Truyen tieu thuyet | Dòng sông oan nghiệt
![]() | ![]() ![]() |
lúc ăn cơm có lúc Lê Đối ngừng đũa nhìn Kim Thản đắm đuối vì ông nhớ lại thời son trẻ của vợ ông lúc ông mới cưới bà ấy. Hồi đó bà ấy cũng đẹp não nùng không như bây giờ chỉ là một bộ xương với ít thịt da bệnh tật.[br">[br">Tối hôm đó, Lê Đối thức trắng để canh coi vợ, đổ thuốc cho bà, trấn an bà và nói như đinh đóng cột rằng thằng Bát sẽ được thả về. Ông còn nói sẽ có cách giúp cho vợ chồng nó có ít vốn để làm ăn, không để nó ra riêng tay trắng v.v… Gần sáng bà bớt đau ngủ thiếp. Ông cũng ngã lưng ngủ thiếp vì mệt mỏi trên cái giường của ông. Lúc ông thức dậy, mắt trời đã lên cao. Ông ra nhà sau thấy có sẵn mâm cơm, úp trong cái lồng bàn bằng tre trên bàn. Đó là bữa ăn sáng cho ông: Kim Thản đã ra khỏi nhà đi gặp chồng mình.[br">[br">Hai vợ chồng gặp nhau qua song sắt vừa mừng, vừa tủi. Khuôn mặt Lê Bát biểu lộ vẻ sợ hãi hoảng hốt. Kim Thản phải trấn an chồng một lúc lâu. Sau đó cô khuyên chồng nên hiến đất để sớm được tha về. Nghe đến chuyện hiến đất, Lê Bát đùng đùng nổi giận, chửi bới, la hét như điên. Không còn nỗi sợ hãi nào trên khuôn mặt của anh mà chỉ còn sự giận dữ. Anh hét vào mặt vợ:[br">[br">“Không đời nào tôi hiến đất cho chúng nó. Chúng nó yêu nước nỗi gì, yêu đảng và bản thân chúng nó thì có…” Nói xong Lê Bát nằm vật ra đất sau song sắt.[br">[br">Kim Thản vội bịt miệng chồng cô lại. Cô vừa khóc, vừa an ủi, vừa khuyên bảo:[br">[br">“Cha đã dặn em phải khuyên bảo anh hiến đất. Không lẽ anh muốn bỏ cha mẹ lại trong tuổi già, không lẽ anh muốn bỏ vợ anh góa bụa và đứa con trong bụng mồ côi sao?”[br">[br">Lúc này Lê Bát cũng khóc và thều thào nói với vợ:[br">[br">“Thôi em về đi để anh một mình suy nghĩ, mai lại đến.”[br">[br">Lúc ra khỏi phòng giam, Kim Thản gặp một du kích đệ tử của Tuấn Nhơn, cô nói với anh ta:[br">[br">“Để tôi từ từ khuyên anh ấy hiến đất cho đảng. Sau cùng anh ấy cũng phải nghe theo lời nói phải thôi…”[br">[br">Anh du kích nói:[br">[br">“Vậy mới là người thức thời chứ. À, buổi chiều chị muốn gởi cơm và thức ăn cho anh ấy, sai người mang đến đưa cho tôi.”[br">[br">“Cám ơn anh trước.”[br">[br"> [br">[br">Nói xong cô quày quả về nhà.[br">[br"> Ba hôm sau, Lê Bát chịu ký giấy. [br">[br">Sau đó hai hôm anh được tha về cùng cha mẹ và cùng vợ.
[br">Cuộc đời bên ngoài song sắt có lẽ phức tạp hơn. Tối hôm đó trong bữa ăn Lê Đối nói với Kim Thản:[br">[br">“Tối nay để mẹ con ngủ yên, ta có một việc sẽ trao đổi với con.”[br">[br">“Vâng” Kim Thản vô tư đáp rồi vào phòng chờ đợi[br">[br">Hơn mười giờ đêm, Lê Đối ôm cái mền vải màu đỏ như màu cờ đảng bước vào phòng ngồi xuống cái ghế và nói:[br">[br">“Tao muốn hỏi con thằng Bát thế nào rồi, nó có chịu hiến đất không?”[br">[br">“Anh ấy chưa chịu, nhưng con sẽ an ủi và khuyên bảo anh ấy chịu bỏ ruộng.”[br">[br">“Phải vậy thôi, còn người còn của, nhưng tao nghĩ cũng thương hai đứa mày. Chưa gầy dựng được gì mà đã trắng tay,” rồi Lê Đối đổi giọng ngọt ngào nói, “mày có biết tao thương mày lắm không Thản, tao nghĩ chắc sẽ phải bù đắp cho mày có vốn làm ăn.” [br">[br">“Cha định bù đắp cho con cái gì?”[br">[br">“Khoan nói chuyện đó, tối nay tao muốn ở lại đây an ủi mày cho tới sáng …”[br">[br">“Không được đâu, cha về đi không con sẽ la lên và mẹ thức dậy đứng tim chết là lỗi tại cha đó.”[br">[br"> [br">[br">Lê Đối như biết mình không phải khi muốn làm một phú hộ trong ca dao đổi ba bò chín trâu để lấy cái quạt mo … đúng hơn là cái quạt xếp của con dâu Kim Thản, nên đứng dậy ngay và ra khỏi phòng nhưng để lại cái mền đỏ trên ghế:[br">[br">“Tao nói không phải, vậy tao về đây.” Lê Đối tỉnh queo nói.