Truyen tieu thuyet | Dòng sông oan nghiệt
![]() | ![]() ![]() |
.”[br">[br">Ngọc Thu bị bẻ lại bất ngờ phải làm thinh, cái lưỡi thường ngày dẽo quẹo của cô cứng lại như lưỡi gỗ. May mà lúc đó dì Tám góp ý:[br">[br">“Dì nghĩ tổ chức nên thiến bỏ cái đó của thằng Long, phong nó làm hoạn quan hay công-công gì đó kiêm việc mõ làng là ổn thôi.”[br">[br">Cả phòng họp cười vang, thím Mùi và mấy dì ngồi gần thím vừa lau nước mắt vừa cười ục ục.[br">[br">“Đâu được, như vậy lấy ai đáp ứng nhu cầu của Mỹ Xuân vì nó cũng phải được hưởng theo nhu cầu chớ.” Dì Chín nói.[br">[br">Lúc này cuộc bàn thảo chính sách của chế độ tương lai trở nên sôi nổi, Dì Tám nói to:[br">[br">“Việc đáp ứng nhu cầu của Mỹ Xuân giao cho chủ tịch ủy ban Việt Minh là xong, đúng không?”[br">[br">Ngọc Thu giật mình vì trong lần bầu bán vừa qua, Tuấn Nhơn được bầu làm chủ tịch. Cô còn nhớ lại sau khi ăn cưới nhà Lê Bát, Mỹ Xuân còn bỡn cợt xin cô nhường Tuấn Nhơn cho ả; biết đâu ả nói thật. Bây giờ cô phải cho ý kiến để kết thúc buổi họp vì cô thấy nhức đầu như Tôn Ngộ Không bị cái vòng Kim-cô siết chặc:[br">[br">“Cháu nghĩ đó là trường hợp đặc biệt nên có lẽ mình phải cấp thêm cho Bảy Long hai hộ lý nữa để tăng tuổi thọ cho Mỹ Xuân, đồng thời bắt Bảy Long lao động gấp ba cho mất sức và bớt hăng chứ gán chồng cháu cho Mỹ Xuân sao được. Còn bây giờ cháu tuyên bố kết thúc buổi họp, lần sau mình sẽ học tập tiếp. Lúc đó dì Chín nói:[br">[br">“Ờ cũng phải, tao đang khát nước gần chết, bao tử tao bắt đầu sôi lên đòi ăn.”[br">[br">Mọi người ra về không còn bận tâm mình đã tiếp thu được gì, giống như câu chuyện bịa đặt để giỡn chơi. Nhưng họ vẫn còn bàn tán không biết ‘cái ngọc quản’ của Bảy Long nó lớn cỡ nào.[br">[br"> [br">[br">Cũng sáng hôm đó, thầy giáo Thiết Trọng đến nhà địa chủ Lê Đối theo lời mời của ông này vì hai người có việc cần bàn cụ thể là thống nhất một giao kèo sang nhượng. Chờ khách ngồi yên vị, và bữa tiệc nhỏ dọn lên sẵn sàng, Lê Đối mời thầy giáo cầm đũa và nói:[br">[br">“Tôi đồng ý nhận giữ căn nhà của thầy giáo và đưa thầy mấy lượng vàng mà ta đã thống nhất để thầy về quê như thầy nói. Hôm nay hai bên có thể ký giao kèo và để tuần sau thầy có thể dọn đi.”[br">[br">“Cám ơn ông đã đồng ý vì thời buổi loạn lạc này bán nhà không dễ.”[br">[br">“Đúng vậy nhưng khi nào thầy muốn quay về sống ở làng này, thầy cứ trả lại số vàng bằng số tôi đưa hôm nay, tôi sẽ trả nhà lại cho thầy. Nhưng tôi tò mò muốn biết lý do nào thầy về lại Hội An.”[br">[br">“Không giấu gì ông, bà cả nhà tôi có nhắn lời cho tôi biết bà ấy đã đồng ý nhận cô Hồng Nhu mà tôi đang sống làm bé chính thức và cũng yêu cầu chúng tôi về lại Hội An để toàn gia xum họp trong ngôi nhà lớn của tổ tiên để lại. Tôi thấy hai bà làm hòa như thế tôi rất mừng nên chấp nhận đề nghị đó. Vả lại tôi thấy mình có lỗi vì tôi đã bỏ mặc hai đứa con trai bà cả; chúng cũng cần có tôi bên cạnh để bảo ban ở tuổi thiếu niên sắp bước vào tuổi trưởng thành.”