watch sexy videos at nza-vids!
truyen teen hay
DoTa Truyền Kỳ
Dota Truyền Kỳ - Game mobile nhập vai chiến thuật số 1 châu Á cực kỳ hấp dẫn
Tải miễn phí
>
Tiểu thuyết CUỘC CHIẾN GIỮA NHÍP VÀ QUẦN ĐÙI HOA
» Thể loại: Tiểu Thuyết
» Đăng lúc: 27/02/14 17:48:19
» Post by: Trần Luân
» Lượt xem: 1435 Views

ra!
- Anh không biết, lúc nãy em dám nhìn cái tế nhị của anh, phải đền bù gì đi chứ
- Tôi không thèm nhìn cái của đen sì đó
- Không thèm sao biết nó đen?
Tiên sư, đời lắm thằng bệnh hoạn. Vừa tức thằng đái bậy vừa căm thằng hàng xóm. Tôi đạp xe phóng nhanh, miệng gọi to: “Bà Tám ơi con về rồi nè” để hai thằng kia nó bỏ đi. Thằng tóc vàng tự nhiên vọt lên, quay sang tôi gắt:
- Dm kiêu vãi cức thế này mày làm quen làm đéo gì?
Nói xong nó đạp cho tôi một cái bắn cả người lẫn xe vào góc vỉa hè, tay đập xuống đất sượt một đoạn ngắn, xước đau tê tái. Tiên sư thằng tóc màu cứt. Tao làm gì mày mà mày đạp tao? Tôi đứng dậy gọi bà Tám to hơn, ầm ỹ cả ngõ nhỏ, có mấy chú gần đó ngó ra xem. Hai thằng du côn thấy thế ngoành đầu xe lại phóng đi, để lại một mình tôi đứng cạnh cái xe đạp đổ nghiêng ngả ở góc đường. Tự nhiên nước mắt nước mũi giàn dụa. Chẳng vì gì đâu, bị bắt nạt riết quen rồi, nhưng thèm được che chở bảo vệ chứ không phải gồng mình gánh chịu một mình thế này. Tôi ngồi xổm xuống, di di mắt vào đùi để lau nước mắt, nhặt sách, vở, bút, thước kẻ bị văng vương vãi trên mặt đường vào cặp rồi dựng xe dậy dắt về nhà.
Từ giây phút ấy, tôi tự nhủ sẽ không cần ai cả. Không bao giờ thèm nhận một chút quan tâm hay xót thương từ ai hết. Nước mắt mặn đắng của bao ngày vừa qua, một mình tôi nếm, khóc thì tôi tự lau đi, ngã thì tự đứng dậy. Lếch thếch về nhà. Tôi đếm từng bước một, chậm chạp. Tôi sẽ gục vào Ki cho quên hết mọi thứ rắc rối vừa xảy ra. Mở được chốt cổng, nước mắt tôi lại rơi vô thức, không thể nín được. Bất giác nhìn sang sân nhà bên, thấy Hoàng đứng đó, mặt thất thần nhìn tôi. Cũng biết lo lắng khi nhìn con gái khóc ư? Tôi không cần thương hại đâu, hàng xóm ạ. Tôi sẽ không bao giờ quên được mối thù ngày hôm nay đâu, tôi sẽ luôn ghi nhớ, không bao giờ quên.
Quẳng lại cho Hoàng một ánh nhìn khinh bỉ rồi dắt xe vào nhà. Vẫn một mình. Cửa chính mở ra, tôi òa vào lòng Ki và khóc tiếp, trôi đi những tủi hận trong lòng. Con gái sẽ ổn hơn sau khi khóc. Chắc chắn thế!

