Truyen tieu thuyet full | Hoa Giấy
Mr.Luân™ [Admin] [On] 28/11/24 - 04:46 |
i cái bóng ấy nhảy nhót trên vách phên của tầng bên dười, người ta sẽ có cảm giác như là họ đang cầm tay nhau máu. Người đàn ông ban chiều đã nói tên của mình cho thằng Ốc nghe. Ông ta giới thiệu mình tên Hiền. [br">Phía bên góc trong của sàn lều, ở tầng trên, hai người con gái đang ôm nhau, truyền hơi ấm. Một người thì mê sảng, ú ớ gọi hoài một cái tên. Một người thì tỉnh thức, trong lòng xốn xang những nỗi niềm bấn loạn. Nước mắt của người nằm mê và người còn đang thức cùng rớt xuống trên cùng một mặt gối. [br">- Chú Hiền không có ai là người thân ở ngoài kia, à? [br">- Có. Mà cũng như không có. [br">- Thế chú có vợ con gì, không? [br">- Không... Mà gọi là có cũng được. [br">- Cháu không hiểu? [br">- Ở đời có ngàn điều không thể hiểu hết được. [br">- Chú sông luôn ở trong rừng à? [br">- Ừ. Những nơi nguy hiểm nhất. Với tao, lại là nơi an toàn nhất. [br">- Cháu thấy trong rừng ghê lắm. Toán thú dữ. [br">- Thú vật tuy có dữ thật đất, nhưng chúng không dữ bằng con người. [br">Thế tại sao trong rừng sâu lại an toàn hơn ở bên ngoài? [br">- Vì rừng sẽ che chở cho tao và cho một người khác nữa... rừng sẽ tốt bụng để bảo vệ một mối tình... [br">- Cháu vẫn chưa hiểu... [br">- Mày không cần hiểu đâu. Chuyện của tao rất dài. [br">- Chú phạm tội rồi trốn vào đây, à? [br">- Không phạm tội... Mà cũng bị coi như là có tội! [br">- Thế chú bị người ta đổ oan cho chú. [br">- Không bị oan... Nhưng lại bị đối xử rất oan. [br">- Tại sao lại như thế. Không bị oan mà bị xử oan. Chú kể cho cháu nghe đi. [br">- Vì tao tự nguyện sống như thế. Sống khác với mọi người. Sống với bản năng tình cảm của chính mình. [br">- Sống trong rừng ấy à? [br">- Không. Tao muốn sống với tình yêu của tao. [br">- Thế chú chỉ yêu được trong rừng thôi hay sao? Nguy hiểm lắm. [br">- Nơi tưởng là nguy hiểm nhất, lại là nơi an toàn nhất! [br">- Thế chú có bị điên hay không? [br">- Mày gan thật đấy. Dám hỏi tao một câu như vậy. [br">- Cháu muốn nghe về cuộc đời của chú. [br">- “Ừ thì tao sẽ kể. Tao độ là mày cũng muốn biết. Giữa khu rừng thế này mà tao vào đây sống một mình. Thật khó hiểu đấy. Nhưng ở đời còn có nhiều cái khó hiểu hơn như thế cả ngàn lần. [br">Mà chính tao cũng không hiểu nhiều lắm về cuộc đời của tao nữa. Mày biết đấy, là con người, ai cũng cần yêu thương một người nào đó. [br">Mà mày có biết không? Tao không thể yêu những người đàn bà con gái được. Tao muốn lấy vợ và có con lắm. Nhưng tao không thể. Tao đã cố gắng. Nhưng tao không làm được. [br">Tao từng có một đám cưới hẳn hoi đấy. Nhưng đêm tân hôn không diễn ra được trọn vẹn bình thường. Mặc dù tao đã cố gắng tận sức. Mày sẽ hỏi tại sao ư? Vì tao đã yêu thằng em họ của vợ tao. [br">Mẹ tao và mẹ người ấy đều biết chuyện của hai đứa, vì mẹ tao đã chứng kiến cảnh hai đứa tao yêu nhau... nhưng họ quyết định phải giấu nhẹm chuyện ấy và bắt tao phải lấy vợ. Họ hăm dọa nếu tao từ chối thì cả nhà của người tao yêu sẽ mất sạch tất cả, từ tiếng tăm đến danh dự. [br">Tao không hề yêu chị họ của người mình thương mà vẫn phải