watch sexy videos at nza-vids!
truyen teen hay
DoTa Truyền Kỳ
Dota Truyền Kỳ - Game mobile nhập vai chiến thuật số 1 châu Á cực kỳ hấp dẫn
Tải miễn phí
Trang 3 - Truyen tieu thuyet | Dòng sông oan nghiệt
Home >
Tìm kiếm

Truyen tieu thuyet | Dòng sông oan nghiệt

Chủ đề đã đóng cửa
Mr.Luân™ [Admin] [On]
19/05/24 - 00:13

ng đang ôm tảng đá nói lảm nhảm như mất hồn, nước mắt của ông đọng thành một chỗ ướt trên tảng đá, một bàn tay ông cầm chặt một đồng tiền vàng. Họ khiêng ông về nhà chạy chữa thuốc men mười ngày sau mới khoẻ lại. Vị lương y nói ông bị trúng gió và sắp biến chứng thành thương hàn. Khi đồng tiền vàng dùng để thuốc thang còn lại đúng một đồng xu kẽm thì Thầy Trình hết bệnh.[br">[br">Trong thời gian bị bệnh ông thường hay thấy ác mộng. Một hôm ông đang nằm mơ màng bỗng hét to vì ông thấy một đàn chó sói (lang) dẫn đầu là một con cáo già (hồ) đuổi theo ông và nhiều người khác. Chúng đã cắn vào mạch máu cổ của cả trăm người làm họ chết ngay sau đó. Chỗ vết cắn máu và bọt khí như bong bóng trào ra. Trước lúc chúng vồ được ông, ông đã kịp thời nhảy xuống một hồ nước sâu. Khi bầy hồ lang đi mất ông ngoi lên khỏi mặt nước thấy máu người theo vách núi rỉ xuống, làm đỏ một góc hồ.[br">[br">Các học trò ông được nghỉ học mười ngày nhưng chúng không thấy thú vị vì lúc đó là mùa gặt là mùa bận rộn của nhà nông. Chúng phải dùng thời gian nghỉ để giúp việc đồng áng như theo xe bò ra ruộng đưa lúa về nhà và đổ vào bồ lúa để sau đó được phơi và giả, kế đó chuẩn bị thóc giống cho mùa sau. Mười ngày đó, chúng  không thể tranh thủ đi tắm sông, đi câu cá hoặc vui thú với những trò chơi khác như đánh khăng, chơi bi, nhảy lò cò …[br">[br">                                                             [br">[br">Nửa tháng sau, lúc ấy còn hai tháng nữa là ngày tết sau một vụ mùa bội thu. Thầy Trình đến gặp Lê Đối, đúng lúc gia đình phú hộ đang chuẩn bị cho con trai Lê Bát tháng sau cưới vợ. Ông Trình nói:[br">[br">“Hôm trước tôi có nói với ông về những điềm gở của hai ngôi mộ và tảng đá ‘Tôn Lưu trảm thạch’ và tôi đã suy nghĩ để tìm cách dùng khoa phong thủy hoá giải những cái xấu của chúng, tránh cho gái làng này không trở thành dâm bôn, trai làng này không say sưa ngốc nghếch. Dù không diệt trừ ảnh hưởng của chúng hoàn toàn thì chí ít cũng làm cho ảnh hưởng ấy trở nên tối thiểu.”[br">[br">“Thế Thầy Trình đã có cách gì?”[br">[br">“Tôi phải nói trước chúng ta phải tốn kém chút đỉnh nhưng phần lợi ích là của cả làng trong đó ông là người được nhiều nhất.”    [br">[br">“Việc tốn kém không hề gì miễn là thầy có cách sửa sai những điều bất lợi trong địa lý vùng này để nhân tâm được thuần hậu.”[br">[br">“Vâng, nếu lòng người không thuần lương thì hậu quả khó lường. Vả lại tôi đã được thần nhân báo mộng khi trúng gió ở dọc đường (thầy Trình không nói ‘hiện ra’ mà nói ‘báo mộng’ vì thầy không chắc hiện ra là có thật) rằng nếu dân này không hoán cải, một bầy hồ lang trong rừng già sẽ chạy ra cắn xé và giết hại họ không chút xót thương.”[br">[br">“Thế ư, vậy thầy thử nói cách thầy dùng khoa phong thủy để sửa sai địa lý xấu như thế nào rồi ngày mai ta tiến hành làm luôn trước ngày tôi tổ chức đám cưới cho con trai thứ của tôi là thằng Lê Bát.”