watch sexy videos at nza-vids!
truyen teen hay
DoTa Truyền Kỳ
Dota Truyền Kỳ - Game mobile nhập vai chiến thuật số 1 châu Á cực kỳ hấp dẫn
Tải miễn phí
Trang 2 - Truyen tieu thuyet | Dòng sông oan nghiệt
Home >
Tìm kiếm

Truyen tieu thuyet | Dòng sông oan nghiệt

Chủ đề đã đóng cửa
Mr.Luân™ [Admin] [On]
18/05/24 - 21:18

đoàn người tấn công và bách hại giáo dân kéo nhau ra về “thắng lợi”. Thằng Tuấn Cải con trai bạn ông nhặt được một chai rượu Tây trong một căn nhà bị đốt.[br">[br">[br">Bởi tuổi trẻ nông nổi cạn suy, ngày hôm sau nó đem chai rượu ra mời bạn bè trong xóm cùng đánh chén để mừng đã xoá sổ một làng công giáo bằng ngọn lửa căm hờn. Việc này đến tai trưởng lão văn thân trong làng cũng là bác ruột của Tuấn Cải. Người bác liền mở phiên họp để buộc tội Cải và đám thanh niên đã uống phải “rượu quỷ” của bọn người làm bại hoại gia phong và phép nước. Các văn thân trong làng còn cho rằng rượu trong chai đó được cất bằng máu của trẻ sơ sinh, nên nhân danh luật vua phép nước và phép nhà kết tội Cải bị bỏ rọ trôi sông, các thanh niên khác bị gia trưởng đánh năm mươi roi bỏ đói ba ngày để làm gương và duy trì khuôn phép. Lúc đó Thầy Trình cũng có mặt trong buổi họp nhưng trước sau ông làm thinh không nói. Bây giờ ông mới thấy mình hèn không dám lên tiếng bênh vực nạn nhân của một đám cuồng nho.[br">[br">[br">Trình ơi, mi hèn quá! Kiểu này sẽ có thêm nhiều người phải bị hy sinh oan uổng để chứng minh một nhân sinh quan hoặc một ý thức hệ là đúng trong khi chúng chưa một ngày đem lại hạnh phúc cho người dân. Cùng lắm nó chỉ vuốt ve tự ái của một tập thể đầu óc hẹp hòi. Trình ơi, mi càng hèn hơn khi mi tin vào những gì bọn cuồng nho trao đổi với nhau (như thánh phán) những lúc nhàn rỗi. Nào là bọn Bạch Quỷ không văn minh gì cả mà chỉ là bọn mọi rợ, nào là chỉ nước Trung Hoa là văn minh và ta là học trò giỏi của Thiên triều. Này nhé chính Trung Hoa đã tìm ra la bàn, nghề làm giấy, nghề in ấn, thuốc súng và cũng đã phát minh ra y thuật, đã chế tạo được máy hơi nước, máy nổ, máy bay. Chẳng phải phép đằng vân của Tôn Ngộ Không là đi một máy bay vô hình sao (?!) Còn bảy mươi mốt phép khác nữa … Chỉ vì không muốn lòng người hoá thành cơ tâm, thành máy móc nên chế xong rồi bỏ. Nay bọn bạch quỷ lấy những phát minh ấy làm những điều bại hoại, chắc chắn Trung Hoa sẽ khai thác lại những bí truyền và một ngày không xa sẽ đánh đuổi bọn bạch quỷ và bắt thế giới phải khuất phục. Khi ấy thiên hạ này sẽ chỉ biết một điều là “nhất Tàu, nhì An-nam” mà thôi.  [br">  [br">[br">Lúc đó Lê Đối đến gần hỏi gia sư trẻ tuổi:[br">[br">“Thầy trúng gió à ?”[br">[br">“Không, nhưng tôi bỗng thấy trong người không khoẻ… hay ta về thôi.”[br">[br">“Thầy cố một tí đi, ta chỉ còn một ‘kỳ quan’ sau cùng, xem xong hãy về.”[br">[br">“Vâng nếu vậy thì tôi cố được.” Thầy Trình gượng cười nói.  [br">[br"> Trong lúc tiếp tục đi trước, Lê Đối còn nói người dân gọi tắt hai ngôi mộ đó là Mộ dâm và Mộ rọ. Rồi họ đến một tảng đá to bằng một chiếc thuyền to lật úp, hai đầu túm lại không đều nhau, giữa có một đường nứt mấy phân chia tảng đá ra làm hai phần bằng nhau và từ lâu người dân làng chài gọi là “Đá Tôn Lưu trảm thạch”ám chỉ việc Lưu Bị qua Giang Tả cầu hôn Tôn Phu nhân bị người anh là Tôn Quyền thách chém đá rêu phong trong vườn ngự uyển. Lúc đó Lê Đối mỉm cười nói:[br">[br">“Có mấy ông lão làng chài còn chú thích dài dòng như sau: mấy bà già trong làng này, người nào cũng có một đá Tôn-Lưu trảm thạch thu nhỏ khô khốc ở giữa háng, đi đâu cũng mang theo…”[br">[br">[br">Trịnh gia sư vừa méo miệng cười vừa ngắm nghía tảng đá cô đơn đậm bóng trong nắng chiều đã nhạt, coi hướng của nó rồi thở dài chán nản nói với Lê Đối:[br">[br">“Xem ra những ‘di tích’ này đều xấu cả, gái thì dâm bôn, trai thì rượu chè, người phụ nữ lớn tuổi thì không đoan chính sẽ di hại vào tâm thức tiềm ẩn của người dân. Tôi sẽ tìm cách sửa chữa những ảnh hưởng của nó, lúc đó tôi sẽ gặp ông sau. Bây giờ tôi xin phép ông về trước.”[br">[br">[br">Đi được nửa quãng đường về, Thầy Trình bỗng nhiên cảm thấy lòng nặng một nỗi buồn, ông ngồi xuống một tảng đá mồ côi to bằng một cái phản nhỏ và suy nghĩ. Ông còn nhớ vẻ mặt vừa kinh hoàng vừa ngơ ngác của Tuấn Cải trước phán quyết tàn nhẫn xử tử nó. Nó không hiểu tại sao bỗng chốc nó trở thành nạn nhân của mối căm thù vô lý giữa hai cộng đồng lương-giáo. Hình như sự thù hận, ganh ghét là “di căn” để lại cho dân từ thời Trịnh Nguyễn phân tranh. Thầy Trình có mặt lúc ấy cũng cảm nhận một nỗi sợ hãi trước việc hy sinh một con người cho một xác tín không chắc đã đúng vì đó chỉ là xác tín của một nhóm nhỏ các nhà nho đang theo đòi cử nghiệp. Chỉ cần họ suy nghĩ khác đi, ra khỏi cái khuôn phép cứng ngắt vụ lợi của tập thể họ hẳn sự việc phải khác.[br">[br">[br">Thầy còn nhớ những lời vị trưởng lão ấy nói để kết thúc buổi luận tội và nhường chỗ cho ban thi hành án làm việc:[br">[br">“Phải làm thế thôi dù phán quyết này có dữ dội và khắc nghiệt. Tiền nhân ta cũng đã làm thế trong một nghìn năm bị phương Bắc đô hộ. Nên chi sau một nghìn năm “Ta vẫn là Ta” như trước đó một nghìn năm nghĩa là vẫn giữ bản sắc dân tộc của mình.”[br">[br">Trên đường về, Thầy Trình đã khúm núm đến gần hỏi vị trưởng lão:[br">[br">“Vậy đạo nho mà Sĩ Nhiếp dạy cho dân ta là của người Tàu hay của người nước Nam?”[br">[br">Vị trưởng lão đáp lại một điều sai bét mà ông ta tin chắc là chân lý:[br">[br">“Của người nước Nam, nên Nho giáo phải gọi là Việt Nho. Khổng tử quê ở Sơn Đông nhưng gốc tích ở miền Nam. Vì thế nên tôi mới nói “Ta vẫn là ta” thế mà chú không hiểu .”[br">[br">“Dạ em còn kém cõi lắm.” Thầy Trình nói rồi rút lui, lắc đầu ngao ngán.  [br">[br">[br">Sau cùng thằng Tuấn Cải cũng cúi đầu chịu chết, nó không nói được lời nào như một người chấp nhận số phận nghiệt ngã dành sẵn cho mình mà không hiểu tại sao. Sự chấp nhận trong sợ hãi ấy chẳng phải là “tập quán” đã có từ bao đời nay của đám lê dân vô tội lọt vào giữa cuộc chiến tranh cát cứ của chúa Trịnh và chúa Nguyễn hay sao? Họ sinh ra trong khó nghèo, sống sợ hãi để chết sợ hãi cho tham vọng của hai dòng họ. Khái niệm dân tộc đã bị hai dòng họ ấy thay thế bởi khái niệm con dân. Và nếu đã là con và bị cha xử chết, họ phải chết để được là con dân hiếu thảo đối với hai dòng họ đó. Rồi đây nếu có một dòng họ khác ví dụ như họ Cáo, họ Mao, họ Xít… làm mắt họ mù loà và bắt họ phải chết họ cũng sẵn sàng chết với lời hô to, “ Cáo thánh thượng vạn tuế !!!” hoặc “Mao/Xít thánh thượng vạn tuế!!!”