Truyen tieu thuyet | Dòng sông oan nghiệt
![]() | ![]() ![]() |
c đi. Thầy nghĩ, “Trời Phật đã độ mình vì sáng nay mình không có nhà nên tránh được sự sỉ nhục, và hai thằng đó chưa làm bậy vợ mình.” Ý nghĩ ấy làm thầy thấy mình phấn chấn khi tiến lại kệ sách lấy từng chồng sách bám bụi đặt xuống nền nhà.[br">[br">Bốn ngày sau, thằng Cám đi ngang qua nhà thầy Thiết Trọng, thấy cửa đóng then gài. Hắn bước vào thấy nhà trống trơn, không một bóng người. Họ đã trốn mất,… nàng đã trốn mất sau khi để lại ta món tóc thề, hắn nói. Ta tiếc đã không được tận hưởng với nàng, hắn than thở.[br">[br">Tổ chức cho rằng không bỏ công đuổi theo một thằng đã bỏ chạy, đã đầu hàng, một thằng trí thức ngu muội và vô dụng. Hắn không bao giờ có thật trên đời. Không hiện hữu, không tồn tại. Về phần thằng Cám, từ ngày Hồng Nhu bỏ đi khỏi làng, hắn trở nên buồn bã. Một hôm hắn vui mừng khám phá một điều mới lạ: hắn thấy Mỹ Xuân vợ của xếp hắn, Bảy Long, với con nhỏ ba tháng trên tay đang lấy lại những đường nét sau thời kỳ sanh nở mà thằng Cám thấy rất mỹ miều, phổng phao như thân thể của Hồng Nhu. Từ đó hắn mới hết buồn nhưng lại thêm lòng hăng hái để chiến đấu cho lý tưởng Việt Minh. [br">[br"> [br">[br">Từ giữa năm 1946, quân viễn chinh Pháp và lính bảo an tái chiếm lại những vùng do Việt Minh làm chủ sau ngày đảo chính Nhật.[br">[br">Tháng chín năm đó một đại đội lính lê dương và bảo an càn quét làng Rí và làng chài, có mấy xe bọc thép và một máy bay. Mặc dù đã biết trước và cho sơ tán các bà mẹ có con nhỏ, các ông bà già qua khu rừng bên kia sông Nghiệt, từ khu rừng này có con đường mòn dẫn lên núi Mường cao 1227 mét. Thằng Cám, người hộ tống của Bảy Long, được giao cho việc đưa ba bà cán bộ Ngọc Thu, Mỹ Xuân, Mỹ Đông qua sông và ổn định chỗ ẩn náu cho họ và các con nhỏ. Hắn xum xoe bên cạnh Mỹ Xuân, chăm chút cho cô này được sự thoải nhất nào là gạo thơm, sữa bò cho các bé, lương khô, xà bông cục, dầu đèn và cả dầu dừa xức tóc. Trước khi đi hắn còn nói một câu tôn vinh Mỹ Xuân cải lương hết chỗ nói:[br">[br">“Chị Xuân ơi, mỗi lần nhìn chị Cám này lại nhớ đến mối tình đầu tan vỡ. Bây giờ người ấy đã bỏ đi xa vời vợi khiến em phải vò võ một mình.”[br">[br">“Sao mà thơ mộng và éo le vậy chú Cám.”[br">[br">“Thế đấy, để hôm nào yên ổn trở lại, Cám này sẽ kể hết câu chuyện tình ấy cho chị nghe.” Hắn luôn tưởng tượng giữa hắn và Hồng Nhu đã có một chuyện tình buồn.[br">[br">Thằng Cám tức Văn Cám nhỏ hơn Mỹ Xuân bốn tuổi gọi cô bằng chị là đúng, hắn chỉ biết đọc, biết viết chữ cua bò, nhưng hắn hấp thu được nhiều từ một thứ văn hóa có thể gọi là văn hóa cải lương với những câu nói ướt át, mùi mẫn thêm vào những tình cảnh éo le, và một nỗi buồn ở nhiều cung bậc từ buồn đau xé ruột đến buồn thảm, buồn da diết, buồn lãng đãng, buồn mơ hồ và buồn không tên. Hắn thường ví nỗi buồn như cơn mưa, từ mưa giông đến mưa rào, mưa dầm, mưa phùn và mưa đêm rả rích. Có thể nói nỗi buồn trong cải lương minh họa rất tốt cho khổ đế của Phật giáo.