[br">[br">Thầy Trình ngừng lại một lúc rồi với một giọng đều đều ông đưa ra kế hoạch của ông từng điểm một. Lê Đối gật gù tán thành rồi cả hai nhất trí mọi việc phải hoàn tất trong vòng mười ngày.[br">[br">Hai ngày sau Lê Đối mời thầy cúng đến làm lễ giải oan cho hai vong hồn Châu Linh và Tuấn Cải, sau đó lập lại mộ chí với tên gọi mới: Nho sinh Trần Tuấn Cải và Châu Phu nhân, bên dưới bia mộ có ghi rõ Lê Đối cải táng và từ đó người dân ở đó không còn gọi là ‘mộ dâm’ và ‘mộ rọ’ nữa. Sau một thế hệ, dân làng gọi đó là ‘mộ nho sinh’ và ‘mộ phu nhân’. Phần tảng đá ‘Tôn Lưu trảm thạch’, Thầy Trình và Lê Đối cho xây một trụ tròn thẳng theo đường nứt cách tảng đá hai mét. Trụ này là một thứ linga, trên đầu túm lại thành một bán cầu ở giữa chạy một đường chỉ thẳng, một đầu chỉ loe ra thành hình chữ V. Dưới chân trụ để hai tảng đá tròn to (là hai viên ngọc hành). Thầy Trình giải thích:[br">[br">“Cô âm hay cô dương đều không tốt nên phải bổ sung cho ‘đá Tôn-Lưu’ bằng trụ này tượng trưng cho dương vật. Ngày xưa Mã Viện cho dựng trụ đồng cũng không ngoài ý đó muốn chứng tỏ thiên triều là dương cương trấn áp âm loạn ở phương Nam. Nhưng khi dân mình lấy đá lấp trụ đồng có dụng ý triệt phá dương cương ấy tỏ rõ tinh thần tự chủ…” rồi gia sư nói tiếp, “Sau khi trụ xây xong ta mời thầy pháp đến làm phép cho âm dương hoà hợp; mỗi năm chọn theo lịch một ngày tối sáng dài bằng nhau lập lại nghi thức “âm dương hoà hợp” ấy, làng mình mới ổn định thuần phát.”[br">[br">“Hôm nay tôi mới biết người Tàu ngạo mạn đã coi nước ta như ‘cái đồ’ của phụ nữ.” Lê Đối nhăn mặt nói.[br">[br">“Ông dùng chữ đúng đấy… Ngày xưa có một nữ sĩ giả làm cô lái đò để đón sứ giả của Tàu… Thấy cô lái đò xinh đẹp và có học thức, sứ giả ra câu đố thách thức: Nam bang nhất thốn thổ bất tri kỷ nhân canh? nghĩa là ‘Một tấc đất nước Nam, không biết có mấy người cày?’ cô lái đò liền đối lại Bắc quốc đại trượng phu giai do thử đồ xuất nghĩa là ‘Đại trượng phu nước Trung Hoa là do cái đồ đó mà ra.’ Cái đồ mà ông vừa mới nói.”[br">[br">“Hay quá! Nữ sĩ ấy đúng là một nhà ái quốc đã tôn cao sĩ diện quốc gia…” Lê Đối xuýt xoa nói.[br">[br">“Nhưng câu chuyện chưa hết về phía người Tàu. Khi về lại kinh đô Trung quốc, vị sứ giả ấy bị các quan trong triều hạch hỏi, chê bai ăn nói tục tĩu không giữ tư cách một sứ giả. Ông ta cười nói mình bị hiểu lầm, vả lại đó là một thắng lợi của ông ta. Ông ta liền giải thích bằng cách thêm vào chữ như mà ông ta hiểu ngầm khi ra câu đối. Câu ứng tác mà ông đưa ra được giải thích thành Nam bang như nhất thốn thổ…(Nam bang nhỏ như nhất thốn thổ) … chứng tỏ câu này rất nghiêm chỉnh, trong sáng, khoáng đạt không hề có ý tục vì đối tượng mà ông suy nghĩ là nước Nam nhỏ bé được ví như một tấc đất thế thôi, tuy nhỏ nhưng cần có Hán dân đến đó canh tác. Nhưng người đối lại hiểu ra nhỏ hẹp, chủ quan và khinh suất theo cách sở hữu (Nam bang chi nhất thốn thổ) lại còn theo nghĩa thô tục coi mình là đối tượng được nhắm đến, như thế là tỏ thái độ gây hấn và vô tình tự hạ giá trị của Nam bang vì làm thế ả đã đặt cái “động vô nhai” của ả cùng chỗ với Nam bang để cùng lúc khoe khoang hai thứ. Nhưng dù vậy trong câu đáp lại ấy, ả lái đò vẫn nói lên sự trân trọng của mình đối với người mà ả tưởng có ý chọc ghẹo ả: ả chỉ muốn hạ sinh cho Bắc quốc những đại trượng phu để kế thừa đại nghiệp thiên triều. Và ước-mơ-đèo-bòng này của ả là một khát vọng chính đáng v.v. Mặt khác nói như thế thì về đại thể Nam Bang không còn đại trượng phu nữa. Nếu có họ sẽ lo phục vụ thiên triều Bắc quốc không kể gì đến dân An Nam của họ. Cả triều đình Trung Hoa đều thích thú với lời giải thích ấy vì thắng lợi mà nước Nam tưởng là của mình qua sự giải thích của ông quan đi sứ lại là thắng lợi của thiên triều. Vì thế vua Trung Hoa đã cho ông quan đi sứ ấy được thăng lên hai bậc trong quan giai.”[br">[br">“Thầy Trình quả là uyên thâm, Lê Đối này ít học vô cùng bái phục.”[br">[br">Nhân thấy Thầy Trình có vẻ cao hứng, Lê Đối hỏi qua một việc khác trong ca dao:[br">[br">“Thầy có thấy Thằng Bờm là thằng ngu không: hắn không chịu đổi quạt mo lấy những của cải có giá trị như ‘ba bò chín trâu’ hoặc ‘một bè gỗ lim’ mà lấy gói xôi, lại còn thích thú khi có được gói xôi nhỏ xíu đó.”[br">[br">“Theo tôi, khó đánh giá Thằng Bờm lắm. Tôi cho rằng nó đói ăn, muốn kết thúc thương lượng để có cái làm cho no bụng ngay. Có thể nói hắn thiển cận nhưng đánh giá gói xôi bằng cái quạt mo là hợp với lẽ công bằng nếu không nói là khôn ngoan, mặc dù phú ông đưa ra những cái giá trên trời để nó đánh mất sự khôn ngoan ấy, thực chất phú ông chỉ muốn tranh thủ cơ hội ấy để khoe của; thằng Bờm cũng biết tâm ý khoe của ấy của ông ta lúc đó.”[br">[br">“Thế thì khoe của là bệnh mấy anh nhà giàu, còn thiển cận là bệnh của mấy anh nhà nghèo phải không thưa thầy?” Lê Đối rụt rè hỏi.[br">[br">“Không hẳn thế, có khi người ta vì nghĩ đến tư lợi nhiều quá mà hóa ra thiển cận như chúa Trịnh, chúa Nguyễn. Ai dám bảo hai dòng họ ấy nghèo? Giá mà họ đừng đánh nhau họ có thể xây dựng cho mình những công trình lớn bằng Đế Thiên, Đế Thích 0”[br">[br">“Đúng đấy, sau này tôi xin được nghe thầy chỉ giáo thêm”[br">[br">Lê Đối khúm núm nói rồi xin phép rút lui để tiến hành việc trấn yểm.     [br">[br">Từ sau vụ trấn yểm đất đai như thế, và nhất sau đám cưới ồn ào của con thứ Lê Đối là cậu Lê Bát lấy một cô gái ở Thạnh Mỹ, thầy Trình bỗng trở nên ít nói ít giao du. Dù sao thầy cũng hy vọng việc trai gái trong làng hẹn hò “trong bộc trên dâu”, việc lén lút ngoại tình sẽ giảm bớt. Và nhất là việc “tiền dâm hậu thú” nghĩa là cô dâu mang cái bụng ễnh ương trong ngày cưới để tránh chuyện “thú phạt” sẽ không còn. Dường như thầy vẫn bị ám ảnh bởi những lời thiên thần Cáp-Thả-Nhiên cảnh báo và một niềm thương cảm mênh mang dâng lên trong lòng thầy đối với dân làng Rí như khi người ta nhìn thấy những đứa con nhà láng giềng khốn khổ vì cha mẹ chúng thuộc loại người bất lương độc ác, không nuôi nấng chúng cũng không giáo dục chúng .