làm đám cưới. Chỉ vì cứu vãn cho tình thế của người tao yêu thương. Rồi thì tao cũng chẳng nói dối ai mãi được. Chẳng ai có thể giấu mãi một sự thật. [br">Ngay đêm trước ngày cưới, bà mẹ vợ của tao đã chứng kiến cảnh đứa cháu gọi bà ấy là cô ruột lại đang ân ái với thằng con rể. Cuối cùng thì... Đám cưới vẫn diễn ra. Nhưng tao phải chết. Vì để cứu cho danh dự của nhà người đàn bà. Họ bắt tao phải chết. Để sau ba năm, cô ấy có thể tái giá, lấy chồng. Như thế sẽ vẹn cả đôi đàng.” [br">- Và tại sao chú không chết! [br">- Người ta chỉ muốn tao đừng bao giờ về làng nữa. Một cái chết chỉ để che mắt người đời. [br">- Và chú đã chọn rừng. [br">- Thú vật không hung dữ như con người. [br">- Và nơi nguy hiểm nhất lại là nơi an toàn nhất? [br">- Mày đã lĩnh ngộ được nhiều lắm. [br">- Cháu có đi học mà, cháu còn biết chữ nữa. - Ốc đang định nói như thế nhưng cu cậu chỉ im lặng. [br">- Để tao kể cho mày nghe một chuyện này nữa. Tao rất thích trồng mướp, vì loài cây này là hiện thân mối tình của tao. Tao có trồng một giàn mướp. Mày cũng biết đấy, cái giống mướp nó hay lắm. Có cả hoa đực mà cả hoa cái nữa. Người ta chỉ quý hoa cái thôi vì nó có quả. Còn hoa đực thì dù có cố gắng nở thành chùm mà người ta vẫn không thích nó. [br">- Làm sao mà thích được. Nó đâu bao giờ đậu quả. [br">- Nhưng mày có biết là hoa mướp đực nó cũng là hoa mướp. Nó cũng lớn lên từ một gốc mướp. Nó có đáng bị khinh rẻ như thế hay không? Mà nào nó có muốn nó là hoa đực. Trời đã sinh ra nó là như vậy. [br">- Nhưng nó chẳng có ích gì cho việc ra quả. [br">- Mày cũng kết tội oan cho nó rồi. Thực ra hoa mướp đực cũng có những đóng góp. Mà là đóng góp nhiều lắm là đằng khác. Mày biết không, hoa mướp đực nở có màu vàng nhiều hơn, cánh hoa cũng tươi hơn. Nó cố gắng thu hút đám ong đến lấy phấn. Rồi những con ong này bay sang mấy cái hoa mướp cái để thụ phấn. Nếu không, hoa mướp đự đã không phải hy sinh nhiều như vậy. An bài của tạo hóa sinh ra hoa mướp đực để làm công việc đó trong hy sinh thầm lặng. [br">- Nhưng giữa hoa mướp đực và câu chuyện tình của chú thì có dính dáng gì đâu? [br">- Có đấy. Tao đã chưa kể cho mày nghe. Người yêu của tao sau này lấy vợ. Tao rất đau khổ. Nhưng tao có thể làm gì hơn được. Người con trai ấy là con trai một. Cậu ta phải lấy vợ. Nhưng cậu ta không thể quên tao được. Vì thế tao chọn cánh rừng này. Để lâu lâu chúng tao vẫn còn tìm được với nhau. Tao chấp nhận hy sinh sống bên ngoài lề hạnh phúc của người bạn tình. Tao muốn được làm một chùm hoa mướp đực để người bạn tình của tao có thể trở thành một hoa mướp cái. [br">Hóa ra thằng Ốc với con Hợi vào rừng tìm con Nghêu mà nó lại được biết về một người đàn ông đồng tính và câu chuyện về một giàn mướp. Ở đời, chuyện nhân duyên đôi khi không phải cứ bảo mình nghĩ nó ra làm sao thì nó sẽ ra như thế. [br">Và câu chuyện về người đàn ông và giàn hoa mướp được thằng Ốc ôm mãi trong lòng nó. Dù sao thì đấy cũng là một câu chuyện tình đẹp. Nhưng rất buồn.