[br">[br">Không một đoàn cải lương nào về hát ở đình làng mà hắn không đi xem và trong lúc xem hát hắn đạt đến sự xuất thần đến nỗi nhiều lúc tưởng mình là nhân vật nam chính trên sân khấu và biến một nữ khán giả ngồi bên cạnh thành nhân vật nữ khi hai nhân vật chính đang âu yếm nhau trong tuồng hát. Hắn giật mình khi bàn tay của hắn bị khán giả nữ bên cạnh đánh mạnh, hất ra kèm theo một lời cảnh báo:[br">[br">“Anh này dê quá vậy, bộ anh không có chỗ gác tay sao mà cứ vuốt ve đùi tôi hoài vậy.”[br">[br">“Dà, xin lỗi tôi quên, tôi tưởng mình đang đóng tuồng.”[br">[br">Còn bây giờ hắn liếc mắt đưa tình cho Mỹ Xuân rồi hắn tiếp tục ra ngoài làm việc, bố trí cho những ông già bà cả và trẻ nhỏ chỗ ẩn náu. Sau đó hắn quay lại ngắm Mỹ Xuân ngồi khoanh chân trên đôi mông nở nang tròn trịa, vạch vú căng tròn cho con bú. Lúc đó nàng không mặc áo ngực và cả người nàng toát ra nữ tính kỳ diệu. Một nữ tình bảo toàn và nuôi sống như một trái cây chín đỏ và căng mọng trên cành chờ người ta hái để qua cơn đói khát. Trong giây phút này đây nữ tính của nàng hòa nhập với tình mẫu tử ngọt ngào và dịu dàng biết mấy. [br">[br">Hắn hạnh phúc như nhìn vợ hiền và con mọn của mình. Rồi hắn vội vã quay về làng Rí điều động ghe cộ núp sát bờ sông dưới những cây to bên bờ làng Rí để chờ chuyển người qua sông khi rút lui. Trong lúc chèo ghe qua sông hắn ngân nga mấy câu vọng cổ Chuyện tình Lan và Điệp mà lòng lâng lâng khó tả.[br">[br">Hôm sau trời chưa sáng hẳn địch đã tấn công. Người của Việt Minh núp sau những ụ đất đắp sẵn ở ngoại vi làng chống trả mãnh liệt với những cây súng trường và lựu đạn. Dĩ nhiên đây là một trận chiến không cân sức. Hai cây trung liên trên xe bọc thép của địch bắn xối xả để mở đường. Một giờ sau phòng tuyến đầu tiên bị vỡ. Khi phòng tuyến thứ hai bị vỡ trước hỏa lực hùng hậu của địch, Tuấn Nhơn và Huy Phụng rút về địa điểm đoàn ghe hơn mười chiếc của Văn Cám. Hai người qua sông chạy vào rừng trong chuyến ghe thứ ba và thứ tư, Tuấn Nhơn bị thương ở tay phải được băng chặt để cầm máu, trong lúc Bảy Long cũng phải bỏ phòng tuyến cuối cùng. Anh này cùng các đồng đội rút về nhà làng hoặc đình làng sau đó chạy ra bờ sông. Thình lình một chiếc máy bay đầm già xuất hiện quần thảo trên bầu trời. Tiểu đội của Bảy Long bất ngờ bị một tiểu đội của địch thọc ngang sườn chặn con đường từ nhà làng ra chỗ ghe đậu sẵn.[br">[br">Hai bên chạm trán và bắn nhau trực diện. Bảy Long núp sau một cây to cành lá um tùm vừa bắn, vừa leo lên cây để ẩn mình trong đám lá. Bảy Long bắn gục ba thằng nhưng cũng chứng kiến các đồng đội mình lần lượt bị bắn ngã. Một lúc sau, anh ngưng bắn vì địch đến quá gần cây cổ thụ, có thể phát hiện chỗ núp của anh. Sau đó tiểu đội của địch còn lại khoảng bảy người đổi hướng về nhà làng. Lúc đó một máy bay cánh quạt của Pháp bay trờ tới, đồng thời trung liên của máy bay địch bắn loạt đạn đầu tiên hướng về khu rừng bên này sông.