Tôi vẫn thường tặng cho mình những giấc mơ thật đẹp mỗi khi ngủ, có có tôi và Ki thôi, chạy nhảy trên một đồng cỏ xanh đầy gió, không hề có ánh mặt trời vì mây đã che cho tôi được râm mát. Ở nơi bình yên ấy, tôi hát những bài ca của mình, chạy nhảy chán thì nằm lăn xuống bỏ, bứt bứt vài nhánh hoa đồng nội lên tận hưởng vị thơm. Mọi thứ thật tuyệt vời. Tôi không thích thành phố, không thích hình thù những ngôi nhà cao chọc trời. Tôi có cảm giác nó như những nhà tù, nhốt tâm hồn và trái tim những đứa trẻ như tôi, ngày này qua ngày khác. Tôi chỉ muốn được tháo giày ra và chạy, cho đôi chân trần lướt trên nền sương mát ngọt, cho nụ cười hòa với gió.
Sau một đêm nước mắt vẫn còn chảy trong giấc mơ, tôi thức dậy với cái mặt sưng húp. Lảo đảo lên tầng thượng rút quần áo thì hoảng hồn khi thấy hai cái áo trắng của mình bay đâu mất trong khi móc phơi vẫn còn trên dây, chạy loanh quanh khắp sân thượng, thò đầu ngó sang sân vườn nhà xung quanh xem có bị bay xuống nhà họ không, vẫn chẳng thấy đâu. Muộn học mất, sao nhiều chuyện đổ lê đầu cùng một lúc thế này. Vội chạy xuống tủ, lục tung đống đồ để tìm một cái áo đồng phục cũ, chẳng kịp là lại cho phẳng phiu, tôi mặc vội, sắp xếp quần áo, xuống bếp nấu bữa sáng cho Ki măm, cuống cuồng khóa xửa lấy xe phi đi. Thực sự là một ngày tồi tệ. Chỉ đạp được đúng một đoạn là xe tôi dở chứng, chắc chắc là do hai thằng đầu bò hôm qua. Tấp vào lề đường, dựng xe cúi xuống xem. Mùi băng phiến chống gián từ chiếc áo cũ sộc lên mũi. Tôi nhăn mặt lại. Loay hoay tìm cách tháo hộp xích ra mãi không được. Đồng hồ đã hơn 7h. Nếu tiết đầu sáng nay kiểm tra 15′ thì coi như tôi bị điểm 0. Quái quỷ. Tại sao chiếc xe lại dở chứng vào lúc này? Tại sao?
Tôi bắt đầu ngồi bệt xuống lề đường và khóc. Tôi vẫn nghĩ tôi là một khúc gỗ, không bao giờ có điều gì khiến tôi có thể sợ hãi. Nhưng giây phút này tôi mới nhận ra, dù cố gắng nghĩ mình mạnh mẽ và giỏi giang, mình có thể xoay sở mọi thứ, thì sự thật tôi chỉ là một đứa con gái bé nhỏ, đang rơi xuống một cái hố sâu mà không có thang trèo lên. Tôi hoảng hốt và bất lực, trong thế giới đầy ắp người, tràn ngập những âm thanh lạnh lẽo. Từng chiếc lá của cuối thu rơi xung quanh tôi. Tôi nghĩ rằng mình sắp nức nở lên rồi.
Hoàng xuất hiện! Tâm trạng tồi tệ của tôi từ ngày hôm qua khiến tôi không làm chủ được cảm xúc. Nhìn thấy hắn ta, tôi đứng phắt dậy, chuẩn bị tâm lý chống đỡ. Hoàng chẳng nói gì, tiến đến chỗ tôi, ngó cái xe rồi hỏi:
- Hỏng xe?
- Không liên quan!
Đã nói là không liên quan, nhưng Hoàng mặc kệ tôi đứng đó, cúi xuống xem hộp xích, quay ra xe lấy đồ vào, ngồi xuống lụi hùi sửa. Tôi lấy vạt áo lau nước mắt. Đứng xê dịch một chút sang bên rồi im lặng ngồi xuống nhìn Hoàng lắp xích. Xung quanh chúng tôi, người vẫn cứ đi, và lá vẫn cứ rụng.
Tôi đã đi qua những ngày không cảm xúc, bước chân nào cũng chậm chậm như nhau. Chưa bao giờ như lúc này, tôi ước thời gian ngừng hẳn lại, để giữa mùa lá rụng, tôi được thảnh thơi ngồi đây, bên lề đường, lặng lẽ ngắm một cảnh tượng bình yên trước mắt. Hoàng có lẽ cũng chưa sửa xe bao giờ, tôi thấy cậu ấy cứ loay hoay xoay sở cậy cậy đẩy đẩy hộp xích. Thi thoảng Hoàng càu nhàu mấy câu nho nhỏ: “Chắc tỉ năm không tra dầu quá”, “Đạp xe kiểu gì méo mẹ hộp xích”, “Xe đạp mua từ thời đồ đá à’’ … Rõ ràng là mấy câu nói đó dành cho tôi. Tôi thì chẳng hiểu gì về xe cộ cả nên cũng im, có muốn cãi gì thì đợi hắn sửa xe xong đã.

