Truyện Thời Xa Vắng
Mr.Luân™ [Admin] [On] 03/12/24 - 00:05 |
ch vị nể mà lạnh nhạt ấy. Nó đã có vợ và cũng đã ăn riêng, nhưng vẫn ở cùng nhà, quan trọng hơn, nó cùng hoạt động với ông Hà, người em ruột ông. Nó với ông như hai đầu của sự đầy vơi có thể san lấp cho yên bằng mỗi khi sóng gió. Ví như khi nó lén lút liên lạc với ông Hà có bắt bớ, giam cầm thì nhờ vào sự quý trọng của ông, một thầy đồ đã một thời nổi danh nhất thì ở vùng này, người ta đã cứu giúp nó. Người ông phải chịu ơn nhiều là ông phó tổng Cự, bố vợ thằng Sài bây giờ. Dăm bẩy tháng nay hoà bình được lập lại có ai khinh rẻ những người cổ hủ phong kiến thì vẫn phải nể ông, "ông cụ nhà anh Tính", "Cụ là anh của ông Hà". Ông và nó đều có những đận khổ sở, khốn đốn về nhau nhưng lại có lúc hãnh diện mừng thầm mình có thằng con (hoặc ông bố) thức thời, chịu lấy vất vả gian truân mà học hành, hoạt động. Nhưng ông và nó chưa mấy khi nói năng với nhau dễ dàng. Hai cha con vẫn như hai người khách! Ngẫm kĩ, ông thấy nó cũng như vô số loại người khi hưởng lộc do công lao người khác đem lại thì hỉ hả dễ chịu, còn lúc phải gánh xẻ nỗi cay đắng với kẻ khác, dù đó là máu mủ ruột thịt, cũng thấy ngại, dễ nổi xung và có quyền được xỉ vả hắt hủi kể yếm thế. Lẽ đời là thế nên nó sẵn sàng bắt bẻ hạch sách ông theo cái lối của nó, gọi là phê bình. Nhưng ông có lý của ông. Một nề nếp, một thói quen, một thông tục cha truyền con nối từ mấy đời nay: con cái không được quyền muốn sao được vậy vì như thế là trái với phép tắc gia phong. Nghĩ đến đây ông thấy mình có lý, thấy vững tâm hơn, cũng lại thấy sự lặng lẽ của nó cứ lù lù mỗi lúc một trương lên, đè trùm xuống cả ba gian nhà lạnh lẽo.
- Tôi thấy thầy nuông thằng Sài lắm rồi bây giờ mới khổ.
Nó định ăn nói kiểu gì thế này. Mặc dù kiểu gì ông cũng cso cớ để bắt chuyện với nó được dễ dàng.
- Anh bảo tôi sung sướng với thằng em anh lắm à?
- Nếu ngày nào thầy cũng đe nẹt nghiêm ngặt với nó thì đâu đến nỗi.
Thật lòng mỗi lần về nhà thấy thằng em vốn ham mê học hành mà cứ mếu máo nước mắt ngắn, dài, về cái tội "cùng ăn, cùng làm" và chuyện trò với "vợ", anh thấy tội nó qua. Hơn nữa, anh vẫn mang nỗi hận với nhà phó Cự. Dù hắn đã xin cho anh được tha từ đồn Tây về nhưng nó vẫn thì thụt tố giác, chỉ điểm bao nhiêu việc anh và cán bộ nằm vùng. Anh biết rằng điều anh vừa nói không thật lòng với mình nhưng chú Hà đã bảo lúc này phải hết sức tránh cái gì có thể làm ồn lên. Nhất là chú lại đang bực về việc làm vô ý thức của anh.
Hơi ngỡ ngàng về sự đồng tình của con trong việc này, ông đồ đã thấy yên tâm hơn rất nhiều. Nhưng đến khuya, thì xóm mạc lại xáo xác bởi tiếng kêu khóc của bà đồ Khang.