[br">[br">Trong tàng cây, Bảy Long sửa thế ngồi cho vững trên hai cành to và nghĩ mình thoát chết đợi đêm đến sẽ trốn qua sông. Đó là thế đại bàng bế dực tọa sơn, một thế ngồi trong võ học. Lúc đó phi công nhìn thấy một đồng đội bị thương của Bảy Long đang lồm cồm đứng dậy. Sẵn trong tầm ngắm lia ra một loạt đạn làm đồng đội Bảy Long ngã vật xuống đồng thời có mấy viên bay vào tàng cây; hai viên đạn ghim vào ngực Bảy Long, làm anh chết ngay tại chỗ nhưng không rơi xuống đất, vì khi thân anh đổ xuống từ chỗ ngồi, bụng và ngực anh vắt vào hai cành cây to khác. Máu tuôn xối xả theo một cành cây chảy thành dòng cao năm thước dọc theo thân cây. Đúng lúc đó núp ở bờ sông chỗ ghe đậu, Văn Cám hoang mang không thấy Bảy Long nhưng buộc phải cho chuyến ghe cuối cùng tách bờ làng Rí qua khu rừng bên kia sông.[br">[br">Tối hôm đó trong lúc Ngọc Thu chăm sóc vết thương trên tay cho Tuấn Nhơn, Mỹ Đông làm mát-xa cho Huy Phụng thì Văn Cám an ủi Mỹ Xuân:[br">[br">“Anh ấy mau lẹ như con beo, bơi giỏi như con rái cá lại khỏe như cọp, Cám đoán anh ấy đã bơi qua sông trốn tạm đâu đó vài ngày sẽ gặp lại anh em đồng chí.”[br">[br">“Tôi cũng mong Cám đoán đúng, nhưng tôi vẫn lo lắng không yên.”[br">[br">“Ngày mai anh Tuấn Nhơn sai em điều động mấy ông già bà cả và trẻ em về làng xin xác động đội để chôn cất, Cám này sẽ dặn họ dò hỏi tình hình anh Bảy Long để chị yên tâm.”[br">[br">“Ừ Cám giúp tôi chuyện đó đi.”[br">[br">Văn Cám ở lại tới khuya với mẹ con Mỹ Xuân, hắn dành bế thằng bé Mạnh Cường hát bài vọng cổ Mạnh Lệ Quân nhớ bạn để ru thằng bé ngủ, nhưng lạ thật Mỹ Xuân cũng thấy mình bình tĩnh và thư thái lại bởi giọng ngân nga, luyến láy của hắn rất mùi mẫn và ngọt ngào. Nỗi buồn xa làng, xa chồng của nàng được ru ngủ. Mùi mẫn thiệt, giống như một thứ trái cây chín rục nhẹ rơi vào mảnh đất lòng nàng để mọc lên cây mới dù trên mảnh đất ấy đã có sẵn một cây đại thụ sẽ tàn lụi với cái chết của Bảy Long. Cảm giác vô thức này khiến lần đầu tiên Mỹ Xuân thấy thằng Cám trông cũng điển trai và có tấm lòng tận tụy, chí ít là đối với mẹ con nàng .[br">[br">Sáng hôm sau bọn Pháp đồng ý cho người nhà nhận xác, sau một ngày những ai không được nhận sẽ cho chôn tập thể ở một mảnh đất gần nơi có đá Tôn-Lưu-trảm-thạch. Văn Cám cũng cải trang nhập vào đoàn bô lão nghe ngóng nhưng tuyệt nhiên không thấy xác Bảy Long. Hắn tự nhủ, “Nếu điều xấu nhất xảy ra, mình tìm thấy xác anh ấy, mình sẽ vuốt mặt anh ấy và sẽ nhìn anh ấy lần cuối rồi mình sẽ xin được thay thế anh ấy để chăm lo cho Mỹ Xuân vì mình đã lỡ yêu cô ấy rồi.”[br">[br">Lúc đó trong bầu trời một bầy diều hâu và kên kên bay qua với lớp lông dầy. Một ông cụ nói:[br">[br">“Ngộ thiệt, ở đâu có xác chết là kên kên bay đến.”[br">[br">Sau đó đoàn người tiếp tục đi về phía các phòng tuyến để tìm xác người thân. Hắn lại tiếp tục dòng suy nghĩ đã bị một đàn diều hâu và kên kên làm gián đoạn. “À mình còn phải chiêm ngưỡng ‘ngọc quản’ của ảnh một lần cho mãn nhãn rồi thôi… nghìn thu vĩnh biệt.”[br">[br">Buổi chiều bọn Pháp và mấy viên chức nhà làng mới được chỉ định nói với các bô lão đưa gia đình về làng, ai theo Việt Minh ra đầu thú và nộp vũ khí sẽ được tha bổng. Các bô lão vâng dạ, rồi về nhà mình trong đó có vợ chồng Lê Bát vì có một ít bô lão về lại bên kia sông đem theo lời nhắn của họ báo tình hình đã tạm ổn có thể về làng canh tác. [br">[br">Tối hôm đó, Tuấn Nhơn họp ủy ban Việt Minh lại để tìm phương án cho tình thế đại bại của tổ chức. Sau cùng họ nhất trí mấy điểm chính sau đây:[br">[br">- Tập thể sẽ tiến sâu vào rừng để lập chiến khu cũng là hậu phương lớn sau này.