[br">[br"> [br">[br">Khi cha chồng đi rồi, Kim Thản thở dài nhẹ nhỏm nhưng ngay sau đó cô thấy mình hấp tấp vì không đợi đến lúc hỏi rõ sự bù đắp mà ổng nói như thế nào. Nhưng thôi mặc kệ ổng, mình đâu phải là bọn con gái của các tá điền, những thiếu nữ ngây thơ và dễ bị kẻ quyền thế mồi chài. Cô nằm xuống giường sắp ngủ, thèm được vòng tay khỏe mạnh của chồng siết chặt đưa vào giấc ngủ đầy những giấc mơ đẹp. Bỗng có tiếng động của Lê Đối đẩy cửa bước vào, tay cầm một cây roi mây giấu sau lưng, Lê Đối nói:[br">[br">“Tao vào lấy cái mền… mày chưa ngủ hả Thản?”[br">[br">“Dạ chưa.” Kim Thản vừa đáp vừa ngồi nhỏm dậy trên giường.[br">[br">Bất ngờ Lê Đối giơ cao roi mây đổi giọng giận dữ nói:[br">[br">“Mà mày tệ thật, tao định an ủi mày nhưng mày không cho, mày còn đuổi tao. Bây giờ thì tao đuổi mày ra khỏi nhà tao, tiền bạc để lại, quần áo để lại. Không dâu con gì cả.” [br">[br">“Sao khi không cha lại đuổi con?”[br">[br">Lê Đối quất cây roi xuống mặt bàn một cái rõ to để thị uy rồi nói tiếp:[br">[br">“Tao thương mày vì mày giống bả hồi còn con gái thế nhưng mày còn phách lối đuổi tao.”[br">[br">“Cha thương Thản thì cha bù đắp những gì?” Kim Thản xuống nước.[br">[br">“Đủ cho hai vợ chồng mày ra Đà Nẵng sống, nếu thiếu tao cho thêm nghe chưa.”[br">[br">“Dạ nghe…”[br">[br">“Dạ nghe rồi sao nữa?”[br">[br">“Tối nay cha ở lại đây với Thản và đừng đuổi Thản đi nữa.”[br">[br">“Vậy mới ngoan chứ.”[br">[br">“Nhưng cha cũng hứa với Thản từ nay không được xâm phạm đến các con gái tá điền nữa.” Cô cố gằng đưa một việc nghĩa vào hành động xấu.[br">[br">“Mấy con đó tao không yêu, còn mày tao yêu và mày là mối tình thứ hai cũng là cuối cùng của tao,” rồi ông dịu dàng nói tiếp, “Thản biết không, tao sống kỷ niệm này cho tới chết đó Thản.”[br">[br">“Kỳ quái thật, hai cha con nhà này cùng yêu mình Thản sao?”[br">[br">“Chứ sao, tao đâu cấm tao không được yêu thương mày.”[br">[br">“Trời ơi, sao ngang trái vậy?” Kim Thản kêu lên.[br">[br">“Thôi để tao trải cái mền đỏ để Thản nằm cho ấm lưng.”[br">[br">Một lát sau trong ánh đèn đã vặn nhỏ xuống, Lê Đối tiến lại giường của con dâu để cưỡng dâm, có tiếng kháng cự yếu ớt của Kim Thản sau cùng cô nhắm mắt buông xuôi, nhớ đến người chồng còn bị giam ở nhà làng. Rồi từ hai cái bóng chờn vờn, quần thảo, vang lên dồn dập tiếng thở dốc và tiếng rên rỉ trong lạc thú.[br">[br">Sau này khi nhớ đến mấy đêm ăn nằm với Lê Đối, Kim Thản rất ân hận, dù vậy cô không muốn nghĩ mình bị cưỡng dâm nhưng coi đó là sự hy sinh của cô cho gia đình; cô phải thừa nhận cha chồng thương cô thật, còn cô chỉ có một mối thương cảm nào đó đối với ông. Cô cho rằng trong việc này có sự đồng thuận của cả hai như một thứ giao kèo. Dĩ nhiên Lê Đối hứa sẽ bù đắp tiền bạc cho cô sau sự cố Việt Minh trong làng cướp đoạt ruộng đất của vợ chồng cô.[br">[br">Cô không ngờ rằng mình áp dụng quan điểm cứu cánh biện minh cho phương tiện như mấy cán bộ CS trong làng vì lòng cô không có sự tàn nhẫn của họ. Có thể cô đã lạm dụng lòng thương cảm của cô. Vả lại cô muốn cùng chồng rời khỏi mảnh đất mà Thầy Trình nói là đất dữ, nhưng không thể ra đi với hai bàn tay trắng. Mấy ngày nay cô nghĩ đến lời Thầy Trình nói với con trai út Tuấn Nghĩa mà em cô, Huỳnh Hiển, đã kể lại. Cô cần (và ngụy tín cô sẽ mượn tạm) món tiền của cha chồng để cùng chồng ra đi. Cô không ngờ lòng thương cảm trong tình thế miễn cưỡng ấy đã để lại một khoảng tối đáng hổ thẹn trong tâm hồn cô cùng một kỷ niệm buồn về cha chồng Lê Đối.