[br">[br">[br">Thầy Trình tưởng mình về ngôi làng xa xôi hẻo lánh này để tránh một nỗi dày vò trong tâm trí nhưng giờ đây lại phải đối mặt với ngôi mộ hoang của Tuấn Cải, nghĩa là đối mặt với nỗi dày vò mà ông đã trốn tránh. Đã lâu rồi ông không còn mượn rượu giải sầu nhưng lúc này ông nghĩ mình phải vào quán bà Tư Phi uống cho thật say. Ông lận lưng quần lấy ra một đồng xu trong khi đứng dậy khỏi tảng đá. Đồng xu tuột khỏi tay ông lăn dài trên mặt đường đất như một cái bánh xe nhỏ xíu, ông nhìn theo cái bóng mờ của nó đến lúc có một bàn chân của khách bộ hành nào đó giẫm lên và ngừng lại; bàn chân trần to mỹ miều của người khách lạ không dính một hạt bụi đường giữ chặt đồng xu nằm yên bên dưới. Trịnh gia sư kêu lên với khách lạ:[br">[br">“Đồng xu kẽm của tôi dưới chân ông, xin ông trả lại.”[br">[br">Người lạ cúi xuống lấy và đưa cho Trịnh gia sư một đồng tiền, ông này nói:[br">[br">“Không phải đồng này…Đây là một đồng tiền vàng mà.”[br">[br">“Không còn đồng nào cả… ông cứ cầm lấy đồng tiền này đổi ra đồng xu kẽm, lấy phần của ông rồi còn thừa bao nhiêu ông bố thí cho người nghèo và người bệnh, vả lại tôi không muốn ông dùng tiền này đi uống rượu để giải buồn dù nỗi buồn của ông có vẻ chính đáng.”[br">[br">[br">Lúc đó Trịnh gia sư nhìn kỹ người lạ, một thanh niên tóc xoả dợn sóng, từng sợi tóc óng ả như sợi kim tuyến. Người lạ to đẹp mắt sáng như sao, mũi và miệng thanh tú, ăn mặc gọn gàng với cái thắt lưng bằng da dê to bản, quần quấn xà cạp nhưng không mang giầy, dép. Thầy Trình ngạc nhiên hỏi:[br">[br">“Ông là ai lại biết tâm sự thầm kín của tôi?”[br">[br">“Tôi là một thiên thần, tôi đi thăm phần mộ của một người anh em trên đường về tình cờ được gặp ông.”[br">[br">Thầy Trình giật mình khi nghe hai tiếng “thiên thần”, ông nghĩ mình nghe lộn. Dù vậy lúc ấy hai người đã ngồi xuống tảng đá như để bắt đầu một câu chuyện khi màn đêm đã buông xuống và ánh trăng mười bốn cũng đã nhô lên khỏi chân trời. Rồi thiên thần nói tiếp:[br">[br">“Lần nào linh hồn của ông ấy cũng hỏi tôi một câu: ‘Dân xứ này đã có vua tốt làm gương sáng để biết yêu mến sự lành thánh và thực hành lòng thương xót chưa?”[br">[br">“Ông nói láo,” Thầy Trình hét to, “Dân này nhờ có vua quan giáo huấn và làm gương sáng nên họ luôn sống từ bi, hỉ xả và nhân ái với mọi người.”[br">[br">“À, ông nói thế thì tôi phải nói thêm chính Thái tổ Cao Hoàng Đế Gia Long đã lấy oán trả ân cho người anh em của tôi và luôn giết hại những người em hèn mọn của ông ấy…” Cáp Thả Nhiên, tên của thiên thần, đáp.[br">[br">“Ông ấy là ai mà có bầy em ở đây?” Thầy Trình hỏi.[br">[br">“Ông biết mà, người anh em của tôi là Đức Giám mục Bá Đa Lộc đã tận tình giúp Nguyễn Phúc Ánh làm nên nghiệp lớn nhưng sau đó, ông đã bị nhà vua bội ước còn ngầm cho con cháu ông ta là Minh Mạng, Tự Đức sát hại những đồng đạo của ân nhân mình nghĩa là lấy oán trả ân, và từ khi bọn thực dân Pháp sang xâm lăng nước này, quan lại và văn thân đã tiếp tục bách hại họ với khẩu hiệu bình Tây sát Tả…” rồi khách lạ thở dài nói tiếp, “Từ đó đến nay không một người nào trong hoàng tộc nhà Nguyễn thắp cho ông ấy được một nén hương trước phần mộ …”  [br">[br">“Vậy theo ông, vua Gia Long phải đối xử với Bá Đa Lộc như thế nào?” Thầy Trình gằn giọng hỏi.