[br">[br">- Các nữ cán bộ và những người của Việt Minh nhưng quần chúng không ai biết vì giấu mặt tạm trở lại làng Xí nằm chờ lệnh trong lúc vẫn làm công tác dân vận.[br">[br">- Đồng chí Văn Cám về lại làng Xí làm công tác địch vận và tổ chức mạng lưới giao liên từ làng cho đến cửa ngõ chiến khu. Mạng lưới này còn điều hành việc chuyển lương thực, vật dụng thu mua bên ngoài để tiếp tế vào khu. [br">[br">Văn Cám rất ngạc nhiên khi trong buổi họp được Ngọc Thu đề cử vào công tác này. Cô nói:[br">[br">“Đồng chí Văn Cám ít người biết mặt lại quen biết gia đình Lê Bát nên sẽ không bị phát hiện. Vả lại đồng chí còn phải tìm kiếm phó chủ tịch Bảy Long mất liên lạc với chúng ta.”[br">[br">Qua lời đề nghị ấy, các cán bộ đã đồng ý. Nhưng có một lý do thầm kín mà họ kể cả Văn Cám cũng không biết: Ngọc Thu thấy trước Văn Cám sẽ thay thế Bảy Long bảo vệ Mỹ Xuân, không cho ai đến gần cô này kể cả chủ tịch Tuấn Nhơn vì Ngọc Thu bị ám ảnh lời nói đùa của Dì Tám “giao ông chủ tịch việc đáp ứng nhu cầu cho Mỹ Xuân sau khi đã đề nghị thiến Bảy Long”. Thực tế Bảy Long không bị thiến mà một con kên kên trong bầy đã lấy cái mỏ cứng rứt gọn bộ phận đó của anh ấy trong bữa tiệc tử thi của chúng.[br">[br">Vô hình trung, bầy kên kên bay qua làng đã thực hiện nghi thức điểu táng cho Bảy Long như một bộ tộc bên Tây Tạng. Người chết được cột hai cổ chân vào một dây thừng dài, trong lúc một nhà sư gõ kẻng tụng niệm. Khi nhà sư ra dấu, người chết được ném lơ lửng xuống vực sâu là hang ổ của kên kên. Lúc đó từ đáy vực sâu dâng lên một làn sóng đen, những đôi cánh của bầy kên kên vừa bay vừa rỉa thịt tử thi. Một khắc sau nhà sư Tây Tạng ra lệnh cho kéo tử thi lúc này chỉ còn lại bộ xương trắng hếu. Phần xương đó được hỏa táng, tro cho vào hủ và thỉnh vào chùa. Thiết tưởng không có chủ nghĩa hư vô nào bằng nghi thức điểu táng ấy của Phật giáo Tây Tạng.[br">[br">Đúng là sắc sắc không không, vả lại Phật pháp coi thân xác con người là cái bình chứa đồ nhơ uế. Có lẽ quan niệm ấy cũng coi việc đứa hài nhi đỏ hỏn một cục được cha mẹ nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa là một sự vô minh tệ hại. Dĩ nhiên trừ những nhà sư phá giới vì họ đã từng vuốt ve, bú, mút, đã dập dềnh trên thân thể một người nữ như trên sóng cả trong lúc tưởng đó là con thuyền tam bản đưa họ về tây-phương-cực-lạc mà họ hằng ngưỡng vọng (!?).[br">[br">Từ hôm ấy tổ chức tuần tự thực hiện nghị quyết chung. Sau ba ngày Mỹ Đông chia tay Huy Phụng ôm thằng bé Huy Khang cùng Mỹ Xuân ôm thằng bé Mạnh Cường có Văn Cám tháp tùng về lại làng Rí. Ngọc Thu lấy lý do chăm sóc vết thương cho Tuấn Nhơn ở lại thêm một tuần, nhưng đêm nào chàng và nàng bên nhau ngây ngất, quằn quại trong lạc thú yêu đương. Chàng thường quấn chặt vết thương trong cái áo dầy trước khi hành lạc. Dù vậy sau mỗi lần hành lạc vết thương lại rỉ ra chút máu, Tuấn Nhơn coi đó là chuyện nhỏ vì vết thương của chàng không nguy hiểm, còn Ngọc Thu coi đó là dấu chỉ sự đắc thắng của mình.