[br">[br">Hai bàn tay em mười ngón dài tục lụy, [br">Kiếp luân hồi còn cay đắng tang thương. [br">Chữ trinh rách toạc một đường. [br">Khăn tang xin được thắp hương tiễn người.[br">[br">[br">Nghêu mấy hôm sau đã tỉnh nên được cõng về. [br">Mớ gỗ vàng tâm Nghêu đẵn được vì mải cứu người không thể đem về ngay được, phải gởi lại chỗ nhà của người đàn ông tên Hiền. [br">Về nhà, vì người còn yếu nên mẹ không cho Nghêu đi ra ngoài. Thành ra cô gái cứ phải ngồi bó gối trong nhà, rất buồn chân. Còn thằng Ốc thì kể từ cái hôm đi tìm chị gái trong rừng về, trông vẻ mặt của nó rất khác. Hình như bao giờ nó cũng hay nhìn lén cái Hợi. Một cái nhìn rất da diết, bâng khuâng. Có lẽ cảnh hoạn nạn trong rừng đã đem hai đứa nó xích lại gần nhau hơn. [br">Riêng con Hợi rất cảm động về tình cảm mà Nghêu đã dành cho nó. Hơn nữa, sau hai đêm ngủ với Nghêu trong rừng, hơi ấm đã truyền cho nhau, thành ra con người đâu phải là gỗ đá mà bảo là không sinh tình, không thương không nhớ. [br">Có lúc con Hợi đã cố gắng xua đi cảm giác nó thích người con gái cạnh nhà, như thể nó đang thích một thằng con trai. Rồi sao mà chuyện ấy khó khăn với nó quá. Nó cảm nhận được rất rõ hơi ấm của người con gái. Nó nhìn thấy quả tim của người con gái ấy là vì nó. Nhất là những tiếng kêu trong mơ Nghêu đã gọi tên nó. Điều này đã khiến cho con Hợi cảm thấy giữa hai đứa không phải là một mối tình thân quen chòm xóm. Hình như đó là một mối thâm tình có nhiều cảm xúc bâng khuâng rạo rực. [br">Thế là thỉnh thoảng con Hợi lại đem mấy thứ hoa quả mà nó tìm được trong vườn sang cho Nghêu. Một hôm nhìn thấy mặt Hợi bị thâm tím, Nghêu hỏi, Hợi thật thà trả lời: [br">- Cái hôm em vào rừng tìm chị, vắng nhà ban đêm có hai buổi. Thầy em suốt ngày chửi rủa đay nghiếm mẹ em. Bực quá em cãi lại. Thế là ông ấy ném cái điếu cày vào mặt em. [br">Nghêu nghe xong tự nhiên gồng bàn tay lại thành một nắm đấm. [br">[br">[br">Rồi những câu chuyện của hai người họ chỉ chuyển tải một cách vu vơ, xa xôi. Nhưng những câu đối thoại ấy luôn có một sự liên hệ ẩn ý rất rõ rệt. Không chỉ có Nghêu là nhớ nhung khi không thấy Hợi chạy sang nhà chơi. Mà Hợi thì vui lộ ra mặt mỗi khi nhìn thấy Nghêu cười. Thím Biện nhìn thấy cảnh ấy trong lòng cũng không khỏi cảm động: Sao mà hai đứa con gái này chúng nó thân nhau còn hơn cả chị em ruột như thế. [br">[br">[br">Bỗng nhiên bẵng đi hai ngày liền Hợi không sang. Hai ngày ấy đối với Nghêu sao mà nó dài dằng dặc. Dài như thế đấy là một nỗi nhớ mênh mông. Dài như thể hai tuần vậy. [br">[br">[br">Chiều hôm ấy Nghêu vô tình nghe được câu chuyện của mẹ với thím Thoan. Tuy chỉ nghe câu được câu mất, nhưng Nghêu hiểu được đấy là một câu chuyện hết sức bàng hoàng. [br">- Em đau khổ quá bác ạ. Bây giờ con Hợi cứ nằm riết trong nhà mà khóc. Mà nếu em có gả nó đi , người ta thế nào mà chả lót vải trắng xem nó có còn trinh hay không? Cái số mẹ con em nó khổ. Em thì bị hãm. Nó thì bị hiếp. Sao mà cái oan nghiệt nó hành hạ hai mẹ con em nhiều đến như thế. [br">[br">[br">Nghêu chết lặng người. Làm sao mà câu chuyện có thể diễn ra như thế được nhỉ. Tại sao chỉ cách đây có hai hôm Hợi vẫn bình thường, thế mà câu chuyện cuộc đời đã chuyển qua một khúc quanh định mệnh, tàn khốc và nghiệt ngã. Nghêu cảm