Từ nửa đêm hôm qua bà phải đội lọ lục bình lên tận Đa Hoài mới cầm đổi được lưng thúng gạo về chống đói. Về đến nhà đặt thúng xuống phản, bà nằm luôn đấy thiếp đi. Ông đồ nhờ con dâu nấu cho nồi cháo. "Nấu kha khá vào anh chị ăn một thể". Cháo chín, bà được lay dậy. Mắt nhắm, mắt mở húp gần hết bát cháo bà mới nhận ra không có vợ chồng thằng Sài. Bằng sự dồn hỏi hoảng hốt bà biết mọi sự xảy ra. Đặt bát cháo húp dở xuống mâm bà lao ra sân ngửa mặt lên trời kêu than rồi sai con dâu đốt cho bó đuốc bằng cây đay khô. Bà cầm đuốc vừa chạy vừa gọi con vừa kêu giời đất, bất chấp cả mọi tai tiếng ảnh hưởng cả đến danh dự, uy tín mà con trai ra sức gìn giữ. Bà chạy đi. Vợ Tính cũng phải chạy đi. Mấy đứa cháu ruột cũng chạy đi. Sự hoảng sợ của bà cộng thêm nỗi huyên náo rất hệ trọng của đám trẻ, làng Hạ Vị đêm nay sẽ vợi đi nỗi đói rét ra cánh đồng, chỗ người ta xúm đông đặc quanh đống tro thằng Sài phủ lên người nó.
Đã qua cái đêm cả làng, cả xóm đổ đến xô đẩy nhau nhốn nháo ở ngoài cổng và khi vào đến sân tất cả đều nghiêm trang nín thở để nghe tiếng gọi dồn dập của không biết bao nhiêu người nêm chặt trong ba gian ông đồ Khang.
Bẩy vía ba hồn Sài ơi về với mẹ đi con" "Bẩy vía ba hồn thằng Sài" ở đâu thì về với bố, với mẹ Sài ơi". Những tiếng gọi hoảng hốt. Những ngón tay bóp chặt lấy ngón tay cái và chí vào hai bên thái dương thằng Sài một cách hoảng hốt. Những bát lông gà, bồ kết đốt khỏi sục vào mũi thằng Sài môt cách hoảng hốt. Những đĩa rượu đốt cháy bùng xanh chườm tóc rối và gói gừng giã nhỏ đánh trên lưng, trên ngực, trên tay thằng Sài một cách hoảng hốt.
Cũng đã qua rồi những ngày cu Sài được vỗ về thương hại. Bảy tám ngày sau, nói đúng ra chiều ngày thứ bảy, cu Sài đã chạy tuột ra khỏi cổng nhập vào đám bạn để đọc truyện cho chúng nghe thì uy lực của bà đồ trong mọi việc "lớn" của gia đình cũng có phần giảm bớt. Ông đồ trở lại phận sự của ông. Người đàn ông trong nhà dù đần độn ngu si đến đâu cũng vẫn là cái cột cái định đoạt mọi việc. Ngay tối hôm ấy theo ý anh Tính ông "họp" gia đình gồm hai ông bà, vợ chồng anh cả, vợ chồng Tính và cu Sài. Có bẩy người "họp" thì ba người xoi như không can dự. Bất cứ việc gì vợ chồng anh cả cũng "thôi thì thầy định thế nào chúng con theo thế". Mỗi khi cái quyền làm trưởng được nhắc đến "ý anh chị cả định thế nào?", người con trưởng cũng gật gật đầu vẻ nghĩ ngợi đăm chiêu một lúc mới nói. Bao giờ anh cũng nói ra cái điều mọi người đều biết trước từng câu, từng lời anh sẽ nói như thế. Có lần vui vẻ chị vợ tinh khôn đã bảo "Thầy hỏi nhà con như hỏi bức vách ăn thua gì". Nhưng những việc căng thẳng như đóng góp giỗ tết ma chay hoặc sự xích mích trong gia đình, chị thường là người im lặng từ đầu đến cuối. Có ai hỏi chị, chị trả lời rất gọn nhẹ: "Mọi việc là quyền ở nhà tôi". Lập tức anh cả cũng gật đầu nghĩ ngợi và nói ra điều mà ai cũng biết chắc là sẽ vừa lòng