[br">[br">Chàng đã biết rõ nàng là một thiếu nữ nhiều dục lực và dễ hứng tình. Chàng biết điều này từ khi ngỏ ý cưới nàng với song thân, lúc đó mẹ chàng có nói, “Con bé đó nhan sắc khả ái, nhưng có điểm xấu là mắt sắc và ướt long lanh, môi dầy và đỏ, nhiều ‘hành thủy’ quá.” Mặt khác bà cũng biết rõ con bà. Vẻ dịu dàng của Tuấn Nhơn chỉ là cái vỏ bọc lễ giáo mà người cha vốn là nhà nho truyền dạy. Bên trong vỏ bọc ấy là một sự khắc nghiệt và nhẫn tâm trong chiều sâu vô thức. Trái lại thằng út Tuấn Nghĩa của bà khác hẳn. Bên dưới vẻ khô khan ít nói là một tâm hồn nhân hậu.[br">[br">Hôm chia tay Ngọc Thu, Tuấn Nhơn nói:[br">[br">“Mình chỉ tạm thời xa nhau thôi do yêu cầu của cuộc kháng chiến. Anh sẽ tìm cách lẻn về thăm em và con; khi đường dây giao liên được thiết lập, em sẽ qua làng chài và vào cứ thăm anh.”[br">[br">“Vâng em cũng nghĩ như anh,” Ngọc Thu âu yếm nói, giờ đây cô đã yêu Tuấn Nhơn say đắm không như ngày mới cưới nhau.[br">[br">“Em có biết anh thèm được ôm em và tận hưởng hạnh phúc với em không?”[br">[br">“Em biết và em cũng cần anh vô hạn nhiều lúc như hóa ra điên dại.”[br">[br">“Thôi em và con về bình an.”[br">[br">“Và anh cũng bảo trọng,” Ngọc Thu nói mà nước mắt lưng tròng.[br">[br">Thật vậy, nàng rất cần chàng vì tình yêu mà có lẽ vì nàng có một dục tình mạnh mẽ hoang dại được nuôi dưỡng bởi nắng gió, bởi màu xanh miên man thôn dã và dòng sông chảy siết như sự gào thét âm thầm trong thân xác nàng những lúc đòi yêu. Sự eo sèo ấy của thân xác chỉ chịu im tiếng khi nàng được Tuấn Nhơn xâm nhập chiếm lĩnh và làm cho thỏa mãn trọn vẹn. Vả lại nàng cũng muốn sinh cho Tuấn Nhơn một đứa con của chàng, vì Khánh Dung là con của Huy Phụng mà chỉ một mình nàng biết.[br">[br"> [br">[br">Đồng thời nàng thấy chưa bao giờ nàng yêu đảng như hiện nay. Sau đó nàng cũng yêu quê hương nữa. Nhưng nàng yêu quê hương trong những cái cụ thể nghèo nàn của nó như chùm khế ngọt (nhiều khi hái trúng trái chua lè), như vầng trăng tỏ (gặp thời mây phủ sơn khê) như con đò nhỏ (trong khoang giấu súng AK). Đặc biệt trong những cái rất cụ thể nơi Tuấn Nhơn, nàng đâu biết rằng nó giống như sự quyến rũ của xác thịt và tính dục được thăng hoa nhưng không thanh thoát được, nên đã trở thành một nỗi ám ảnh thường xuyên như cơn khát tình giày vò nàng trong nỗi chết.
[br">Nửa tháng sau, làng Rí trở lại cuộc sống bình thường nhưng không hết hoang mang. Hết thảy dân làng đã quay về nhà trừ những thành phần Việt Minh nòng cốt và dĩ nhiên những người đã chết trong trận càn quét vừa qua. Học sinh đã đi học lại.[br">[br"> [br">[br">Một buổi trưa đầu giờ ngọ, một học sinh đi học về nhưng có vẻ không vội về nhà. Cậu đi đường vòng để có dịp tha thẩn tò mò ngắm nghía cây cối xa
[br">Nửa tháng sau, làng Rí trở lại cuộc sống bình thường nhưng không hết hoang mang. Hết thảy dân làng đã quay về nhà trừ những thành phần Việt Minh nòng cốt và dĩ nhiên những người đã chết trong trận càn quét vừa qua. Học sinh đã đi học lại.[br">[br"> [br">[br">Một buổi trưa đầu giờ ngọ, một học sinh đi học về nhưng có vẻ không vội về nhà. Cậu đi đường vòng để có dịp tha thẩn tò mò ngắm nghía cây cối xa