Hoàng sửa xe mất đúng nửa tiếng. Cái loại… Đã không biết sửa lại còn giở máu anh hùng. Biết thế này bà mày tự cậy tự lắp còn hơn. Gió mùa hôm nay bắt đầu tràn về, tôi rét run, co ro trong cái áo đồng phục mùa hè. Lúc sửa xe xong, Hoàng đưa tay lau mồ hôi trên mặt, tạo thành một vệt đen sì kéo dài từ giữa mũi đến gần tai bên phải. Tôi suýt nữa thì cười ầm lên. Trông cậu ấy như một con mèo mới lao đầu vào đít chảo. Hoàng liếc nhìn tôi, mặt ngơ ra, rồi cậu ấy chạy ra xe, mở cốp, lôi ra trong đó một chiếc áo đồng phục mùa đông rộng thùng thình, chìa ra trước mặt tôi:

- Mặc đi! Qua không xem dự báo thời tiết à?

- Không!

- Con gái con đứa…

- Cái gì?

- Mặc đi. Nói nhiều!

Sao hắn có cái kiểu nói năng cộc lốc thế nhỉ? Lạnh quá! Tôi cầm áo mặc luôn. Bơi bơi trong cái áo đồng phục nam. Ấm!

- Tôi đi học đây. Vì đằng ấy tôi muộn học rồi. – Hoàng nhăn trán nhìn rất thái độ

- Tôi thì sớm? – Tôi nói với giọng hơi dỗi

- Thế vì ai?

- Nếu hôm qua ở lại giúp tôi, tôi đã không bị đánh hỏng cả xe.

- Cái… cái gì… gì cơ? Bị đánh hỏng cả xe. Thế người có sao không?

- Có chỗ cũng méo như cái hộp xích luôn.

- Chỗ nào? Đưa xem.

- Đồ điên. Đi học đây.

Tôi đạp chân chống xe rồi phóng đi. Dù sao cũng đã muộn học rồi. Đến gần trường tôi nhắn tin cho Linh, đứng đợi Linh trốn học ra. Một mình tôi đứng trên vỉa hè, những mảnh suy nghĩ linh tinh lại xuất hiện tràn ngập. Tôi không hiểu sao, trong lòng tôi luôn có những khoảng trống kỳ lạ. Nó hành hạ tôi bất cứ lúc nào thảnh thơi, khi đi đường, khi lặng lẽ một mình, khi cô đơn ngồi một góc, và ngay cả lúc này – khi chẳng làm gì cả. Chân tôi cứ đạp vòng vòng, rồi mỉm cười vu vơ. Sáng nay, tên kẻ thù không đội trời chung của tôi đã sửa xe cho tôi đấy. Tôi đã có thể rút vài mảnh khăn giấy ướt trong cặp sách ra lau mặt cho hắn, nhưng sự ngại ngùng ngăn tôi lại, một chút hiếu thắng cũng khiến tôi không thể làm việc đó. Hắn sẽ đến lớp với cái mặt mèo lem nhem.

- Dạo này mày trốn học hơi nhiều đấy? – Linh đập vào vai tôi

- Đi đập gián đi!

- Ừ hay đấy! Chiến luôn!

Linh luôn là vậy. Tính tình nghiêm túc hướng thiện nhưng quá ham vui. Câu trước vênh mặt giảng dạy giáo dục công dân, câu sau gật gật gù gù coi những bài học mình vừa phát ngôn ra chỉ nhẹ bằng mấy cái lông chân.

Chúng tôi dắt nhau ra bigC, chạy theo nhau lên khu vui chơi, cùng nhau chơi đủ trò. Thi thoảng Linh lại có những câu nói khiến tôi suy nghĩ: “Tao thấy cái lão Hoàng chiếm quá nhiều suy nghĩ của mày rồi đấy. Mày phải tỉnh táo nhận biết xem nguyên do chỉ vì xích mích cá nhân hay còn vì điều gì khác nữa?”

Vì điều gì cơ? Chẳng phải bắt nguồn từ tấm ảnh nhổ lông nách sao?

“Chả làm gì có chuyện vì mấy cái lông nách mà có đứa suốt ngày vẩn vơ thẩn thơ” – Linh vừa cầm búa đập bồm bộp vừa lải nhải với tôi.

“Con điên! Mày muốn nói gì nói nhanh mẹ lên”

” Thì ý tao là…”

” A! Cô bé!”

Tôi giật nảy mình khi có người tự nhiên vòng tay khoác vai tôi.

” Đồ thần kinh! Bỏ ra!”