[br">[br">Giữa năm 1945 nghĩa là khoảng hai tháng sau ngày Lê Bát được tha về, vợ chồng Lê Bát- Kim Thản dọn nhà ra Đà Nẵng sống, thực chất là để chạy trốn Việt Minh. Ngày ra đi Lê Đối nhìn Kim Thản nhỏ lệ. Ông nghĩ được yêu Kim Thản dù chỉ trong mấy đêm ngắn ngủi là sự toại nguyện sau cùng và lớn nhất của đời ông. Trong lúc thằng con cả Lê Ngát mừng rỡ vì sẽ trở thành người con trai duy nhất sống bên cạnh cha và thừa hưởng mọi của cải, không phải chia lại cho thằng em Lê Bát bị lấy mất ruộng đất. Thấy cha chồng Lê Đối nhỏ lệ, Kim Thản nhớ lại dòng nước mắt mà đêm nào cha chồng cô đã để rơi trên đôi vú no tròn căng thẳng của cô hôm chồng cô còn bị giam giữ, cô nắm tay bố chồng nói:[br">[br">“Cha ở lại đừng uống rượu nhiều nhé, thỉnh thoảng chúng con về thăm cha.”[br">[br">“Con biết lý do cha uống nhiều … chỉ tại cha buồn.”[br">[br">“Vâng, nhưng cha cũng biết con sẽ không giúp được gì cho cha nữa…” rồi một nỗi thương cảm trào lên, lòng cô nôn nao khó tả.[br">[br">Phần Lê Bát, anh không hiểu tại sao vợ mình có tiền mua được căn nhà nhỏ ở một con đường nhỏ tại Đà Nẵng, rồi lại có tiền làm vốn bán hàng khô. Nếu có hỏi thì Kim Thản õng ẹo trả lời:[br">[br">“Ba má em thấy anh mất hết ruộng đất đã đi vay mượn một người giàu có trong làng chài có họ hàng xa với mình. Sau này mình làm ăn khá giả sẽ trả lại cho người ta.”[br">[br">“Ba má em tốt quá.”[br">[br">“Còn phải nói…” cô mỉm cười đáp lại và thấy từ sau khi chồng được tha về cô yêu chồng cô nhiều hơn vì đôi khi cô thấy có hai người đàn ông trong chỉ một người.[br">[br">Hơn sáu tháng sau cô sinh cho Lê Bát một đứa con gái đầu lòng đặt tên là Thanh Hiên. [br">[br">[br">[br">Sau ngày 2 tháng 9 năm 1945, trước và sau cái tết năm đó, Ngọc Thu rồi Mỹ Xuân, Mỹ Đông, ba người phụ nữ trong tổ chức, lần lượt sinh con: con gái Ngọc Thu được Tuấn Nhơn đặt tên là Khánh Dung, con trai Mỹ Xuân được Bảy Long đặt tên là Mạnh Cường, con trai Mỹ Đông được Huy Phụng đặt tên là Huy Khang. Suốt thời gian qua, ba người phụ nữ trẻ này mang bầu khệnh khạng không thể tham gia các phong trào chỉ làm công tác tuyên truyền giác ngộ cách mạng cho tổ chức.[br">[br">Khi con được sáu tháng, Ngọc Thu và Mỹ Xuân khi cần làm công tác thì giao con cho Mỹ Đông trông hộ. Lúc đó Mỹ Đông và mẹ cùng thằng em trai út trông nom một lúc ba đứa trẻ. Đứa em trai kế Mỹ Đông tên Đức Lai thì xách súng đi theo bảo vệ chị và bạn chị. Ở tuổi dậy thì, Đức Lai đã bị vẻ đẹp của Ngọc Thu làm bối rối, bồi hồi, vẻ đẹp mà nó thường lén nhìn: nó chỉ đi xa xa phía sau không dám đi gần Ngọc Thu. Đôi khi nó nhắm mắt lại để xua đuổi những điều mộng tưởng vẩn vơ trong lòng nó, có lần vì nhắm mắt mà nó xuýt rơi xuống mương, còn bị cành cây va vào đầu là chuyện thường. Sau này Ngọc Thu có biết hành vi khờ khạo của nó nhưng lúc đó nó không còn đi chung với nàng nữa. Ít lâu sau đó thì nó vào căn cứ trong rừng. [br">[br">Đặc biệt là Ngọc Thu, cô có biệt tài tuyên truyền những phụ nữ khác bằng cách đánh vào cảm xúc và những thèm muốn ích kỷ thấp kém như thèm muốn của cải vật chất, địa vị trộn lẫn với những tâm tình cao thượng như lòng yêu nước nhưng đã trở thành quá khích, bị bóp méo hay hướng về những tư tưởng phá hoại. Trong trường hợp sau nó có vẻ như một trò chơi nguy hiểm của ngôn từ trừu tượng. Còn những giá trị luân lý như hiền hòa, nhẫn nại, từ tâm, khoan dung, quảng đại, bảo vệ chân lý… nói cách khác những giá trị của lương tâm trong sạch và tỉnh thức, hãy cho vào quên lãng hoặc giấu biến chúng đi.