chị, cốt không thiệt đến mình mà cũng chả động đến ai. Những "cuộc họp" gia đình để quyết định những việc hệ trọng như thế, sự có mặt của vợ chồng anh như là thừa. Nhưng không có vợ chồng anh, khôn bao giờ thành "cuộc họp". Vả lại mỗi khi có chuyện nặng nề mọi người còn im lặng căng thẳng, ông đồ thường hỏi ý kiến anh chị cả và anh lại "thôi thì". Sau sự "thôi thì" dài dòng của anh, hoặc là ai có nỗi ấm ức thấy sốt ruột quá phải nói bung ra, hoặc có giận dỗi gì nhau, thấy ý kiến ông anh cả chán quá, thà thôi đi còn hơn. Thành ra anh lại luôn luôn trở thành người quan trọng trong gia đình. Còn vợ Tính chỉ biết làm, chị làm được tất cả mọi việc theo ý bố mẹ chồng, theo sự sai khiến cau có của chồng, và tắm rửa giặt rũ, mắng mỏ và chiều chuộng thằng Sài như thằng em út của mình ở nhà. Cuộc "họp" nào của gia đình chị cũng là người ngoài rìa. Chị sửa sang lau chùi ấm chén, đun nước và chẻ đóm. Mọi việc xong xuôi chị ngồi nép ở một góc tối, chăm chú nghe hết mọi điều, có ai hỏi chị, chị chỉ biết giả nhời "Tôi (con hoặc em) biết đâu đấy. ý của thầy mẹ (hoặc anh chị cả hoặc "nhà tôi" thậm chí cả "ý chí Sài, thím Tuyết") thế nào thì tôi làm thế".
Cho nên mỗi lần bàn bạc gia đình chị có ngồi đấy hay không cũng chẳng ai để ý nếu như chè và thuốc lào, đóm và nước đã đầy đủ tinh tươm.
Bốn người còn lại tuy sự kìm nén khác nhau nhưng đều giống nhau ở chỗ ai cũng cảm thấy chỉ có mình là người khổ tâm nhất trong việc này.
Trước hết, nói về thằng Sài, nhân vật chính của sự cười chê ồn ã hàng tuần lễ nay. Dù cả nhà đều nhìn nó âu yếm, nói năng vui vẻ và nói những chuyện tận đâu, nhưng khi được chị Tính dìu từ dưới bếp lên thằng Sài khóc oà ra và lao vào ôm ngang lấy thắt lưng mẹ, người nó run lên bật bần. Nước mắt bà đồ tự nhiên ứa ràn xuống hai má. Bà cúi lấy vạt áo lặng lẽ chấm nước mắt, quay ra ôm ghì lấy con, gắt.
- Bàn bạc gì thì bàn đi, thằng bé sợ hết hồn rồi đây này.
Ông đồ vẫn nói dịu dàng:
- Ô hay ai làm gì nó.
Chị cả cũng động lòng thương xót.
- Chú Sài, sợ gì em. Để thầy mẹ và các anh chị liệu xem công việc thế nào, có ai mắng mỏ hắt hủi gì em mà sợ.
Tính nghiêm mặt:
- Sài nín. Thầy có ý kiến thì nói đi rồi mọi người trong gia đình đều phải ghé vai mà làm. Tôi rất khổ tâm cứ mỗi lần về đến nhà không chuyện nọ thì chuyện kia. Mỗi người nghĩ một phách, làm một nẻo, mạnh ai người nấy lo, còn thì "sống chết mặc bay".
Xem cung cách, lời lẽ ấy Tính đã ý thức được mình mới là người lo lắng và quyết đoán tất cả mọi việc. Không phải anh muốn như thế. Cái chính là mọi điều tiếng, xấu xa của gia đình đều đổ lên đầu anh. Thử hỏi cả huyện, cả xã ai biết anh cả là ai. Ngay đến tiếng tăm của thầy đã mấy ai ở xã ngoài biết đến. Chuyện gì xẩy ra, thiên hạ cũng chỉ biết bố mẹ đồng chí Tính cán bộ huyện chứ ai có thể thay anh nhận lấy sự xỉ nhục. Là chưa kể chuyện thằng Sài không biết đến bao giờ mới hết tai tiếng.