[br">[br"> [br">[br">                                                           [br">[br">Trong lúc Ngát và Bát theo học chữ nho nhà thầy Trình, cô út Miều theo học chữ quốc ngữ và chút ít tiếng Tây nơi nhà thầy Thiết Trọng. Ông này đã đỗ bằng tiểu học Pháp đã bỏ vợ lớn và hai con nhỏ đem theo một cô vợ bé nhỏ hơn ông mười hai tuổi về làng Rí để xây tổ uyên ương và dạy học kiếm sống. Sở dĩ Lê Đối không cho hai con trai đi học chữ quốc ngữ vì một thành kiến ăn sâu trong lòng ông:[br">[br">“Tụi Tây xâm lược và bọn giáo sĩ mắt xanh mũi lõ có gì đáng học, chẳng qua chúng nó dùng phù phép mới có sự mạnh bạo nhất thời ấy.”[br">[br">“Vậy tại sao ông còn cho con Miều đi học cái học phù phép ấy?” Vợ ông vặn lại.[br">[br">“Học qua cho biết thôi, vả lại phải biết kẻ thù mình mới thắng được chúng như nhà nho thường nói: Tri kỷ tri nhân bách chiến bách thắng.” ông đáp rồi nói tiếp, “Bà hãy theo gương một nhà nho ở Gia Định mà hôm trước thầy Trình có nói, nhà nho ấy không dùng xà bông của Tây, chỉ dùng nước tro để giặt quần áo…”[br">[br">“Vậy trước hết ông tự giặt quần áo ông bằng nước tro đi để tôi làm theo. Chuyện dễ không theo chỉ rước cái khó, cái khổ vào mình chẳng qua là do sĩ diện…” nói xong bà vợ Lê Đối bỏ đi. Đi được dăm bước bà quay lại nói:[br">[br">“Nói gì thì nói, ông không được chê bai văn minh Pháp trước mặt con Miều để nó còn thích thú trong sự học tập và không ganh tị với hai anh nó được học chữ nho.”[br">[br">“Tôi biết rồi, sao bà nhiều lời thế…”[br">[br">Hai năm sau vợ Lê Đối ngã bệnh đau tim và đau bao tử. Có lẽ bà bị kiệt sức dần sau khi sanh con gái út Miều, một con bé khá xinh và khá thông minh.  [br">[br"> Cô Miều ham học cái học mới nên được nửa năm, cô đã đọc được sách quốc ngữ trong lúc các anh cô cứ mãi vật lộn với mấy chữ tàu. Cô phấn khởi trong lòng vì sang năm, thầy Trọng hứa sẽ bắt đầu dạy cho cô tiếng Pháp.      [br">[br">Điều rất nghịch lý là một người dạy cái học mới mà luôn sống theo tập quán rất cũ còn hơn cả thầy Trình là người dạy cái học cũ. Dường như cái tiềm thức của truyền thống luôn luôn điều khiển chỉ huy thầy Thiết Trọng. Ông coi vợ nhỏ tên Hồng Nhu như một nô tỳ, ông còn rất hay ghen và rất độc đoán. Khi nào ông thấy mình không thể trực tiếp kiểm soát vợ ông, nói cách khác vợ ông ở ngoài tầm quan sát của ông, ông nhốt bà vợ vào buồng khoá trái cửa lại bằng một cái khoá đồng, hoặc tệ hơn nữa vào một cái tủ đứng bằng gõ bên trong có đặt một cái ghế đẩu, một cái bô; sau lưng tủ khoét hai cái lỗ cho bà vợ không bị chết ngộp. Ông còn biện minh một cách rất xấc xược:[br">[br">“Dân này thích bị lấy roi đánh vào người từ thời Trịnh Nguyễn. Cho họ viên ngọc tự do ư? Chắc gì họ biết sử dụng, có khi còn dùng để làm bậy. Vả lại tự do đi liền với sự suy xét mà dân này thường sống theo cảm tính và nghĩ cạn. Có khi họ còn tôn thờ   người nào làm khổ họ và để mặc cho người này lừa dối họ.”[br">[br">Lẽ ra thầy Thiết Trọng không nên nói thế mà ông nên dẹp bỏ lợi thế đàn ông của ông để dạy vợ biết suy xét theo cái mới và tiếp nhận sự tự do để sống với ông trong sự tương kính và bình đẳng. Ông chỉ theo văn minh Pháp trên sách vở mà không trong hành động. Ông không vượt qua nổi từ trường văn hóa quá mạnh trong vô thức của ông.