[br">[br">Ngọc Thu nghe nói khi cướp chính quyền ở Hà Nội từ tay quân phiệt Nhật, các cán bộ đã tập trung các me tây, gái điếm, gái đứng đường, thành phần giật giọc, trộm cướp ở Hà Nội lại thuyết giảng về sứ mệnh và lý tưởng của Việt Minh, cả hội trường vang lên tiếng khóc, các cô gái hư thân mất nết ấy khóc rưng rức. Họ ăn năn tội và nguyện hy sinh tấm thân nhơ uế ấy để phục vụ cho Đảng và cho Bác. Họ thật thà khóc như mưa cho tủi nhục quá khứ của bản thân và nhất là cho ‘hạnh phúc’ tương lai của đất nước.[br">[br">Ngọc Thu ước ao có được kỹ năng tuyên truyền trơn như mỡ, ngọt như mía lùi ấy của các cán bộ đàn anh dùng những điều hoang tưởng nếu không nói là sai sự thật để lôi kéo, quyến rũ người thật thà vô tâm. Lúc đó cô chưa biết phần sau của câu chuyện mà cô chỉ mới vẽ ra phần đầu.[br">[br">Sau những buổi tuyên truyền ấy, những cô gái bất hạnh ở Hà Nội được luyện tập quân sự, được giao cho những cây súng trường nặng trịch và cổ lỗ để ngăn chặn quân Pháp tái chiếm Hà Nội cho quân đội chính quy kịp thời rút lên Việt Bắc. Khi đối đầu với quân Pháp, một đội quân chuyên nghiệp, hầu hết họ đã bị tiêu diệt, trở thành những viên gạch lót đường cho đảng và mau chóng rơi vào quên lãng.[br">[br">Ngọc Thu cũng đã có một vài thành công nào đó nhờ cô học tập kỹ nội dung tuyên truyền. Chỗ nào chưa hiểu, Tuấn Nhơn sẵn sàng hướng dẫn cho cô. Cô còn vận dụng cái bi thảm của tiểu thuyết diễm tình và của cải lương mà cô rất mê vào trong câu nói. Nhưng cô càng thành công trong sự tuyên truyền thì đạo đức của bản thân cô và của mặt bằng xã hội chịu ảnh hưởng sự tuyên truyền ấy cũng bị xuống cấp, vì đạo đức không thể tách rời chân lý. Lương tâm của cô ngày càng thui chột. Hơn một lần cô đã làm cho các bà mẹ trung niên khóc rưng rức não nùng khi nghe cô lên án giặc Tây và bọn Việt gian:[br">[br">“Giặc Tây tàn ác vậy sao Thu, chúng lột da người ta như lột da thỏ … chúng ác mà sao chúng chịu khó vậy?” dì Tám hỏi.[br">[br">“Tại sao mà Tám nói chúng chịu khó?” Ngọc Thu hất mặt, trừng mắt hỏi lại.[br">[br">“Hồi đó dì làm trong nhà hàng Tây, dì sợ đầu bếp sai dì làm món ‘thỏ lột da xối rượu vang’ vừa dơ lại vừa mệt và đầu bếp nói dì khéo tay lại chịu khó nên giao cho dì việc đó.”[br">[br">“À ra thế” Ngọc Thu nói nhưng có vẻ ngượng ngùng.[br">[br">“Ờ, ai mà làm như vậy cho mất công.” Dì Bảy nói.[br">[br">Nhưng lúc đó một thím tên Mùi nức nở khóc, “Tội nghiệp người bị sát hại đó quá.”[br">[br">Có mấy dì khác nói “Ờ tội nghiệp quá…” và khóc theo, làm thím Mùi khóc to hơn. Thím Mùi đâu biết rằng tiếng khóc ấy sẽ còn theo thím suốt đời vì năm đứa con trai của thím sau này theo VC lần lượt bị bắn gục trên chiến trường du kích. Và khi về già lúc bệnh bao tử không cho thím ăn gì ngoài món cháo đậu, người ta mặc cho thím một cái áo nhung tím than, đeo cho thím một sợi dây chuyền có gắn ngọc trai giả, cài trước ngực thím một huy chương “Bà mẹ anh hùng”. Lúc đó thím cũng khóc không phải vì vinh hạnh mà tội nghiệp cho chính mình.[br">[br">Sau một lúc im lặng nặng nề đầy bi thảm, câu chuyện đổi sang đề tài xã hội mới. Dì Chín hỏi Ngọc Thu:[br">[br">“Trong xã hội mới như cháu Thu nói, các dì sẽ không còn làm thuê cho địa chủ mà trở thành chủ đất, như vậy lúc đó cháu phải vị trí ở trên chủ đất, đúng không?”[br">[br">“Vâng, các dì là chủ tập thể còn cháu chỉ làm việc quản lý thôi.”[br">[br">“Ủa người làm chủ không được quản lý sao cháu, vậy làm chủ để làm gì?”[br">[br">“Để tự mình lao động sản xuất.”[br">[br">“Còn thành quả thì sao?”