thấy mình phải ở bên cạnh Hợi ngay trong lúc này. [br">[br">[br">Cô gái vội đi ngay qua bên nhà của Hợi. Sang đến nơi, Nghêu nhìn thấy Hợi đang ngồi trên cái chạc gỗ, kê ngay dưới gốc lựu. Khuôn mặt cô gái sưng tấy vì khóc quá nhiều. Toàn thân cô gái ngồi bất động như đã chết. [br">[br">[br">Nghêu tiến lại gần Hợi. Khi nhìn thấy người con gái đã dám vào rừng đốn gỗ vàng tâm cho mình, Hợi bỗng òa lên khóc. Khóc tức tưởi như thế cô gái chưa bao giờ khóc nhiều, khóc tả tơi như thế. [br">[br">[br">Nghêu ngồi xuống rồi nắm nhẹ lên vai Hợi: Có Nghêu ở đây, không ai sẽ ăn hiếp được em nữa đâu. Đừng khóc nữa, em nhé.
Dâu xanh lá mướp cũng xanh, [br">Sao dâu phải chịu lìa cành tuổi xuân. [br">Ba sinh duyên nợ cõi trần, [br">Trả tằm cho trọn duyên phầ kiếp dâu.[br">[br">[br">Không phải vì con người có bản tính mau quên, nhưng có nhiều lúc người ta không thể cứ mãi mãi gặm nhấm vào nỗi đau ray rứt của mình. Có những lúc cơ thể sẽ tìm đủ mọi cách để hàn lại một vết cắt, một vết phỏng, một vết chém. Rồi thì sẹo sẽ liền da khép thịt. Đùn lên thành một đụn thịt trông rất xấu xí. Nhưng đấy vẫn là cách để con người tiếp tục sống. Nếu không có những vết sẹo ấy, vết cắt, vết phỏng, vết chém sẽ cứ loét mãi ra, rồi thì phá sang những căn bệnh nhiễm trùng nặng hơn. Kết quả là cái chết, nhất là khi những vết thương quá sâu, quá hiểm. [br">Vết thương trong lòng con người ta cũng vậy. Nó cũng trở thành vết sẹo. Cũng xấu xí như vết thẹo ở bên ngoài da thịt. [br">Một điều ít người nhận ra đó là chỉ có những người can đảm (mà cũng có thể gọi là họ không may mắn), mới có thể sống với những vết sẹo. Người không liền vết thương đã chết ngay từ đầu, vì vết sẽo đã không có cơ hội để chữa lành. Nhiều người buông xuôi không chạy chữa. Họ không có can đảm. Một số may mắn hơn, vì họ sẽ không bao giờ cảm nhận nỗi đau và cái xấu xa của vết sẹo. Có người cố tình vượt lên, cố gắng chữa lành vết thương, nhưng giá phải trả là vệt sẹo. Đấy là những con người can đảm. [br">Và thực ra những chuyện tang thương ở đời xem ra cũng thật khó nói xem ai là người may mắn, ai là người can đảm. Trong trường hợp của Hợi, cô không thể chọn mình là người bỏ cuộc để từ chối một vết sẹo. Nhất là khi người mẹ khóc lóc: [br">- Thôi con ạ. Con thương mẹ, con cố nhịn. Rồi thì sẽ có đứa nó biết thương mày. Lo cho mày. Nghe lời mẹ nhé. [br">Kể ra đấy là một cơn lũ tàn khốc nhất của cuộc đời. Một cơn lũ đã kéo qua, tàn phá cả cuộc đời đam mê tình cảm với đàn ông của Hợi. [br">Nhưng còn có một cơn lũ khác. Nó là cơn lũ của con sông Lạch. Cơn lũ ấy đã sinh ra một mối tình. Có điều mối tình ấy là một cái phúc hay là một cái họa thì chỉ có thời gian mới trả lời trọn vẹn được. [br">Sau lần bị hiếp dâm ấy, Hợi không còn như xưa nữa. Chuyện cũng không ai biết nhiều, ngoài chính nạn nhân, bọn khốn nạn, hai người mẹ, và người tình của Hợi. [br">Tối hôm ấy sáng trăng, Hợi lén nhà bưng bát chè đỗ đen sang cho Nghêu ăn, chưa kịp đi đến ruộng trúc thì đã bị một cánh tay to và chắc túm chặt lại, rồi thì một nùi giẻ ấn chặt vào mồm không thể nào kêu cứu được. Khi định thần lại, cô gái biết