[br">[br">“Đúng, làm chồng và cha phải luôn giữ được đức công bằng và vô tư mới phải. Hoàn cảnh của tôi có chỗ giống thầy mà cũng có chỗ khác thầy. Trước đây tôi có tằng tịu với một con nhỏ tá điền, sau đó thì thôi đường ai nấy đi. Tôi tưởng sau đó nó đã có chồng con. Vừa qua nó nhờ người nhắn tôi nó ở vậy tới già vì nó chỉ thương có một mình tôi. Tôi vừa áy náy vừa ân hận đã phá hỏng một thủa xuân thì của nó. Tôi nghĩ lại và tôi quyết lo cho nó, mua cho nó cái nhà, chu cấp cho nó khi nào tiện tôi sẽ đến thăm nó.”[br">[br">“Ông quả có lòng nhân hậu…” Thầy Thiết Trọng khen Lê Đối.[br">[br">Thế nhưng sau đó họ lại nói đến cái sự không tốt và phiền toái của việc đa thê. Rồi hình như khi nói nhiều đến dục vọng của đàn ông đã làm Lê Đối nhớ đến Kim Thản vốn đã để lại trong lòng ông nỗi nhớ thương da diết khôn nguôi, bởi cô đã khuyên ông biết đối xử tốt với phụ nữ nên Lê Đối chủ động nói sang chuyện khác, ông hỏi:[br">[br">“Xin thầy cho tôi ý kiến vì mấy lúc gần đây tôi không hiểu sao sự tuyên truyền của CS làm dân làng ra mê muội tin rằng chỉ cần đánh Pháp và cướp được chính quyền là trở thành ông / bà chủ đất trong khi ông cha tôi là Lê Thát khi đến đất này phải thay trâu kéo cày làm việc quần quật như thằng nô lệ mới có được cơ ngơi này. Chỉ những đầu óc bệnh hoạn muốn cướp bóc người khác mới nói năng như thế phải không thầy?”[br">[br">Thầy Thiết Trọng không trả lời ngay; thầy gắp một miếng thịt gà luộc và uống thêm một ngụm rượu, rồi thầy nói:[br">[br">“Như ông đã nói, không có sự truyên truyền nào không có ít nhiều điều dối trá và nó chủ yếu đánh vào tình cảm và dục vọng của con người và không bao giờ nó mời gọi người ta suy nghĩ. Dĩ nhiên đôi khi nó cũng đưa ra một vài thứ lý thuyết này nọ với ít nhiều lập luận có tính giáo điều, nhưng chỉ để bóp méo và hướng vào con đường một chiều đã định trước.”[br">[br">“Vậy trong dân chúng nhiều người sẽ bị sụp bẫy phải không thầy?”[br">[br">“Phải vì khi chịu nghe tuyên truyền cũng giống như khi uống lầm thuốc độc hoặc bùa mê. Thế nên đừng nên nghe lời chúng nói mà hãy nhìn việc chúng làm để xét đoán. Vả lại dân mình dễ sụp bẫy vì hầu hết có thể trạng dễ bị nhiễm độc…”[br">[br">“Có chuyện đó sao thầy?” Lê Bát ngạc nhiên hỏi.[br">[br">“Có chứ, thể trạng đó chính là mảnh đất tốt để cỏ dại tuyên truyền mọc lan và trùm lấp rất nhanh. Đó có thể là tâm lý thụ động, thờ ơ “thế nào cũng được”có từ thời Trịnh Nguyễn phân tranh, rồi thêm thói quen sống bằng trực giác cụ thể ít biết suy luận, dễ bị trò ảo thuật của ngôn ngữ làm mờ mắt. Ngoài ra cuộc sống quá nghèo khổ dễ lấy bánh vẽ làm bánh thật. Nhưng nói chung có ba yếu tố làm người ta dễ mắc bẫy tuyên truyền là: phả hệ của tư tưởng, thiếu trình độ trí thức và thiếu trình độ tu dưỡng bản thân.[br">[br">“Thầy có thể nói cụ thể hơn được không?”[br">[br">“Tôi chỉ nói mấy điều tôi thường nhận thấy như người theo nho giáo /Phật giáo dễ tin lời CS hơn người đạo Chúa vì phả hệ của Nho-Phật về đại thể là vô thần…”[br">[br">“Có phải thầy đang nói về phả hệ … đúng không? Nhưng xin thầy giải thích thêm về điều này.”