Cũng là danh dự của gia phong, ông đồ lại thấy Tính không thể hiểu và san sẻ nỗi khổ của riêng ông. Nó cứ đi biền biệt, hoạ hoằn mới đáo qua nhà, làm sao nó biêt ông điêu đứng như thế nào. Mang tiếng là ông đồ nho, mấy đời nay chưa hề để ai chê cười nhà mình có chuyện ăn ở trên dưới như "họ nhà tôm", chưa có khi nào con cái lại trái ý cha mẹ. Chưa khi nào ăn nói sai ngoa, lá mặt, lá trái. Con mình đuổi con người ta đi, ai biết đâu là chuyện trẻ con. Tất cả những chuyện đó thằng Tính làm ông phải rụt rè, ngần ngại là thằng Tính. Bây giờ không những ông được thể quát nạt, đe nẹt được nó, ngược lại, làm việc gì ông cũng phải lựa xem ý nó thế nào còn liệu. Suốt bao ngày nay ông vẫn chưa phải lo nghĩ điều đó nên giọng ông lúc này còn chưa thể quả quyết.
- Cũng chả ai muốn xẩy ra như thế. Nhưng dẫu sao thì cũng là việc đã rồi. Bây giờ bà với các anh các chị có cả anh Tính về đây ta bàn xem cách nào đến xin lối người ta để cho con nó về. "Con dại cái mang".
Không ngờ bà đồ bốp chát ngay:
- Tôi không phải xin xỏ gì ải cả. Con tôi ốm chín phần chết không được phần sống, nhà nó có ai thèm lai vãng đến đây? Mà tôi hỏi cớ gì khi thằng chồng ốm con vợ lại không về.
- Thì con mình đã đuổi nó đi.
- Chấp gì thằng bé hỉ mũi chưa sạch ấy. Mà nó có quyền gì. Trừ phi ông hay tôi thấy cô ăn đổ làm vỡ không thể chứa được thì mới được phép ra khỏi nhà tôi. à, ra nhà nó quen thói hà hiếp thiên hạ rẻ rúng, bỉ mặt ai cũng được.
- Bà liệu mà ăn nói, còn có người nọ người kia nghe.
Bà bảo rằng cứ giữa dạ bà nói, không việc gì phải vụng trộm, giấu giếm. Rằng, nhà bà đã phải thất điên bát đảo mà họ thì dửng dưng. Rằng chỉ có bà mang nặng đẻ đau mới thấy xót, mới tủi hổ khi con bà hoảng sợ đến khiếp đảm mà nhà nó không thèm hỏi lấy một lời. Có ai đau đớn nặng nhọc gì mà chả tìm cách dàn hoà vui vẻ. Vui vẻ với bất cứ ai bà cũng sẵn lòng nhưng bây giờ nhất quyết nhà nó phải có nhời trước, bằng không, làm làm gáo, vỡ làm muôi. Càng nói bà càng có lý. Những người con dâu thầm chê bai nhà ấy không biết điều. Thằng Sài thì vẫn áp mặt vào lưng mẹ thỉnh thoảng lại nấc khan từng chập sẵn sàng oà khóc và kêu xin bố mẹ tha cho đừng bắt con phải đến nhà nó. Còn thằng Tính, hai con mắt vẫn trân trân nhìn lên mái nhà, môi mím lại cau có như đang nghĩ gì ở đâu chứ không nghe ai nói ở chỗ này. Ông đồ hết hút thuốc lại uống nước chè tươi. Hai mắt hình như cả đôi tai ông chăm chú vào những cử chỉ cố kéo dài ra của công việc tước đóm và hút thuốc, lau chùi đĩa chén và uống nước nhưng ông cũng biết hết ý tứ của từng người, trừ có thằng Tình là ông không hiểu nó đang nghĩ gì. Đó là cái điều đã từ lâu, từ khi nó tham gia hoạt động đến nay ông luôn ngại, bực bội và thú thật đôi khi cũng phải chịu lép với những lời lẽ lý sự của nó. Ông biết, việc gì trong nhà này bây giờ ai cũng nghe nó hơn là nghe ông. Ngẫm ra cũng phải thôi. Thời này người có chức tước nói mà chả hay ho mẫu mực.
