặc vào khí rộng, do hắn to cao hơn tôi, chân tay lại dài. Hắn cho biết thêm: Gã thuyền trưởng hiện đang say quắt cần câu trong ca bin. Diện xong quần áo mới, tôi hỏi hắn có biết tàu này đi đâu không. Hắn trả lời tàu đi Hawaii, nhưng riêng hắn sẽ xuống ở trạm dừng kế.
“Chỗ nào?” tôi hỏi.
“Tôi sống trên một hòn đảo. Hình như chưa ai đặt tên cho đảo ấy”.
Hắn nhìn tôi, môi dưới trề xuống, mặt như giả vờ ngây ngô. Tôi chợt nhận ra hắn muốn lảng tránh câu hỏi. Thế thì thôi, không nên hỏi thêm.

Arica: Hải cảng thuộc Chile.
Những đường phố ở khu trung tâm London, thủ đô Anh Quốc.
http:
V
ừa ra khỏi ca bin, tôi và Montgomery bị 1 người lạ cản lối. Gã đứng trên thang, xoay lưng về phía chúng tôi, đang săm soi nhòm ngó cửa xuống hầm tàu. Tướng gã xấu xí, lùn tịt, to bè, lóng nga lóng ngóng. Lưng gã còng, cổ đầy lông, cái đầu tóc đen thui dày cui thụt vào giữa 2 vai. Gã mặc bộ đồ bằng vải xéc màu xanh đen. Tiếng chó ở đâu gầm gừ giận dữ, rồi gã người lạ quay phắt lại. Tôi bất giác giơ tay ra giữ thế thủ. Thân thủ gã này nhanh lẹ như loài thú vậy.
Gương mặt đen dị dạng của gã làm tôi kinh hoàng: Khuôn miệng nhô ra, trông như mõm chó, cái mồm khép hờ to tướng, để lộ hàm răng trắng nhởn trông như chẳng phải răng người. Khóe mắt gã đỏ ngầu, đồng tử màu nâu đỏ có vành trắng bao quanh. Trông mặt gã dường như đang kích động.
“Thằng chết giẫm” Montgomery quát “Cút con mẹ mày đi”.
Gã mặt đen lặng lẽ tránh sang bên. Tôi bước đi mà không khỏi cứ ngó gã chằm chằm. Montgomery chợt dừng lại. “Mày chẳng có việc gì ở đây sất”. Hắn nói, giọng đã thong thả hơn “Chỗ của mày ở đằng trước kia mà”.

Trang: [1]2311 Tiếp

Đến Trang
Trang Chủ Đọc Truyện Truyện Khoa Học Viễn Tưởng Đảo Bác Sỹ Moreau
Lên Đầu Trang

Truyện Teen Hay Khác

Anh xin lỗi, mình yêu nhau nhé
Truyện Teen, Chồng hờ ơi! Vợ yêu chồng mất rồi!
Truyện Teen, Yêu lại từ đầu, em nhé! full
Truyện Teen - Anh Đã Tan Rồi
Truyện Teen Người Hùng Của Em
Truyện Teen Đừng Hôn Em
Truyện Teen Ký Ức Đẹp
Truyện Teen Biệt Thự Đen
Truyện Cực Hay Tưởng Nhầm Gái Hư Được Nhầm Gái Ngoan
Truyện Teen Hãy Cười Lên Anh Nhé... Để Kẻ Đến Sau Là Em Còn Cảm Thấy Hạnh Phúc
1234...101112»
Trang chủ
U-ON - 9