Hắn! Là hắn đấy! Cái thằng đái bậy! Sao Hà Nội nhỏ đến thế >_<

” Anh theo dõi tôi đấy à? ”

” Ôi anh có rảnh đâu! Anh đưa con đi chơi thì thấy em thôi!” – Hắn chỉ chỉ ra thằng bé đang chơi bắn súng gần đó

” Anh làm bố rồi á? ” – Cả tôi và Linh đều trố mắt một cách vô duyên

” Cứ có con là phải làm bố à? Triết lý hay thế em? Người rụng răng thì không ăn xương, nhưng mà người không ăn xương thì không hẳn là người rụng răng”

” =)) Anh đúng là thần kinh thật rồi! Chó hay gặm xương, nhưng không phải cứ gặm xương thì là chó ”

” Ha ha, triết lý gặm xương. À mà… Trả em này! ”

Thằng khùng đưa cho tôi tờ tiền năm nghìn đã được gập hình hai trái tim đôi.

” Cái gì đây? ”

” Tiền của em! Trả đấy! Anh không thích nhà vệ sinh công cộng, anh thích đái ngoài đường hơn ”

Trời đất, không hiểu thứ gì có thể đo độ dày của cái mặt hắn nữa. Chưa kịp làm gì, hắn giật mạnh túi sách của tôi, thò tay vào lấy điện thoại, bấm bấm số một cách nhanh gọn như dân trộm cắp.

” Tôi không cho số điện thoại, anh làm gì thế? ”

” Anh lấy số điện thoại, không cho là việc của em ”

” :-| Anh làm nghề móc túi ở bến xe à? >_< ”

” Em nói bé thôi, người ta nghe thấy hết bây giờ! ”

” Thế anh làm nghề móc túi thật à? ” – Linh thỏ thẻ, giọng bé đi hẳn. Tôi cười rũ ra khi nhìn thấy cái mặt nghệt của nó.

” Ờ, ngoài ra anh còn đi tưới cây thuê! Hi hi ”

Hắn nháy mắt tôi. Thằng dở người, tôi giật lại điện thoại, túi sách.

” Tôi sẽ thay số điện thoại! ”

” Nếu em thay số và nhất quyết không chịu giữ liên lạc với tôi, tôi sẽ đến thẳng nhà em, đón em đi học ngày ngày tháng tháng”

” Anh còn hăm dọa tôi, tôi sẽ… sẽ bóp chết con anh! ”

Nói xong tôi nhảy ra chỗ thằng bé đang chơi súng con anh ta, dùng hết sức bế nó lên, một tay đỡ, một tay ấn lên cổ bé giả vờ bóp bóp.

” Anh có tin không? ”

Hắn cười bò ra bàn đập gián, còn tôi với Linh thì chẳng hiểu gì. Thằng bé trên tay tôi bắt đầu khóc gọi bố. Một người đàn ông cao lớn cất giọng ồm ồm sau lưng tôi:

“Làm cái gì thế? Sao lại dọa trẻ con như thế?”

Tôi và Linh cùng quay sang, sợ đến mức chân run lẩy bẩy. Vội đặt thằng bé xuống. Trông người đàn ông xăm hình vằn vè ở bắp tay đã thấy kinh rồi, nghe giọng của ông ta còn kinh hơn. Trong lúc tôi đang ú ớ, tên đái bậy thì vẫn cười đằng sau, Linh đã vội đẩy ngược tình thế:

” Tại chúng cháu thấy con chú bị thằng này nó bắt nạt nên chúng cháu cứu ạ! ” – Linh chỉ chỉ ra phía sau. Tôi thấy thế cũng hùa theo: ” Đấy, thằng này này chú, nó giật súng của em bé…”

Tên đái bậy nó còn cười to hơn. Quê quá! Chả hiểu chuyện gì. Mãi đến lúc người đàn ông xăm trổ ôm thằng bé đi rồi quát: “Thằng kia mày trông cháu cho cẩn thận không thì khác được”, thì tôi và Linh mới hiểu ra. Nhảm nhí! Đi chơi xả stress cũng không xong. Sao trên đời lắm loại đàn ông khiến đàn bà phát điên thế. Tôi cầm tay Linh lôi đi, chỉ mong nhanh chóng thoát khỏi cái khu vui chơi quỷ ám này. Đi được một đoạn thì bị tên khùng kia đuổi theo kéo lại:

“Em tên gì để anh lưu số?”

“VI” – Tôi gào vào mặt hắn. Được rồi, muốn tôi bước vào cuộc đời anh thì tôi sẽ để cho anh toại nguyện, rồi anh sẽ phải hối hận. Tôi thề đấy!

“Cái gì? ‘ĐIÊN’ á? Em tên ĐIÊN á? Sao tên hợp người quá thế!”