Tính nói. Cái điều lo sợ nhất của ông đồ đã đến rồi. Chỉ cần ý của nó nữa là biết rõ sự tình sẽ đi đến đâu. Ông ngồi nghiêng mặt ra chỗ tối ánh đèn, mải vê điếu thuốc nhồi vào nõ để tránh nỗi phấp phỏng chờ đợi sự kết cục không thể gọi là nhỏ. Chỉ việc này không thành cũng đã coi như ông sống bằng thừa, sống vô vị như một xác chết. Nhưng ông đã lầm. Tính còn lo hơn cả ông. Anh hiểu rõ hậu quả những chuyện gia đình kiểu thế này không thu xếp ổn thoả sẽ dẫn tới đâu! Anh nói từng tiếc chắc nình nịch như thể vốn nó là thế, không thể là khác, không ai có thể thay đổi được.
- Chú Sài đuổi thím Tuyết không có gì phải ầm lên. Thầy làm như thế là chưa đúng. Thì lúc ấy anh bảo tôi làm sao mà nén được. Những ngày chú Sài ốm nhà ông phó Cự im lặng thờ ơ là sai, rất đáng trách. Tôi thấy mẹ đã nói lên tất cả nỗi tức giận của nhà ta. Phải tỏ thái độ như thế mới đúng. Thế là nó vào hùa với mẹ nó thật rồi. Nhà mình gây ra sự lại đổ lỗi cho người ta. Kệ, anh nói thế nào thì nói, mẹ con anh định thế nào thì tuỳ nhưng với lão đồ Khang thì thằng Sài không thể bỏ con người ta được. Thời buổi này không phải là lúc họ muốn coi ai ra gì cũng được như trước đây. Nhưng đấy là việc sau. Trước sau tôi sẽ có cách để nhà họ phải mở mắt ra. Còn trước mắt ta sử xự khác. Ta không thèm tầm thường chấp vặt. Không thèm đôi co xem ai đúng, ai sai, không thèm đợi họ phải nói trước. Quả đi đây đi đó nó cũng có hơn.
- Anh bảo nhà mình phải đi nói trước với họ?
- Đằng nào thì chú Sài cũng không thể bỏ được thím Tuyết. Mọi việc mẹ cứ mặc tôi. Ta nói trước mới chứng tỏ ta là người lớn không chấp chuyện trẻ con. Ngày mai nhà Tính đưa chú Sài sang. Chú chỉ cần nói một câu: "Con đã trót dại đuổi nhà con đi, con xin lỗi ông bà cho nhà con về". Chỉ cần nói thế rồi về. Xem nhà họ đối xử thế nào, sau đó tôi sẽ liệu.
Anh dừng lại, uống nước như tự thưởng cho những quyết định của mình và cũng để dò xem phản ứng của mẹ, của thằng Sài. Ông đồ không nhìn anh, trong đầu ông vẫn thì thầm đắc ý: Phải thế mới ra người có học. Cứ tưởng cha con xung khắc, không ngờ nó hợp ý ông như thế. Chỉ có điều nó theo lối mới nói năng lưu loát, dễ lôi cuốn người ta hơn.
Bà đồ ngập ngừng
- Thế ngộ nhỡ...
- Mẹ không có "nhỡ" gì cả. Ngày mai cứ thế làm không phải bàn gì nữa. Khuya rồi, đi ngủ.
Nói những như gay gắt ấy xong, anh đứng dậy xuống gian nhà ngang của vợ chồng anh. Mọi người vẫn ngồi lại một lúc nữa nhưng không ai bàn tán gì thêm. Cả bà đồ cũng không phản đối. Cả thằng Sài cũng không giãy nảy vì ngày mai nó vẫn phải làm cái việc mà nó kinh sợ. Thì ra đàn bà cũng giống như trẻ con, sẵn sàng chấp nhận ngoan ngoãn những quyết định nghiêm ngặt đôi khi rất tàn nhẫn chứ không bao giờ chịu thua trong bàn luận tranh cãi.
..................................................
Bạn đang đọc truyện tại chúc các bạn vui vẻ
.....................................................