[br">[br">“Đúng theo lời nhà vua đã hứa với vị ân nhân…” Cáp Thả Nhiên đáp.[br">[br">“Như vậy hẳn nhà vua sẽ không đủ sức chịu nỗi gánh nặng ân nghĩa mà nhà vua đã mang vì ngoài Bá Đa Lộc nhà vua còn phải mang ơn hàng ngàn chiến sĩ trận vong đã hy sinh đời sống họ thậm chí gia đình họ cho nhà Nguyễn trở thành bá chủ, nghĩa là trăm họ đã hy sinh cho một họ...Thế nên nhà vua đặt gánh nặng ấy vào chỗ khác. Ví dụ như có những Phật tử nịnh thần đã nói với vua, ‘Thánh thượng không mang ơn họ, trái lại, họ và cả Bá Đa Lộc mang nợ ngài kiếp trước nên kiếp này họ phải trả nợ. Và trả như thế vẫn là chưa đủ. Vậy nên Thánh Thượng không cần giữ lời với ông thầy tu đó mà chỉ cần đối xử tốt với ông ta để khuyến khích bề tôi ngài trung tín lập công cho ngài…”    [br">[br">“À ra thế,” Cáp Thả Nhiên nói, “Nên sau cùng để cho dễ xử sự, nhà vua đã đối xử với Bá Đa Lộc như một con dân của ông ta. Nhà vua cố tình quên đi lời hứa với một đại diện của Giáo Hội mà chỉ đãi Bá Đa Lộc như một bề tôi có công thế thôi, vả lại bổn phận của con dân hoặc bề tôi là chết cho chúa Nguyễn hoặc chúa Trịnh một cách ‘nhưng-không’ và phải lấy đó làm sự hãnh diện đã phục vụ cho cái được gọi là mệnh trời nào đó rất phi lý…”[br">[br">“Ông nói ‘nhưng-không’ nghĩa là làm sao?”[br">[br">“Là miễn phí hoặc cho không đấy. Ví dụ tôi lột cái khăn đống và cái áo dài của ông nhưng ông không đòi lại cũng không đòi tiền là nhưng-không. Và khi đã xử Bá Đa Lộc như thế thì nhà Nguyễn và đám bề tôi nịnh hót coi việc sát tả là chuyện khả thi, không hề làm lương tâm nhà vua áy náy.”  [br">[br">“Ông lại nói đến ‘Bình Tây sát tả’ rồi, nhưng tôi hỏi ông ‘Bình Tây’ có gì sai nào…?” Thầy Trình thách thức.[br">[br">“Nhưng liệu ‘sát Tả’ có đúng không, hay là các ông chỉ giận cá chém thớt và lấy đó làm một cái cớ để vua quan các ông biện minh cho sự vong ân của vị vua khai quốc. Linh hồn của các giáo dân vô tội bị cố tình đồng hóa với thực dân xâm lược, bị bách hại và thảm sát chỉ để trả thù bọn thực dân, đang kêu gào mỗi ngày trên Thiên đàng trước mặt Đấng Tối Cao cho con cháu họ. Và những khi tôi đến triều bái Đấng Chí Ái ấy, tôi thấy Lữ Sĩ Phê (quỷ Lucifer) luôn có mặt và càm ràm, thách thức Người: ‘Kế hoạch yêu thương của Ngài đã thất bại rồi, chẳng phải Bá Đa Lộc mà linh hồn đang ở trước mặt Ngài đây, ngày ấy đã chết trong nỗi sầu bi và ông ấy còn sầu bi mãi bao lâu bầy em nhỏ dưới thế của ông ấy còn bị bách hại?... Ngài hãy cho phép tôi dẹp bỏ luật yêu thương của Ngài để lấy luật sắt máu của tôi mà thống lĩnh họ..’ Thế đấy, một vực thẳm kinh hoàng đang ở ngay trước mắt các ngươi và nếu các ngươi không thay đổi thì không biết lúc nào tai hoạ sẽ ập xuống các ngươi. Phần tôi, tôi đã thấy từ xa một bầy hồ-lang là những đứa con của sự tàn bạo và dối trá từ trong rừng sâu phương Bắc đang chạy ra để vồ lấy dân này cắn xé.”