Trời ơi, ma theo quỷ ám à? Con Linh ôm bụng dựa vào tường cười ngặt nghẽo, còn tôi đứng đó, tức sì khói. Lúc này có ai đem trứng đập lên đầu tôi có lẽ ốp lếp được đấy.

“Cuối cùng là anh muốn gì? Muốn gì?” – Tôi gào to, bao nhiêu người trong khu vui chơi nhìn ra tò mò.

“Muốn yêu em!”

“Hả?”

“Hả?”

“Cái gì? Tôi nghe không có được rõ. Nhắc lại cái coi!”

“Muốn ĂN KEM! Nghe rõ chửa?” – Hắn gào to hơn cả tôi.

“Não Nhật Bản à? Biến!”

Tôi giật tay Linh đi thẳng. Yêu kem con khỉ. Đột nhiên tôi ước, đàn ông trên thế giới này bị chuyển lên Sao Hỏa sống hết. Như thế thì hay biết mấy!
>
Tôi và Linh đạp xe về nhà được nửa đường thì trời mưa như trút. Mưa thành phố toàn bụi bặm khí thải, đắng nghét. Linh ngồi sau tôi hét như con rồ. Nó luôn hoang dại như thế, mỗi khi gió to là đứng trên tầng cao nhất của trường đập ngực hú như Khỉ đột, đêm nào trăng sáng thì đứng tru như Chó sói lên cơn. Phát sợ. Xung quanh tôi toàn những người không được bình thường. Ngay cả tôi cũng thế.



Đã mấy ngày bố mẹ đều không về, tiền cũng không để lại. Thức ăn trong tủ lạnh hết dần, mì tôm Hảo Hảo cũng chẳng còn một gói, tôi và Ki ôm nhau đi lục đồ ăn khắp các ngóc ngách trong nhà. Đến khi chẳng còn gì ăn được nữa, đến miếng bánh quy ăn dở vứt ở ngăn bàn, ỉu mềm oặt ra rồi mà đói nên vẫn ăn ngon lành. Tôi mở cửa phòng ngủ của bố mẹ. Nó không khóa. Căn phòng với bốn bức tường trống không. Đã có điều gì khác lạ. Cúi xuống gầm giường, tôi lôi ra được một thùng bìa lớn, trong đó là những mảnh vỡ của khung ảnh cưới, những bức ảnh gia đình cùng chụp khi tôi còn bé. Trong đó có lẫn rất nhiều bức ảnh tôi chụp cùng bố Tùng đã bị vò nát. Bố bế tôi khi tôi mới sinh, ôm tôi khi tôi nhú lên những chiếc răng đầu tiên, đón tôi trên những con đường tôi chập chững tập đi, bế tôi mỗi khi đưa tôi tới lớp…. Bức ảnh nào cũng đều có hai nụ cười hạnh phúc ấm êm.

- Bố à… Nếu có một điều ước, Vi sẽ ước Vi không bao giờ lớn.

Nước mắt lại bắt đầu không nghe lời, tràn ra khắp khuôn mặt méo mó của tôi. Mệt, lạnh, đau, và đói nữa. Bố mẹ ơi…



1300186839-tam1



Tôi không biết đã thiếp đi bao lâu, chỉ đến lúc nghe thấy tiếng chuông ầm ỹ dưới nhà mới lơ mơ chịu tỉnh giấc. Ngồi dậy không thấy Ki đâu, tôi lết xuống nhà mở cửa. Chẳng ai khác, Hoàng đang đứng dưới đấy. Có chuyện gì không biết? Đòi tiền công sáng nay sửa xe à? Tôi mở cửa, ngắn gọn:

- Nói đi!

- Ơ, nói gì?

- Thế sang đây làm gì?

- Thì thấy con chó nhà nhỏ sủa ác quá nên sang hỏi có chuyện gì?

- Nó đói thì sủa.

- Cho nó ăn đi, điếc tai!

- Tôi… đói!

Không biết cái gì đang xảy ra nữa. Lúc này tôi thực sự rất mệt. Tay run lên và chân không đứng vững nữa rồi. Hoàng nhìn tôi ngỡ ngàng rồi đi về thẳng. Tôi đứng tựa mặt vào cánh cổng. Ôi chẳng còn sức mà đi vào nhà nữa. Giờ mà bảo tôi ngồi ngoài đường ăn xin chắc tôi cũng làm mất.

Đến trang:

;

Tiểu Thuyết

Tiểu thuyết CUỘC CHIẾN GIỮA NHÍP VÀ QUẦN ĐÙI HOA

Trang chủ
U-ON - 2