được là mình bị một đám thanh niên xúm vào lôi tuột cô vào ruộng trúc. [br">Thế là tấm thân của cô gái bị hơn năm thằng mất dạy thay phiên nhau thỏa cơn hành lạc thú vật nhất. Bát chè đỗ đen văng ra đất, chè cả cái lẫn nước thấm xuống cát, cái bát lăn lúc vô phương tự vệ. [br">Sở dĩ người làng Cối không ai biết đến chuyện của Hợi bị hiếp dâm là vì có sự ra tay của Nghêu. Nghêu phải nói mãi nên Hợi đã kể ra đầu đuôi câu chuyện. Trong đó Hợi biết rõ là năm thằng kia là con cái nhà ai vì cô đã nghe được giọng nói của bọn chúng. Thế là Nghêu đã đi đến tận nhà gặp riêng từng thằng một. Nghêu nói rất rõ: [br">- Chúng mày đã làm ra một việc hết sức thất đức. Tao chỉ nghĩ đến chuyện ấy là có thể đốt nhà của chúng mày lên. Nhưng chỉ vì người con gái chúng mày đã làm nhục nên tao nhịn. Nếu tao mà biết đứa nào trong bọn mày đi bêu xấu chuyện nhục nhã ấy. Chỉ khi nào con sông Lạch này cạn nước tao mới quên mối hận ấy. Nghe rõ cả chưa. Chúng mày đi mà bảo nhau. Tao mà nghe được làng Cối này điều ra tiếng vào. Mả bố chúng mày tao còn đào lên được, nói gì đến ngữ chúng mày. [br">Nói xong Nghêu chìa ra cho bọn này xem thấy một con dao rất dài mà cô đã giấu trong người. Dưới ánh trăng, ánh thép sáng và lạnh. Y như đôi mắt đang tóe lửa của Nghêu. [br">Sau lần bị làm nhục ấy, Hợi im lặng giống như những người đã từng trải qua một cú sốc tàn nhẫn. Cô không còn hay cười theo thói cũ, khi mà người ta vẫn hay nghĩ cô là con người chân thuần, nông cạn. Họ vốn nghĩ rằng Hợi là loại: Vô duyên chưa nói đã cười. Bây giờ thì trên khuôn mặt của Hợi bao giờ cũng là một nét buồn ưu tư, một nét nhìn đầy uẩn khúc, co cụm, sợ hãi. Một khuôn mặt của người con gái đã già đi trước tuổi. [br">Đêm đến, Hợi không bao giờ dám đi ra ngoài đường nữa. Còn như ban ngày, cô chỉ dám đi ra đường với mẹ, hay là đi chung với chị Nghêu. [br">Cơn mưa đầu mùa cuối cùng cũng đã đến. Không chỉ có trúc là tham lam cố hữu, măng mọc lên như lông vịt gặp nước sôi, túa lên, nhổ không kịp. Ngay cả rau lang, bí bầu, mướp và khoai sọ cũng tranh nhau mọc. Ngay cả nấm hương, tuy không rễ, không lá, không thân không cành, chúng vẫn thi nhau mọc lên rầm rộ để người làng Cối có được những bữa canh ngọt lim. Nói như thế, con sông Lạch có không tham lam đua đòi theo cũng không được. [br">Vào cái hôm định mệnh ấy, cơn mưa kéo đến rất thất thường. Hợi và Nghêu hôm ấy rủ nhau đi cuốc đất để cấy khoai. Khi cơn mây kéo đến kìn kịt, người ta ai làm ngoài đồng cũng nghĩ đến chuyện về nhà. Cơn mây đen như thế nếu không về sớm thì nước lũ mà đến trước thì nguy to. Hết đường về. [br">Bình thường con sông Lạch không sâu. Người ta chỉ giăng qua sông một sợi dây thừng và một cái cầu gỗ nổi được bắc qua. Người đi tay không thì chẳng cần vịn dây chão. Chỉ khi nào vác nặng hay gồng gánh thì người ta mới phải vịn để đi cho khỏi ngã. [br">Cơn mây đen càng lúc càng nặng hơn. Hơi gió thổi lạnh tóc gáy. Người ngoài đồng í ới gọi nhau về nhà kẻo không kịp với cơn mưa. Khi Hợi và Nghêu đi ra đến chân cầu nổi thì đã có một đám người lố nh