[br">[br">“Được chia đều cho mỗi người đủ dùng”[br">[br">“Vậy thì để cháu làm chủ luôn cho rồi, các dì đi tìm ruộng khác để xin làm tá điền tiếp…”[br">[br">“Không được đâu, đất của các dì mà.” Ngọc Thu ấp úng nói.[br">[br">“Không dám đâu…” dì Tám và dì Chín cùng nói.[br">[br">Ngọc Thu càng lúng túng không biết mình nói có đúng đường lối không nhưng xem ra lý lẽ này bế tắc. Lúc đó cô chợt nhớ một câu trong bài học, cô liền nói:[br">[br">“Để cháu giải thích cho các dì các thím rõ, trong xã hội CS, mọi người làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu, sự quản lý sau một thời gian sẽ bị bãi bỏ.”[br">[br">Dì Bảy hay kể chuyện tiếu lâm nói:[br">[br">“Theo dì không ổn, Thu ơi!”[br">[br">“Sao lại không ổn? Đó là sự tuyệt vời của chế độ CS, là đỉnh cao của trí tuệ loài người, dì còn chê chỗ nào nữa?”[br">[br">“Để dì nói con nghe, vả lại việc này cháu cũng biết. Con Mỹ Xuân có lần nó than với dì bộ phận nào trên thân thể của thằng Bảy Long cũng lớn quá khổ nên ban đêm khi ăn nằm với chồng nó, nó nói, một lần thì sướng, hai lần thì sợ, ba lần thì đau. Thế mà đêm nào chồng nó cũng ‘tối thiểu là ba, tà tà là sáu’. Dì thấy nếu để cho thằng Bảy Long hưởng theo nhu cầu thì con Mỹ Xuân chết sớm. Tội nghiệp con bé
[br">Cuộc đời bên ngoài song sắt có lẽ phức tạp hơn. Tối hôm đó trong bữa ăn Lê Đối nói với Kim Thản:[br">[br">“Tối nay để mẹ con ngủ yên, ta có một việc sẽ trao đổi với con.”[br">[br">“Vâng” Kim Thản vô tư đáp rồi vào phòng chờ đợi[br">[br">Hơn mười giờ đêm, Lê Đối ôm cái mền vải màu đỏ như màu cờ đảng bước vào phòng ngồi xuống cái ghế và nói:[br">[br">“Tao muốn hỏi con thằng Bát thế nào rồi, nó có chịu hiến đất không?”[br">[br">“Anh ấy chưa chịu, nhưng con sẽ an ủi và khuyên bảo anh ấy chịu bỏ ruộng.”[br">[br">“Phải vậy thôi, còn người còn của, nhưng tao nghĩ cũng thương hai đứa mày. Chưa gầy dựng được gì mà đã trắng tay,” rồi Lê Đối đổi giọng ngọt ngào nói, “mày có biết tao thương mày lắm không Thản, tao nghĩ chắc sẽ phải bù đắp cho mày có vốn làm ăn.” [br">[br">“Cha định bù đắp cho con cái gì?”[br">[br">“Khoan nói chuyện đó, tối nay tao muốn ở lại đây an ủi mày cho tới sáng …”[br">[br">“Không được đâu, cha về đi không con sẽ la lên và mẹ thức dậy đứng tim chết là lỗi tại cha đó.”[br">[br"> [br">[br">Lê Đối như biết mình không phải khi muốn làm một phú hộ trong ca dao đổi ba bò chín trâu để lấy cái quạt mo … đúng hơn là cái quạt xếp của con dâu Kim Thản, nên đứng dậy ngay và ra khỏi phòng nhưng để lại cái mền đỏ trên ghế:[br">[br">“Tao nói không phải, vậy tao về đây.” Lê Đối tỉnh queo nói.[br">[br"> [br">[br">Khi cha chồng đi rồi, Kim Thản thở dài nhẹ nhỏm nhưng ngay sau đó cô thấy mình hấp tấp vì không đợi đến lúc hỏi rõ sự bù đắp mà ổng nói như thế nào. Nhưng thôi mặc kệ ổng, mình đâu phải là bọn con gái của các tá điền, những thiếu nữ ngây thơ và dễ bị kẻ quyền thế mồi chài. Cô nằm xuống giường sắp ngủ, thèm được vòng tay khỏe mạnh của chồng siết chặt đưa vào giấc ngủ đầy những giấc mơ đẹp. Bỗng có tiếng động của Lê Đối đẩy cửa bước vào, tay cầm một cây roi mây giấu sau lưng, Lê Đối nói:[br">[br">“Tao vào lấy cái mền… mày chưa ngủ hả Thản?”[br">[br">“Dạ chưa.” Kim Thản vừa đáp vừa ngồi nhỏm dậy trên giường.[br">[br">Bất ngờ Lê Đối giơ cao roi mây đổi giọng giận dữ nói:[br">[br">“Mà mày tệ thật, tao định an ủi mày nhưng mày không cho, mày còn đuổi tao. Bây giờ thì tao đuổi mày ra khỏi nhà tao, tiền bạc để lại, quần áo để lại. Không dâu con gì cả.” [br">[br">“Sao khi không cha lại đuổi con?”[br">[br">Lê Đối quất cây roi xuống mặt bàn một cái rõ to để thị uy rồi nói tiếp:[br">[br">“Tao thương mày vì mày giống bả hồi còn con gái thế nhưng mày còn phách lối đuổi tao.”