[br">[br">“Phả hệ của tư tưởng là sự lưu truyền nó qua thời gian và được truyền thống củng cố. Những người cùng một phả hệ có những quan điểm về nhân sinh và vũ trụ giống nhau hoặc dễ dàng hòa hợp nhau và họ tìm đến nhau. Nhà nho gọi đó là Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu và nôm na dễ hiểu là Ngưu tầm ngưu mã tầm mã.”[br">[br">“À vì thế mà khi gặp người khác phả hệ họ phải dùng cách khác.”[br">[br">“Đúng thế, khi tuyên truyền cho người đạo Chúa và để người này sụp bẫy, cán bộ tránh nói hữu thần/vô thần mà nói đến chuyện khác như tình-tự-dân-tộc này nọ hoặc đánh vào dục vọng của người nghe như địa vị, tiền tài, gái đẹp. Vì thế tuyên truyền cũng lôi kéo được những ông linh mục đen-vỏ-đỏ-lòng vì những ông này hoặc dốt triết học nên không tin sự phê phán khách quan của Giáo hội đối với học thuyết Mác-Lênin, hoặc có tham vọng lấy thần quyền để có thêm được thế quyền. Rõ ràng những linh mục ấy có sự khiếm khuyết về trí thức mà tham vọng lại nhiều.”[br">[br">“Khó quá làm sao họ hiểu nổi từ cả hai phía, kẻ chủ trương học thuyết và người phi bác học thuyết .” Lê Đối nhận xét, thật ra cho chính mình.[br">[br">“Cái dễ là cái giả tạo, ông biết đấy, nào là tình-tự-dân-tộc, rồi lòng yêu nước được hiểu theo một cách độc đoán nào đó, và độc địa nhất là đánh vào sự khổ chế tình dục của các linh mục bằng sự cám dỗ của các nữ cán bộ mơn mởn xinh tươi… Nhưng tôi đang nói quá nhiều lại có vẻ bất kính các linh mục.”[br">[br">“Không, thầy cứ nói đi rồi từ từ tôi cũng hiểu hết. Có khi tôi chợt hiểu lúc uống rượu một mình.” Lê Bát thành khẩn yêu cầu.[br">[br">“Khi CS tuyên truyền cho dân quê ít học, họ nói những điều mà chính họ cũng không hiểu rõ, ví dụ như họ truyên truyền Liên Xô giàu mạnh hơn Mỹ, đã từng giải phóng Ba Lan, Hung gia Lợi nhưng thực chất là xâm lăng lại các nước này từ tay Đức Quốc xã và cũng áp đặt một chính quyền thần phục Liên Xô trừ khử mọi kẻ chống đối.”[br">[br">“Thầy nói chuyện này, tôi càng thấy rõ sự tuyên truyền giống như người mù còn cõng người mù, người nói và người nghe đều không hiểu rõ thực chất vấn đề. ”[br">[br">“Đại khái là như thế … Nhưng tôi nói quá nhiều những điều vô ích.” Thầy Thiết Trọng tìm cách đổi đề tài.[br">[br">“Sao vô ích được?” Lê Đối phản đối.[br">[br">“Vì luôn có những người mê muội tin vào sự tuyên truyền giống như những người có nhiều âm khí thường hay gặp ma. Tôi chỉ nói bấy nhiêu thôi, tôi cũng sợ lắm, vì tuyên truyền có ma lực đưa người ta vào đêm tối dầy đặc giữa ban ngày.”[br">[br">“À thì ra người nghe thiếu sự tu dưỡng để yêu mến sự thật và trấn áp lòng ham muốn của cải địa vị và nhục dục thân xác nên dễ bị kẻ không tưởng đánh lừa, cho ăn bánh vẽ trong khi nếu mình có đức hạnh, không nuôi tham dục, mình có Đức trọng thì quỷ thần mới sợ mình. Nhưng thầy biết đấy người có đức hạnh thời nào cũng có dù không nhiều.”[br">[br">“Thời này càng ít vì người đức hạnh hay nói thẳng dễ bị sát hại bởi sự cuồng tín chính trị. Tôi cho đó là thái độ thần bí của đám đông với những lãnh tụ của bóng đêm.” Thầy Thiết Trọng thở dài đáp lại.