Chương 2
Dẫu sao chuyện vợ con thằng Sài cũng là chuyện nhỏ so với nạn đói đang có nguy cơ loang bùng khắp xã. Không ai còn bụng dạ, hơi sức đâu để bàn tán, khen chê. Vả lại, chuyện tình của hai đứa trẻ ấy chưa đến tuổi "phát điên" nên nó vẫn chỉ là nỗi ấm ức hậm hụi của trẻ con, đôi khi mải chơi đùa, học hành, nó cũng quên là mình đang bị oan ức trói buộc nghiệt ngã. Lệ thường đã thế huống hồ những ngày này. Tuy làng mới được giải phóng mấy tháng nhưng không phải dò mìn, gỡ dây thép gai, nhặt mảnh bom, đầu đạn và san lấp hầm hào như những làng quanh vùng Tây. Đất làng cũng tầng tầng phù sa trông ngon như những
- Tôi thấy thầy nuông thằng Sài lắm rồi bây giờ mới khổ.
Nó định ăn nói kiểu gì thế này. Mặc dù kiểu gì ông cũng cso cớ để bắt chuyện với nó được dễ dàng.
- Anh bảo tôi sung sướng với thằng em anh lắm à?
- Nếu ngày nào thầy cũng đe nẹt nghiêm ngặt với nó thì đâu đến nỗi.
Thật lòng mỗi lần về nhà thấy thằng em vốn ham mê học hành mà cứ mếu máo nước mắt ngắn, dài, về cái tội "cùng ăn, cùng làm" và chuyện trò với "vợ", anh thấy tội nó qua. Hơn nữa, anh vẫn mang nỗi hận với nhà phó Cự. Dù hắn đã xin cho anh được tha từ đồn Tây về nhưng nó vẫn thì thụt tố giác, chỉ điểm bao nhiêu việc anh và cán bộ nằm vùng. Anh biết rằng điều anh vừa nói không thật lòng với mình nhưng chú Hà đã bảo lúc này phải hết sức tránh cái gì có thể làm ồn lên. Nhất là chú lại đang bực về việc làm vô ý thức của anh.
Hơi ngỡ ngàng về sự đồng tình của con trong việc này, ông đồ đã thấy yên tâm hơn rất nhiều. Nhưng đến khuya, thì xóm mạc lại xáo xác bởi tiếng kêu khóc của bà đồ Khang.
Từ nửa đêm hôm qua bà phải đội lọ lục bình lên tận Đa Hoài mới cầm đổi được lưng thúng gạo về chống đói. Về đến nhà đặt thúng xuống phản, bà nằm luôn đấy thiếp đi. Ông đồ nhờ con dâu nấu cho nồi cháo. "Nấu kha khá vào anh chị ăn một thể". Cháo chín, bà được lay dậy. Mắt nhắm, mắt mở húp gần hết bát cháo bà mới nhận ra không có vợ chồng thằng Sài. Bằng sự dồn hỏi hoảng hốt bà biết mọi sự xảy ra. Đặt bát cháo húp dở xuống mâm bà lao ra sân ngửa mặt lên trời kêu than rồi sai con dâu đốt cho bó đuốc bằng cây đay khô. Bà cầm đuốc vừa chạy vừa gọi con vừa kêu giời đất, bất chấp cả mọi tai tiếng ảnh hưởng cả đến danh dự, uy tín mà con trai ra sức gìn giữ. Bà chạy đi. Vợ Tính cũng phải chạy đi. Mấy đứa cháu ruột cũng chạy đi. Sự hoảng sợ của bà cộng thêm nỗi huyên náo rất hệ trọng của đám trẻ, làng Hạ Vị đêm nay sẽ vợi đi nỗi đói rét ra cánh đồng, chỗ người ta xúm đông đặc quanh đống tro thằng Sài phủ lên người nó.
Đã qua cái đêm cả làng, cả xóm đổ đến xô đẩy nhau nhốn nháo ở ngoài cổng và khi vào đến sân tất cả đều nghiêm trang nín thở để nghe tiếng gọi dồn dập của không biết bao nhiêu người nêm chặt trong ba gian ông đồ Khang.