[br">[br">“Cha thương Thản thì cha bù đắp những gì?” Kim Thản xuống nước.[br">[br">“Đủ cho hai vợ chồng mày ra Đà Nẵng sống, nếu thiếu tao cho thêm nghe chưa.”[br">[br">“Dạ nghe…”[br">[br">“Dạ nghe rồi sao nữa?”[br">[br">“Tối nay cha ở lại đây với Thản và đừng đuổi Thản đi nữa.”[br">[br">“Vậy mới ngoan chứ.”[br">[br">“Nhưng cha cũng hứa với Thản từ nay không được xâm phạm đến các con gái tá điền nữa.” Cô cố gằng đưa một việc nghĩa vào hành động xấu.[br">[br">“Mấy con đó tao không yêu, còn mày tao yêu và mày là mối tình thứ hai cũng là cuối cùng của tao,” rồi ông dịu dàng nói tiếp, “Thản biết không, tao sống kỷ niệm này cho tới chết đó Thản.”[br">[br">“Kỳ quái thật, hai cha con nhà này cùng yêu mình Thản sao?”[br">[br">“Chứ sao, tao đâu cấm tao không được yêu thương mày.”[br">[br">“Trời ơi, sao ngang trái vậy?” Kim Thản kêu lên.[br">[br">“Thôi để tao trải cái mền đỏ để Thản nằm cho ấm lưng.”[br">[br">Một lát sau trong ánh đèn đã vặn nhỏ xuống, Lê Đối tiến lại giường của con dâu để cưỡng dâm, có tiếng kháng cự yếu ớt của Kim Thản sau cùng cô nhắm mắt buông xuôi, nhớ đến người chồng còn bị giam ở nhà làng. Rồi từ hai cái bóng chờn vờn, quần thảo, vang lên dồn dập tiếng thở dốc và tiếng rên rỉ trong lạc thú.[br">[br">Sau này khi nhớ đến mấy đêm ăn nằm với Lê Đối, Kim Thản rất ân hận, dù vậy cô không muốn nghĩ mình bị cưỡng dâm nhưng coi đó là sự hy sinh của cô cho gia đình; cô phải thừa nhận cha chồng thương cô thật, còn cô chỉ có một mối thương cảm nào đó đối với ông. Cô cho rằng trong việc này có sự đồng thuận của cả hai như một thứ giao kèo. Dĩ nhiên Lê Đối hứa sẽ bù đắp tiền bạc cho cô sau sự cố Việt Minh trong làng cướp đoạt ruộng đất của vợ chồng cô.[br">[br">Cô không ngờ rằng mình áp dụng quan điểm cứu cánh biện minh cho phương tiện như mấy cán bộ CS trong làng vì lòng cô không có sự tàn nhẫn của họ. Có thể cô đã lạm dụng lòng thương cảm của cô. Vả lại cô muốn cùng chồng rời khỏi mảnh đất mà Thầy Trình nói là đất dữ, nhưng không thể ra đi với hai bàn tay trắng. Mấy ngày nay cô nghĩ đến lời Thầy Trình nói với con trai út Tuấn Nghĩa mà em cô, Huỳnh Hiển, đã kể lại. Cô cần (và ngụy tín cô sẽ mượn tạm) món tiền của cha chồng để cùng chồng ra đi. Cô không ngờ lòng thương cảm trong tình thế miễn cưỡng ấy đã để lại một khoảng tối đáng hổ thẹn trong tâm hồn cô cùng một kỷ niệm buồn về cha chồng Lê Đối.[br">[br">Giữa năm 1945 nghĩa là khoảng hai tháng sau ngày Lê Bát được tha về, vợ chồng Lê Bát- Kim Thản dọn nhà ra Đà Nẵng sống, thực chất là để chạy trốn Việt Minh. Ngày ra đi Lê Đối nhìn Kim Thản nhỏ lệ. Ông nghĩ được yêu Kim Thản dù chỉ trong mấy đêm ngắn ngủi là sự toại nguyện sau cùng và lớn nhất của đời ông. Trong lúc thằng con cả Lê Ngát mừng rỡ vì sẽ trở thành người con trai duy nhất sống bên cạnh cha và thừa hưởng mọi của cải, không phải chia lại cho thằng em Lê Bát bị lấy mất ruộng đất. Thấy cha chồng Lê Đối nhỏ lệ, Kim Thản nhớ lại dòng nước mắt mà đêm nào cha chồng cô đã để rơi trên đôi vú no tròn căng thẳng của cô hôm chồng cô còn bị giam giữ, cô nắm tay bố chồng nói:[br">[br">“Cha ở lại đừng uống rượu nhiều nhé, thỉnh thoảng chúng con về thăm cha.”[br">[br">“Con biết lý do cha uống nhiều … chỉ tại cha buồn.”[br">[br">“Vâng, nhưng cha cũng biết con sẽ không giúp được gì cho cha nữa…” rồi một nỗi thương cảm trào lên, lòng cô nôn nao khó tả.