[br">[br">Hai bàn tay em mười ngón dài tục lụy, [br">Kiếp luân hồi còn cay đắng tang thương. [br">Chữ trinh rách toạc một đường. [br">Khăn tang xin được thắp hương tiễn người.[br">[br">[br">Nghêu mấy hôm sau đã tỉnh nên được cõng về. [br">Mớ gỗ vàng tâm Nghêu đẵn được vì mải cứu người không thể đem về ngay được, phải gởi lại chỗ nhà của người đàn ông tên Hiền. [br">Về nhà, vì người còn yếu nên mẹ không cho Nghêu đi ra ngoài. Thành ra cô gái cứ phải ngồi bó gối trong nhà, rất buồn chân. Còn thằng Ốc thì kể từ cái hôm đi tìm chị gái trong rừng về, trông vẻ mặt của nó rất khác. Hình như bao giờ nó cũng hay nhìn lén cái Hợi. Một cái nhìn rất da diết, bâng khuâng. Có lẽ cảnh hoạn nạn trong rừng đã đem hai đứa nó xích lại gần nhau hơn. [br">Riêng con Hợi rất cảm động về tình cảm mà Nghêu đã dành cho nó. Hơn nữa, sau hai đêm ngủ với Nghêu trong rừng, hơi ấm đã truyền cho nhau, thành ra con người đâu phải là gỗ đá mà bảo là không sinh tình, không thương không nhớ. [br">Có lúc con Hợi đã cố gắng xua đi cảm giác nó thích người con gái cạnh nhà, như thể nó đang thích một thằng con trai. Rồi sao mà chuyện ấy khó khăn với nó quá. Nó cảm nhận được rất rõ hơi ấm của người con gái. Nó nhìn thấy quả tim của người con gái ấy là vì nó. Nhất là những tiếng kêu trong mơ Nghêu đã gọi tên nó. Điều này đã khiến cho con Hợi cảm thấy giữa hai đứa không phải là một mối tình thân quen chòm xóm. Hình như đó là một mối thâm tình có nhiều cảm xúc bâng khuâng rạo rực. [br">Thế là thỉnh thoảng con Hợi lại đem mấy thứ hoa quả mà nó tìm được trong vườn sang cho Nghêu. Một hôm nhìn thấy mặt Hợi bị thâm tím, Nghêu hỏi, Hợi thật thà trả lời: [br">- Cái hôm em vào rừng tìm chị, vắng nhà ban đêm có hai buổi. Thầy em suốt ngày chửi rủa đay nghiếm mẹ em. Bực quá em cãi lại. Thế là ông ấy ném cái điếu cày vào mặt em. [br">Nghêu nghe xong tự nhiên gồng bàn tay lại thành một nắm đấm. [br">[br">[br">Rồi những câu chuyện của hai người họ chỉ chuyển tải một cách vu vơ, xa xôi. Nhưng những câu đối thoại ấy luôn có một sự liên hệ ẩn ý rất rõ rệt. Không chỉ có Nghêu là nhớ nhung khi không thấy Hợi chạy sang nhà chơi. Mà Hợi thì vui lộ ra mặt mỗi khi nhìn thấy Nghêu cười. Thím Biện nhìn thấy cảnh ấy trong lòng cũng không khỏi cảm động: Sao mà hai đứa con gái này chúng nó thân nhau còn hơn cả chị em ruột như thế. [br">[br">[br">Bỗng nhiên bẵng đi hai ngày liền Hợi không sang. Hai ngày ấy đối với Nghêu sao mà nó dài dằng dặc. Dài như thế đấy là một nỗi nhớ mênh mông. Dài như thể hai tuần vậy. [br">[br">[br">Chiều hôm ấy Nghêu vô tình nghe được câu chuyện của mẹ với thím Thoan. Tuy chỉ nghe câu được câu mất, nhưng Nghêu hiểu được đấy là một câu chuyện hết sức bàng hoàng. [br">- Em đau khổ quá bác ạ. Bây giờ con Hợi cứ nằm riết trong nhà mà khóc. Mà nếu em có gả nó đi , người ta thế nào mà chả lót vải trắng xem nó có còn trinh hay không? Cái số mẹ con em nó khổ. Em thì bị hãm. Nó thì bị hiếp. Sao mà cái oan nghiệt nó hành hạ hai mẹ con em nhiều đến như thế. [br">[br">[br">Nghêu chết lặng người. Làm sao mà câu chuyện có thể diễn ra như thế được nhỉ. Tại sao chỉ cách đây có hai hôm Hợi vẫn bình thường, thế mà câu chuyện cuộc đời đã