[br">[br">Sau giờ dạy học, thầy Thiết Trọng vội vàng mở khoá vào buồng, ông bóp chân tay cho vợ ông, rồi cùng vợ hành lạc để bù đắp việc giam giữ vợ như một tù nhân. Nhiều lần Miều ngồi lại trong lớp một mình sau khi các bạn học khác đã đi bộ về nhà, vì cô phải chờ chú tá điền già thường được gọi là lão Thổ đến cõng về. Hôm nào lão đến muộn, Miều nhẹ nhàng lẻn vào nhà trong, nghe trong buồng khép kín tiếng hai người quần thảo, họ thở dồn dập và họ rên rỉ trong lạc thú. Lúc đầu cô không hiểu nhưng khi hiểu ra cô đỏ mặt vội chạy ra ngoài. Lúc đó chú Thổ đang dáo dác nhìn vào lớp học tìm cô.[br">[br">Trên đường về nhong nhong cỡi ngựa trên lưng lão Thổ cô bỗng nhớ ba năm qua, ông nội cô bị bệnh già đã quên nhắc cha cô làm nghi thức âm dương giao hoà cho đá ‘Tôn –Lưu trảm thạch’. Còn Thầy Trình ít khi ra khỏi cửa. Thật ra ông nội cô có nhắc cha cô việc đó nhưng cha cô lơ là dần trừ mấy năm đầu vì ông ấy có lý do của riêng ông. Lê Đối đã từng thông dâm với một vài nữ tá điền dung nhan phơi phới từ khi mẹ cô bị bệnh tim và bao tử kinh niên, tối nào cũng trùm chăn ngủ sớm nên lâu ngày Lê Đối cho rằng, cái đạo ‘nhất âm, nhất dương’ của Thầy Trình là vớ vẩn, ‘nhất dương, đa âm’ mới đúng. Còn khi âm dương gặp nhau không phải để giao hoà mà để giao chiến. Tuy vậy Lê Đối không quên giao nhiệm vụ ấy cho trưởng nam Lê Ngát và nhắc con mỗi năm phải làm đủ nghi thức cho Mộ Thư sinh, Mộ Phu nhân và đá Tôn-Lưu trảm thạch, Lê Ngát vâng dạ nhưng không làm vì biết cha mình không ra khỏi đầu ngõ từ ngày có một tá điền hăm sẽ đâm Lê Đối chết khi người tá điền đó biết Lê Đối đã hại đời con gái của ông ta.     [br">[br">Vừa về đến nhà, lão Thổ đặt cô Miều đứng trên bộ ván gõ lên nước bóng lộn, khúm núm đi rót nước mời cô chủ nhỏ uống, nhưng cô đã nhảy tót xuống bộ ván chạy ra nhà sau tìm mẹ. Lão Thổ vội lấy cái khăn lau sạch đất cát mà đôi hài cô Miều còn để lại trên mặt ván trả lại sự bóng loáng cho nó. Sau đó lão uống luôn ly nước mà lão rót cho cô chủ vì lão thấm mệt: trong lúc cõng cô chủ nhỏ từ nhà thầy về, có một đoạn đường gồ ghề nên lão bước đi chậm chạp. Cô chủ đã giựt một nhánh cây nhỏ bên đường quất vào đầu lão nói “ngựa chạy nhanh lên,”  dù chỉ như phủi bụi không đau đớn gì nhưng lão cũng phải chạy nhanh hơn và để ăn gian việc còn chạy chậm, lão còn nói, “ồ nhanh quá, ồ ngựa chạy nhanh quá”. Uống xong lão rót cho cô chủ một ly nước khác để lại trên bàn rồi đi ra.[br">[br">Miều thấy sau vườn anh Bát của cô và thằng Cám, bạn anh ấy cũng là một người rất hâm mộ cải lương, đang ngồi uống rượu thuốc với một tô canh lươn to, bên cạnh một đĩa bao tử heo xào thơm và rau cần. Rượu và mồi đều do Cám chuẩn bị và đem đến. Miều định lui gót nhưng anh cô đã gọi lại:[br">[br">“Em về thật đúng lúc, có phải thầy Thiết Trọng nhốt vợ thầy trong buồng trong lúc dạy học không?”              [br">[br">“Ai mà biết,” Miều nói tránh.[br">[br">“Mày mà không biết … hay mày định bao che cho kẻ mạnh hiếp yếu?”[br">[br">“Nhưn

Tag:

,,Truyen,tieu,thuyet,|,Dòng,sông,oan,nghiệt

đọc truyện teen hay , tiểu thuyết hay nhất

Truyện Cùng Chuyên Mục

» Anh Trai Em Gái
[ 3933 ngày trước - Xem: ]
» Truyện Tiểu Thuyết - Bà xã chớ giở trò
[ 3933 ngày trước - Xem: ]
» Bảo Bối May Mắn Ngủ Nhầm Giường
[ 3933 ngày trước - Xem: ]
U-ON - 750