[br">[br">“Tôi không thấy Bình Tây Sát Tả có gì là sai cả, vấn đề là cách hành động nào sẽ theo đúng chính nghĩa…” Trịnh gia sư cưỡng lý nói.[br">[br">“Sai là khi gắn hai công việc một đúng, một sai ấy lại với nhau. Khẩu hiệu ấy tỏ rõ lòng thù hận người có đạo như kẻ thù đã trở thành một lời nguyền cho các nhà nho bảo thủ, từ chối mọi sự canh tân. Và khẩu hiệu ấy dường như cũng sẽ trở thành định hướng mặc nhiên cho hầu hết các phong trào chống Pháp. Định hướng ấy sẽ khiến một nhóm trong số đó – từ xa tôi đã thấy thấp thoáng lá cờ máu của họ -- biết che giấu dã tâm dưới chiêu bài yêu nước sẽ quy phục một phả hệ xấu xa. Nếu coi phả hệ ấy như con rắn độc thì nhóm này sẽ cõng rắn cắn gà tây, đồng thời cũng cắn luôn gà nhà. Họ đẩy các ngươi vào chỗ chết và làm khổ các ngươi.[br">[br">“Tôi cũng thấy trước một chí sĩ họ Ngô cố gắng xoá bỏ lời nguyền ấy, đem trở về dân tộc những người con Chúa và nói chung mọi lê dân bị các chính quyền bất lương và độc ác đó nhân danh dân tộc loại trừ họ, nhưng rồi ông ấy sẽ bị chết thảm để những kẻ theo luật sắt máu của Lữ Sĩ Phê thắng thế và thống trị dân này cho đến khi…”[br">[br">Nói đến đây, thiên thần bỏ lửng đứng dậy rồi trong tiếng thở dài:[br">[br">“Tôi phải đi về thôi, sáng mai tôi phải triều yết Đấng Tối Cao và trình bày lại mọi chuyện dưới thế gian lên Người…”[br">[br">“Ông có thể nói tôi biết cho đến khi nào không?”[br">[br">“Không, Thiên cơ bất khả lậu (cơ Trời không thể tiết lộ được). Tôi chỉ khuyên các ông một điều là hãy ăn năn và hoán cải, trước hết là những kẻ trong nhóm bất lương và độc ác, nếu bây giờ hoán cải vẫn còn kịp, sau này e muộn mất. Đất nước này sẽ như cái cây mà ở gốc cây đã đặt sẵn cây rìu chờ đến giờ để đốn ngã”[br">[br">“Xin thiên thần cho biết quý danh.” Thầy Trình hỏi, trong lòng rất hoang mang.[br">[br">“À tên ta có ghi trong sách thánh, tên ta là Cáp Thả Nhiên (Thánh Gabriel). Ông hãy bảo trọng.”[br">[br">Nói xong, thánh thiên thần nhẹ nhàng cất mình khỏi mặt đất như thể ngài có một đôi cánh to vô hình. Thiên thần từ từ bay lên và biến mất sau một đám mây đang trôi qua trong bầu trời phía trên đầu họ, làm trời tối lại vì tạm thời che khuất ánh trăng.[br">[br">Khi Cáp Thả Nhiên bay đi rồi, Thầy Trình không buồn đứng dậy ông cúi đầu xuống và ông hờn giận. Ông hờn giận ông Trời đủ thứ: bắt đầu từ việc để cho Trịnh Nguyễn có quá nhiều tham vọng, phân tranh cát cứ, làm đất nước suy yếu dân tình bạc nhược, rồi ông giận vua Gia Long, giận giới sĩ phu, và giận cả thiên thần Cáp Thả Nhiên đã tiên tri điều xấu. Sau cùng ông giận chính ông làm một con người ở một nước có bốn ngàn năm văn hiến mà ông ngờ rằng đã đem ra phá tán hết nên đã thua xa một nước Hoa Kỳ chỉ mới được hai trăm năm lập quốc. Ông nghĩ mình đáng ghét, một văn thân vô dụng.                                                         [br">[br"> [br">[br">Khi người nhà đốt đuốc tìm ông, họ thấy
<<1234 ... 21>>

Tag:

,,Truyen,tieu,thuyet,|,Dòng,sông,oan,nghiệt

đọc truyện teen hay , tiểu thuyết hay nhất

Truyện Cùng Chuyên Mục

» Anh Trai Em Gái
[ 3933 ngày trước - Xem: ]
» Truyện Tiểu Thuyết - Bà xã chớ giở trò
[ 3933 ngày trước - Xem: ]
» Bảo Bối May Mắn Ngủ Nhầm Giường
[ 3933 ngày trước - Xem: ]
U-ON - 539