[br">[br">Thấy thầy giáo thở dài buồn bã đôi mắt có vẻ hoảng sợ, Lê Bát nói:[br">[br">“Thầy không muốn nói nhiều tôi không ép. Vả lại tôi biết như thế cũng đủ. Uống thêm ít lượt nữa, tôi sẽ tiễn thầy về để vợ thầy không phải nóng lòng chờ.”[br">[br">Thật vậy, thầy Thiết Trọng không muốn nói nhiều về chính trị là lãnh vực có nhiều cạm bẫy cũng như họ không muốn uống say, nhất là Lê Đối sợ mình thất thố với thầy cũ của út Miều. Ông chỉ uống say khi độc ẩm.[br">[br">Khổ nỗi gần đây khi một mình uống say giữa cảnh hoàng hôn quạnh quẽ, hình ảnh của Kim Thản cứ chờn vờn lẫn quẫn bên ông qua một lớp sương mù. Hình ảnh nàng trong cặp áo cưới cô dâu màu hồng tươi, hình ảnh nàng trong bộ đồ đen thô và dày khi đi làm ruộng và hình ảnh nàng phơi bày trong đêm dâng hiến, chúng bấu chặc vào tâm trí ông như những móng vuốt con diều hâu bấu chặt con mồi. Vâng, ông đã nghĩ đến việc săn sóc con nữ tá điền cũ lỡ thời chỉ vì muốn sống tốt theo lời con dâu Kim Thản khuyên ông: nàng là mối tình “lãng mạn” nhất của ông mà không tiểu thuyết trữ tình nào mô tả hết.[br">[br">Nhưng xét cho cùng, ông không làm việc này vô ích. Ông tìm cho mình một chỗ dựa chính trị, vì con nhỏ lỡ thời đó là Việt cộng. Mặc dù ông đã hứa với Tuấn Nhơn sẽ đóng thuế đầy đủ ruộng bên này sông cho tổ chức ngoài ra còn tiếp tế vào chiến khu phân nửa số còn lại nhưng ông vẫn chưa yên tâm. Ông phải dùng thêm kế sách cưới con tá điền VC mà cha của nó hiện là bí thư của Việt Minh trên huyện, thỉnh thoảng có xuống giám sát và chỉ đạo công việc của tổ chức tại xã này. Nghĩ đến việc ấy Lê Bát thở dài, “Lần này mình sống chung không phải với gái quê chất phác mà với một con cọp cái. Không biết chừng nào nó sẽ nhai nát cái thân già mà ham chơi trống bỏi này. Nhưng trước hết mình cần phải giải thích cho Kim Thản thông cảm với mình trong lần gặp lại khi có dịp để Kim Thản biết lòng dạ của mình lúc nào cũng nghĩ về nàng?”[br">[br">[br">[br">Về gần đến nhà thầy Thiết Trọng đã nghe thấy tiếng đứa con trai gần đầy năm của thầy khóc vang, ngoài ra còn tiếng Hồng Nhu, vợ thầy kêu ú ớ. Thầy giáo vội vã chạy vào nhà. Trước mặt thầy là một cảnh tượng kinh hoàng: đứa con thầy nằm lăn lóc trên mặt đất kêu khóc còn vợ thầy bị trói gô vào cột nhà, miệng bị nhét giẻ, hai nút áo trên cùng bị bung ra.[br">[br">Thầy vội vàng lấy dao cắt đứt dây cột bằng sợi của bẹ chuối to bản, lấy giẻ ra khỏi miệng cô Hồng Nhu, rồi chạy lại bế thằng bé lên. Vợ thầy vừa khóc lóc vừa nói:[br">[br">“Lúc anh vừa ra khỏi nhà một lúc thì thằng Cám và một thằng, một con, ba đứa xông vào nhà mình. Chúng nói tìm anh để dạy cho anh một bài học về nữ quyền. Thằng Cám cầm một cây roi tre vừa dài vừa to quơ quơ trong không khí. Không có anh, chúng định ra về chờ lần sau, nhưng lúc đó con nữ nói:[br">[br">“Để tôi dạy cho con vợ một bài học trước rồi lần sau mình sẽ trừng trị thằng chồng.[br">[br">“Rồi chúng bắt em ngồi vào bàn học, con nữ đeo khăn rằn đứng trên bục giảng em về “Nam nữ bình quyền”, chồng không được đánh vợ, trấn áp vợ, đè nén vợ bất cứ lúc nào… trong những trường hợp đó vợ phải phản kháng v.v… Nó nói nhiều lắm em không nhớ hết.”