chuyển qua một khúc quanh định mệnh, tàn khốc và nghiệt ngã. Nghêu cảm thấy mình phải ở bên cạnh Hợi ngay trong lúc này. [br">[br">[br">Cô gái vội đi ngay qua bên nhà của Hợi. Sang đến nơi, Nghêu nhìn thấy Hợi đang ngồi trên cái chạc gỗ, kê ngay dưới gốc lựu. Khuôn mặt cô gái sưng tấy vì khóc quá nhiều. Toàn thân cô gái ngồi bất động như đã chết. [br">[br">[br">Nghêu tiến lại gần Hợi. Khi nhìn thấy người con gái đã dám vào rừng đốn gỗ vàng tâm cho mình, Hợi bỗng òa lên khóc. Khóc tức tưởi như thế cô gái chưa bao giờ khóc nhiều, khóc tả tơi như thế. [br">[br">[br">Nghêu ngồi xuống rồi nắm nhẹ lên vai Hợi: Có Nghêu ở đây, không ai sẽ ăn hiếp được em nữa đâu. Đừng khóc nữa, em nhé.
Dâu xanh lá mướp cũng xanh, [br">Sao dâu phải chịu lìa cành tuổi xuân. [br">Ba sinh duyên nợ cõi trần, [br">Trả tằm cho trọn duyên phầ kiếp dâu.[br">[br">[br">Không phải vì con người có bản tính mau quên, nhưng có nhiều lúc người ta không thể cứ mãi mãi gặm nhấm vào nỗi đau ray rứt của mình. Có những lúc cơ thể sẽ tìm đủ mọi cách để hàn lại một vết cắt, một vết phỏng, một vết chém. Rồi thì sẹo sẽ liền da khép thịt. Đùn lên thành một đụn thịt trông rất xấu xí. Nhưng đấy vẫn là cách để con người tiếp tục sống. Nếu không có những vết sẹo ấy, vết cắt, vết phỏng, vết chém sẽ cứ loét mãi ra, rồi thì phá sang những căn bệnh nhiễm trùng nặng hơn. Kết quả là cái chết, nhất là khi những vết thương quá sâu, quá hiểm. [br">Vết thương trong lòng con người ta cũng vậy. Nó cũng trở thành vết sẹo. Cũng xấu xí như vết thẹo ở bên ngoài da thịt. [br">Một điều ít người nhận ra đó là chỉ có những người can đảm (mà cũng có thể gọi là họ không may mắn), mới có thể sống với những vết sẹo. Người không liền vết thương đã chết ngay từ đầu, vì vết sẽo đã không có cơ hội để chữa lành. Nhiều người buông xuôi không chạy chữa. Họ không có can đảm. Một số may mắn hơn, vì họ sẽ không bao giờ cảm nhận nỗi đau và cái xấu xa của vết sẹo. Có người cố tình vượt lên, cố gắng chữa lành vết thương, nhưng giá phải trả là vệt sẹo. Đấy là những con người can đảm. [br">Và thực ra những chuyện tang thương ở đời xem ra cũng thật khó nói xem ai là người may mắn, ai là người can đảm. Trong trường hợp của Hợi, cô không thể chọn mình là người bỏ cuộc để từ chối một vết sẹo. Nhất là khi người mẹ khóc lóc: [br">- Thôi con ạ. Con thương mẹ, con cố nhịn. Rồi thì sẽ có đứa nó biết thương mày. Lo cho mày. Nghe lời mẹ nhé. [br">Kể ra đấy là một cơn lũ tàn khốc nhất của cuộc đời. Một cơn lũ đã kéo qua, tàn phá cả cuộc đời đam mê tình cảm với đàn ông của Hợi. [br">Nhưng còn có một cơn lũ khác. Nó là cơn lũ của con sông Lạch. Cơn lũ ấy đã sinh ra một mối tình. Có điều mối tình ấy là một cái phúc hay là một cái họa thì chỉ có thời gian mới trả lời trọn vẹn được. [br">Sau lần bị hiếp dâm ấy, Hợi không còn như xưa nữa. Chuyện cũng không ai biết nhiều, ngoài chính nạn nhân, bọn khốn nạn, hai người mẹ, và người tình của Hợi. [br">Tối hôm ấy sáng trăng, Hợi lén nhà bưng bát chè đỗ đen sang cho Nghêu ăn, chưa kịp đi đến ruộng trúc thì đã bị một cánh tay to và chắc túm chặt lại, rồi thì một nùi giẻ ấn chặt