Bẩy vía ba hồn Sài ơi về với mẹ đi con" "Bẩy vía ba hồn thằng Sài" ở đâu thì về với bố, với mẹ Sài ơi". Những tiếng gọi hoảng hốt. Những ngón tay bóp chặt lấy ngón tay cái và chí vào hai bên thái dương thằng Sài một cách hoảng hốt. Những bát lông gà, bồ kết đốt khỏi sục vào mũi thằng Sài môt cách hoảng hốt. Những đĩa rượu đốt cháy bùng xanh chườm tóc rối và gói gừng giã nhỏ đánh trên lưng, trên ngực, trên tay thằng Sài một cách hoảng hốt.
Cũng đã qua rồi những ngày cu Sài được vỗ về thương hại. Bảy tám ngày sau, nói đúng ra chiều ngày thứ bảy, cu Sài đã chạy tuột ra khỏi cổng nhập vào đám bạn để đọc truyện cho chúng nghe thì uy lực của bà đồ trong mọi việc "lớn" của gia đình cũng có phần giảm bớt. Ông đồ trở lại phận sự của ông. Người đàn ông trong nhà dù đần độn ngu si đến đâu cũng vẫn là cái cột cái định đoạt mọi việc. Ngay tối hôm ấy theo ý anh Tính ông "họp" gia đình gồm hai ông bà, vợ chồng anh cả, vợ chồng Tính và cu Sài. Có bẩy người "họp" thì ba người xoi như không can dự. Bất cứ việc gì vợ chồng anh cả cũng "thôi thì thầy định thế nào chúng con theo thế". Mỗi khi cái quyền làm trưởng được nhắc đến "ý anh chị cả định thế nào?", người con trưởng cũng gật gật đầu vẻ nghĩ ngợi đăm chiêu một lúc mới nói. Bao giờ anh cũng nói ra cái điều mọi người đều biết trước từng câu, từng lời anh sẽ nói như thế. Có lần vui vẻ chị vợ tinh khôn đã bảo "Thầy hỏi nhà con như hỏi bức vách ăn thua gì". Nhưng những việc căng thẳng như đóng góp giỗ tết ma chay hoặc sự xích mích trong gia đình, chị thường là người im lặng từ đầu đến cuối. Có ai hỏi chị, chị trả lời rất gọn nhẹ: "Mọi việc là quyền ở nhà tôi". Lập tức anh cả cũng gật đầu nghĩ ngợi và nói ra điều mà ai cũng biết chắc là sẽ vừa lòng chị, cốt không thiệt đến mình mà cũng chả động đến ai. Những "cuộc họp" gia đình để quyết định những việc hệ trọng như thế, sự có mặt của vợ chồng anh như là thừa. Nhưng không có vợ chồng anh, khôn bao giờ thành "cuộc họp". Vả lại mỗi khi có chuyện nặng nề mọi người còn im lặng căng thẳng, ông đồ thường hỏi ý kiến anh chị cả và anh lại "thôi thì". Sau sự "thôi thì" dài dòng của anh, hoặc là ai có nỗi ấm ức thấy sốt ruột quá phải nói bung ra, hoặc có giận dỗi gì nhau, thấy ý kiến ông anh cả chán quá, thà thôi đi còn hơn. Thành ra anh lại luôn luôn trở thành người quan trọng trong gia đình. Còn vợ Tính chỉ biết làm, chị làm được tất cả mọi việc theo ý bố mẹ chồng, theo sự sai khiến cau có của chồng, và tắm rửa giặt rũ, mắng mỏ và chiều chuộng thằng Sài như thằng em út của mình ở nhà. Cuộc "họp" nào của gia đình chị cũng là người ngoài rìa. Chị sửa sang lau chùi ấm chén, đun nước và chẻ đóm. Mọi việc xong xuôi chị ngồi nép ở một góc tối, chăm chú nghe hết mọi điều, có ai hỏi chị, chị chỉ biết giả nhời "Tôi (con hoặc em) biết đâu đấy. ý của thầy mẹ (hoặc anh chị cả hoặc "nhà tôi" thậm chí cả "ý chí Sài, thím Tuyết") thế nào thì tôi làm thế".
Cho nên mỗi lần bàn bạc gia đình chị có ngồi đấy hay không cũng chẳng ai để ý nếu như chè và thuốc lào, đóm và nước đã đầy đủ tinh tươm.
Bốn người còn lại tuy sự kìm nén khác nhau nhưng đều giống nhau ở chỗ ai cũng cảm thấy chỉ có mình là người khổ tâm nhất trong việc này.