[br">[br">Phần Lê Bát, anh không hiểu tại sao vợ mình có tiền mua được căn nhà nhỏ ở một con đường nhỏ tại Đà Nẵng, rồi lại có tiền làm vốn bán hàng khô. Nếu có hỏi thì Kim Thản õng ẹo trả lời:[br">[br">“Ba má em thấy anh mất hết ruộng đất đã đi vay mượn một người giàu có trong làng chài có họ hàng xa với mình. Sau này mình làm ăn khá giả sẽ trả lại cho người ta.”[br">[br">“Ba má em tốt quá.”[br">[br">“Còn phải nói…” cô mỉm cười đáp lại và thấy từ sau khi chồng được tha về cô yêu chồng cô nhiều hơn vì đôi khi cô thấy có hai người đàn ông trong chỉ một người.[br">[br">Hơn sáu tháng sau cô sinh cho Lê Bát một đứa con gái đầu lòng đặt tên là Thanh Hiên. [br">[br">[br">[br">Sau ngày 2 tháng 9 năm 1945, trước và sau cái tết năm đó, Ngọc Thu rồi Mỹ Xuân, Mỹ Đông, ba người phụ nữ trong tổ chức, lần lượt sinh con: con gái Ngọc Thu được Tuấn Nhơn đặt tên là Khánh Dung, con trai Mỹ Xuân được Bảy Long đặt tên là Mạnh Cường, con trai Mỹ Đông được Huy Phụng đặt tên là Huy Khang. Suốt thời gian qua, ba người phụ nữ trẻ này mang bầu khệnh khạng không thể tham gia các phong trào chỉ làm công tác tuyên truyền giác ngộ cách mạng cho tổ chức.[br">[br">Khi con được sáu tháng, Ngọc Thu và Mỹ Xuân khi cần làm công tác thì giao con cho Mỹ Đông trông hộ. Lúc đó Mỹ Đông và mẹ cùng thằng em trai út trông nom một lúc ba đứa trẻ. Đứa em trai kế Mỹ Đông tên Đức Lai thì xách súng đi theo bảo vệ chị và bạn chị. Ở tuổi dậy thì, Đức Lai đã bị vẻ đẹp của Ngọc Thu làm bối rối, bồi hồi, vẻ đẹp mà nó thường lén nhìn: nó chỉ đi xa xa phía sau không dám đi gần Ngọc Thu. Đôi khi nó nhắm mắt lại để xua đuổi những điều mộng tưởng vẩn vơ trong lòng nó, có lần vì nhắm mắt mà nó xuýt rơi xuống mương, còn bị cành cây va vào đầu là chuyện thường. Sau này Ngọc Thu có biết hành vi khờ khạo của nó nhưng lúc đó nó không còn đi chung với nàng nữa. Ít lâu sau đó thì nó vào căn cứ trong rừng. [br">[br">Đặc biệt là Ngọc Thu, cô có biệt tài tuyên truyền những phụ nữ khác bằng cách đánh vào cảm xúc và những thèm muốn ích kỷ thấp kém như thèm muốn của cải vật chất, địa vị trộn lẫn với những tâm tình cao thượng như lòng yêu nước nhưng đã trở thành quá khích, bị bóp méo hay hướng về những tư tưởng phá hoại. Trong trường hợp sau nó có vẻ như một trò chơi nguy hiểm của ngôn từ trừu tượng. Còn những giá trị luân lý như hiền hòa, nhẫn nại, từ tâm, khoan dung, quảng đại, bảo vệ chân lý… nói cách khác những giá trị của lương tâm trong sạch và tỉnh thức, hãy cho vào quên lãng hoặc giấu biến chúng đi.[br">[br">Ngọc Thu nghe nói khi cướp chính quyền ở Hà Nội từ tay quân phiệt Nhật, các cán bộ đã tập trung các me tây, gái điếm, gái đứng đường, thành phần giật giọc, trộm cướp ở Hà Nội lại thuyết giảng về sứ mệnh và lý tưởng của Việt Minh, cả hội trường vang lên tiếng khóc, các cô gái hư thân mất nết ấy khóc rưng rức. Họ ăn năn tội và nguyện hy sinh tấm thân nhơ uế ấy để phục vụ cho Đảng và cho Bác. Họ thật thà khóc như mưa cho tủi nhục quá khứ của bản thân và nhất là cho ‘hạnh phúc’ tương lai của đất nước.[br">[br">Ngọc Thu ước ao có được kỹ năng tuyên truyền trơn như mỡ, ngọt như mía lùi ấy của các cán bộ đàn anh dùng những điều hoang tưởng nếu không nói là sai sự thật để lôi kéo, quyến rũ người thật thà vô tâm. Lúc đó cô chưa biết phần sau của câu chuyện mà cô chỉ mới vẽ ra phần đầu.[br">[br">Sau những buổi tuyên truyền ấy, những cô gái bất hạnh ở Hà Nội được luyện tập quân sự, được giao cho những cây súng trường nặng trịch và cổ lỗ để ngăn chặn quân Pháp tái chiếm Hà Nội cho quân đội chính quy kịp thời rút lên Việt Bắc. Khi đối đầu với quân Pháp, một đội quân chuyên nghiệp, hầu hết họ đã bị tiêu diệt, trở thành những viên gạch lót đường cho đảng và mau chóng rơi vào quên lãng.