vào mồm không thể nào kêu cứu được. Khi định thần lại, cô gái biết được là mình bị một đám thanh niên xúm vào lôi tuột cô vào ruộng trúc. [br">Thế là tấm thân của cô gái bị hơn năm thằng mất dạy thay phiên nhau thỏa cơn hành lạc thú vật nhất. Bát chè đỗ đen văng ra đất, chè cả cái lẫn nước thấm xuống cát, cái bát lăn lúc vô phương tự vệ. [br">Sở dĩ người làng Cối không ai biết đến chuyện của Hợi bị hiếp dâm là vì có sự ra tay của Nghêu. Nghêu phải nói mãi nên Hợi đã kể ra đầu đuôi câu chuyện. Trong đó Hợi biết rõ là năm thằng kia là con cái nhà ai vì cô đã nghe được giọng nói của bọn chúng. Thế là Nghêu đã đi đến tận nhà gặp riêng từng thằng một. Nghêu nói rất rõ: [br">- Chúng mày đã làm ra một việc hết sức thất đức. Tao chỉ nghĩ đến chuyện ấy là có thể đốt nhà của chúng mày lên. Nhưng chỉ vì người con gái chúng mày đã làm nhục nên tao nhịn. Nếu tao mà biết đứa nào trong bọn mày đi bêu xấu chuyện nhục nhã ấy. Chỉ khi nào con sông Lạch này cạn nước tao mới quên mối hận ấy. Nghe rõ cả chưa. Chúng mày đi mà bảo nhau. Tao mà nghe được làng Cối này điều ra tiếng vào. Mả bố chúng mày tao còn đào lên được, nói gì đến ngữ chúng mày. [br">Nói xong Nghêu chìa ra cho bọn này xem thấy một con dao rất dài mà cô đã giấu trong người. Dưới ánh trăng, ánh thép sáng và lạnh. Y như đôi mắt đang tóe lửa của Nghêu. [br">Sau lần bị làm nhục ấy, Hợi im lặng giống như những người đã từng trải qua một cú sốc tàn nhẫn. Cô không còn hay cười theo thói cũ, khi mà người ta vẫn hay nghĩ cô là con người chân thuần, nông cạn. Họ vốn nghĩ rằng Hợi là loại: Vô duyên chưa nói đã cười. Bây giờ thì trên khuôn mặt của Hợi bao giờ cũng là một nét buồn ưu tư, một nét nhìn đầy uẩn khúc, co cụm, sợ hãi. Một khuôn mặt của người con gái đã già đi trước tuổi. [br">Đêm đến, Hợi không bao giờ dám đi ra ngoài đường nữa. Còn như ban ngày, cô chỉ dám đi ra đường với mẹ, hay là đi chung với chị Nghêu. [br">Cơn mưa đầu mùa cuối cùng cũng đã đến. Không chỉ có trúc là tham lam cố hữu, măng mọc lên như lông vịt gặp nước sôi, túa lên, nhổ không kịp. Ngay cả rau lang, bí bầu, mướp và khoai sọ cũng tranh nhau mọc. Ngay cả nấm hương, tuy không rễ, không lá, không thân không cành, chúng vẫn thi nhau mọc lên rầm rộ để người làng Cối có được những bữa canh ngọt lim. Nói như thế, con sông Lạch có không tham lam đua đòi theo cũng không được. [br">Vào cái hôm định mệnh ấy, cơn mưa kéo đến rất thất thường. Hợi và Nghêu hôm ấy rủ nhau đi cuốc đất để cấy khoai. Khi cơn mây kéo đến kìn kịt, người ta ai làm ngoài đồng cũng nghĩ đến chuyện về nhà. Cơn mây đen như thế nếu không về sớm thì nước lũ mà đến trước thì nguy to. Hết đường về. [br">Bình thường con sông Lạch không sâu. Người ta chỉ giăng qua sông một sợi dây thừng và một cái cầu gỗ nổi được bắc qua. Người đi tay không thì chẳng cần vịn dây chão. Chỉ khi nào vác nặng hay gồng gánh thì người ta mới phải vịn để đi cho khỏi ngã. [br">Cơn mây đen càng lúc càng nặng hơn. Hơi gió thổi lạnh tóc gáy. Người ngoài đồng í ới gọi nhau về nhà kẻo không kịp với cơn mưa. Khi Hợi và Nghêu đi ra đến chân cầu nổi thì đã có một đám người lố nh