[br">[br">“Đồ điên loạn, vậy sao em không hỏi trong những lúc ăn nằm với nhau thì ai đè ai?”[br">[br">“Em quên.”[br">[br">Thầy Thiết Trọng tức giận vì con nữ đã dám dùng lớp học thầy dạy chữ nghĩa cao thượng vào việc tuyên truyền, thầy gào lên “Quân bất lương, khốn nạn,” nhưng thầy bỗng lạc giọng khi thấy trên bảng đen hai dòng chữ bằng phấn trắng: Trí, phú, địa, hào đào tận gốc,trốc tận rễ và Nam nữ bình đẳng giết Tây, diệt tề. Như thế là chúng xếp mình vào loại trí thức phải đào, phải trốc. Mình có bao giờ tự xếp mình vào loại trí thức đâu. Phải, mình có bằng tiểu học Pháp, nhưng bên Pháp, đứa con nít mười một, mười hai tuổi đứa nào chẳng có. Lúc đó thầy quay lại hỏi vợ:[br">[br">“Rồi sao chúng nó trói em vào cột nhà? ”[br">[br">“Trước khi ra về thằng Cám nói phải trói em vào cột nhà để cảnh cáo anh. Thế là hai thằng lôi em trói lại nhét giẻ vào miệng em rồi bỏ đi nói tuần sau sẽ đến.”[br">[br">Dĩ nhiên cô Hồng Nhu đã bỏ qua một chi tiết: nhân lúc trói cô lại, thằng Cám đã quấy rối tình dục cô trong khi thằng kia đứng quay lưng che mắt con nữ khăn rằn. Thằng Cám bóp nắn ngực và mông cô còn nói nhỏ vào tai cô:[br">[br">“Đã thật! hèn chi thằng thầy đó giam giữ em kỹ quá.”[br">[br">Rồi nó cắt một lọn tóc của cô để làm kỷ niệm. Thành tích oai hùng của nó.[br">[br">Nhưng bây giờ có nói thêm gì thầy Thiết Trọng cũng không nghe, thầy đang ôm đầu suy nghĩ. Mình phải giao nhà sớm cho Lê Bát để ngày mốt chạy về Hội An thôi, còn mấy đứa học trò chưa đóng tiền học mình cho chúng luôn. Phải biết khôn bỏ của chạy lấy người. Bỗng thầy chợt nhớ đến một bài sấm nói là của Trạng Trình mà một ông bạn vong niên có lần đọc cho thầy nghe khi bàn về thời cuộc:[br">[br">Tháng- năm đủ chín, cáo về[br">[br">Đuôi mang ngọn lửa kéo lê xóm làng.[br">[br">Sao chìm sông máu mênh mang,[br">[br">Lửa hồng thiêu đốt tan hoang ruộng đồng,[br">[br">Chiến trường phơi trắng núi xương,[br">[br">Khổ thay nòi giống Tiên Rồng nghìn xưa.[br">[br">“Đúng rồi,” thầy tự nhủ, “Tháng và năm đều đủ 9: tháng 9 còn năm 4+5=9 hai con chín, còn ngọn lửa mà đuôi cáo kéo theo phải là lửa từ bên Tàu đem qua…”[br">[br">Lúc đó thầy đứng bật dậy, cố làm ra vẻ của một nam tử hán, phán với cô Hồng Nhu:[br">[br">“Mãnh hổ nan địch quần hồ, con cọp mạnh khó lòng thắng được bầy chồn cáo, tôi với em phải rời xa nơi này càng sớm càng tốt, vậy ngay trong hôm nay và ngày mai phải thu dọn mọi cái cần thiết, cái nào cồng kềnh quá thì để lại cho Lê Bát. Chiều nay tôi sẽ ghé qua nhà ông ấy lần nữa báo cho ông ấy biết sau đó thuê một xe ngựa. Sáng ngày mốt lúc còn tối trời mình sẽ chạy về Hội An thoát khỏi vùng đất lửa này.”[br">[br">“Vâng, nhưng bây giờ em phải nấu nồi cơm và hâm lại nồi cá kho đã; con mình đang đói lã. Trong lúc đó anh bỏ hết sách vở vào thùng đi. Sau bữa ăn em sẽ dồn hết quần áo vào bao cói.”[br">[br">“Ừ cũng phải.”[br">[br">Thiết Trọng đáp trong lúc nhìn theo dáng Hồng Nhu ẻo lã bư