[br">[br">Ngọc Thu cũng đã có một vài thành công nào đó nhờ cô học tập kỹ nội dung tuyên truyền. Chỗ nào chưa hiểu, Tuấn Nhơn sẵn sàng hướng dẫn cho cô. Cô còn vận dụng cái bi thảm của tiểu thuyết diễm tình và của cải lương mà cô rất mê vào trong câu nói. Nhưng cô càng thành công trong sự tuyên truyền thì đạo đức của bản thân cô và của mặt bằng xã hội chịu ảnh hưởng sự tuyên truyền ấy cũng bị xuống cấp, vì đạo đức không thể tách rời chân lý. Lương tâm của cô ngày càng thui chột. Hơn một lần cô đã làm cho các bà mẹ trung niên khóc rưng rức não nùng khi nghe cô lên án giặc Tây và bọn Việt gian:[br">[br">“Giặc Tây tàn ác vậy sao Thu, chúng lột da người ta như lột da thỏ … chúng ác mà sao chúng chịu khó vậy?” dì Tám hỏi.[br">[br">“Tại sao mà Tám nói chúng chịu khó?” Ngọc Thu hất mặt, trừng mắt hỏi lại.[br">[br">“Hồi đó dì làm trong nhà hàng Tây, dì sợ đầu bếp sai dì làm món ‘thỏ lột da xối rượu vang’ vừa dơ lại vừa mệt và đầu bếp nói dì khéo tay lại chịu khó nên giao cho dì việc đó.”[br">[br">“À ra thế” Ngọc Thu nói nhưng có vẻ ngượng ngùng.[br">[br">“Ờ, ai mà làm như vậy cho mất công.” Dì Bảy nói.[br">[br">Nhưng lúc đó một thím tên Mùi nức nở khóc, “Tội nghiệp người bị sát hại đó quá.”[br">[br">Có mấy dì khác nói “Ờ tội nghiệp quá…” và khóc theo, làm thím Mùi khóc to hơn. Thím Mùi đâu biết rằng tiếng khóc ấy sẽ còn theo thím suốt đời vì năm đứa con trai của thím sau này theo VC lần lượt bị bắn gục trên chiến trường du kích. Và khi về già lúc bệnh bao tử không cho thím ăn gì ngoài món cháo đậu, người ta mặc cho thím một cái áo nhung tím than, đeo cho thím một sợi dây chuyền có gắn ngọc trai giả, cài trước ngực thím một huy chương “Bà mẹ anh hùng”. Lúc đó thím cũng khóc không phải vì vinh hạnh mà tội nghiệp cho chính mình.[br">[br">Sau một lúc im lặng nặng nề đầy bi thảm, câu chuyện đổi sang đề tài xã hội mới. Dì Chín hỏi Ngọc Thu:[br">[br">“Trong xã hội mới như cháu Thu nói, các dì sẽ không còn làm thuê cho địa chủ mà trở thành chủ đất, như vậy lúc đó cháu phải vị trí ở trên chủ đất, đúng không?”[br">[br">“Vâng, các dì là chủ tập thể còn cháu chỉ làm việc quản lý thôi.”[br">[br">“Ủa người làm chủ không được quản lý sao cháu, vậy làm chủ để làm gì?”[br">[br">“Để tự mình lao động sản xuất.”[br">[br">“Còn thành quả thì sao?”[br">[br">“Được chia đều cho mỗi người đủ dùng”[br">[br">“Vậy thì để cháu làm chủ luôn cho rồi, các dì đi tìm ruộng khác để xin làm tá điền tiếp…”[br">[br">“Không được đâu, đất của các dì mà.” Ngọc Thu ấp úng nói.[br">[br">“Không dám đâu…” dì Tám và dì Chín cùng nói.[br">[br">Ngọc Thu càng lúng túng không biết mình nói có đúng đường lối không nhưng xem ra lý lẽ này bế tắc. Lúc đó cô chợt nhớ một câu trong bài học, cô liền nói:[br">[br">“Để cháu giải thích cho các dì các thím rõ, trong xã hội CS, mọi người làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu, sự quản lý sau một thời gian sẽ bị bãi bỏ.”[br">[br">Dì Bảy hay kể chuyện tiếu lâm nói:[br">[br">“Theo dì không ổn, Thu ơi!”[br">[br">“Sao lại không ổn? Đó là sự tuyệt vời của chế độ CS, là đỉnh cao của trí tuệ loài người, dì còn chê chỗ nào nữa?”[br">[br">“Để dì nói con nghe, vả lại việc này cháu cũng biết. Con Mỹ Xuân có lần nó than với dì bộ phận nào trên thân thể của thằng Bảy Long cũng lớn quá khổ nên ban đêm khi ăn nằm với chồng nó, nó nói, một lần thì sướng, hai lần thì sợ, ba lần thì đau. Thế mà đêm nào chồng nó cũng ‘tối thiểu là ba, tà tà là sáu’. Dì thấy nếu để cho thằng Bảy Long hưởng theo nhu cầu thì con Mỹ Xuân chết sớm. Tội nghiệp con bé