Trước hết, nói về thằng Sài, nhân vật chính của sự cười chê ồn ã hàng tuần lễ nay. Dù cả nhà đều nhìn nó âu yếm, nói năng vui vẻ và nói những chuyện tận đâu, nhưng khi được chị Tính dìu từ dưới bếp lên thằng Sài khóc oà ra và lao vào ôm ngang lấy thắt lưng mẹ, người nó run lên bật bần. Nước mắt bà đồ tự nhiên ứa ràn xuống hai má. Bà cúi lấy vạt áo lặng lẽ chấm nước mắt, quay ra ôm ghì lấy con, gắt.
- Bàn bạc gì thì bàn đi, thằng bé sợ hết hồn rồi đây này.
Ông đồ vẫn nói dịu dàng:
- Ô hay ai làm gì nó.
Chị cả cũng động lòng thương xót.
- Chú Sài, sợ gì em. Để thầy mẹ và các anh chị liệu xem công việc thế nào, có ai mắng mỏ hắt hủi gì em mà sợ.
Tính nghiêm mặt:
- Sài nín. Thầy có ý kiến thì nói đi rồi mọi người trong gia đình đều phải ghé vai mà làm. Tôi rất khổ tâm cứ mỗi lần về đến nhà không chuyện nọ thì chuyện kia. Mỗi người nghĩ một phách, làm một nẻo, mạnh ai người nấy lo, còn thì "sống chết mặc bay".
Xem cung cách, lời lẽ ấy Tính đã ý thức được mình mới là người lo lắng và quyết đoán tất cả mọi việc. Không phải anh muốn như thế. Cái chính là mọi điều tiếng, xấu xa của gia đình đều đổ lên đầu anh. Thử hỏi cả huyện, cả xã ai biết anh cả là ai. Ngay đến tiếng tăm của thầy đã mấy ai ở xã ngoài biết đến. Chuyện gì xẩy ra, thiên hạ cũng chỉ biết bố mẹ đồng chí Tính cán bộ huyện chứ ai có thể thay anh nhận lấy sự xỉ nhục. Là chưa kể chuyện thằng Sài không biết đến bao giờ mới hết tai tiếng.
Cũng là danh dự của gia phong, ông đồ lại thấy Tính không thể hiểu và san sẻ nỗi khổ của riêng ông. Nó cứ đi biền biệt, hoạ hoằn mới đáo qua nhà, làm sao nó biêt ông điêu đứng như thế nào. Mang tiếng là ông đồ nho, mấy đời nay chưa hề để ai chê cười nhà mình có chuyện ăn ở trên dưới như "họ nhà tôm", chưa có khi nào con cái lại trái ý cha mẹ. Chưa khi nào ăn nói sai ngoa, lá mặt, lá trái. Con mình đuổi con người ta đi, ai biết đâu là chuyện trẻ con. Tất cả những chuyện đó thằng Tính làm ông phải rụt rè, ngần ngại là thằng Tính. Bây giờ không những ông được thể quát nạt, đe nẹt được nó, ngược lại, làm việc gì ông cũng phải lựa xem ý nó thế nào còn liệu. Suốt bao ngày nay ông vẫn chưa phải lo nghĩ điều đó nên giọng ông lúc này còn chưa thể quả quyết.
- Cũng chả ai muốn xẩy ra như thế. Nhưng dẫu sao thì cũng là việc đã rồi. Bây giờ bà với các anh các chị có cả anh Tính về đây ta bàn xem cách nào đến xin lối người ta để cho con nó về. "Con dại cái mang".
Không ngờ bà đồ bốp chát ngay:
- Tôi không phải xin xỏ gì ải cả. Con tôi ốm chín phần chết không được phần sống, nhà nó có ai thèm lai vãng đến đây? Mà tôi hỏi cớ gì khi thằng chồng ốm con vợ lại không về.
- Thì con mình đã đuổi nó đi.
- Chấp gì thằng bé hỉ mũi chưa sạch ấy. Mà nó có quyền gì. Trừ phi ông hay tôi thấy cô ăn đổ làm vỡ không thể chứa được thì mới được phép ra khỏi nhà tôi. à, ra nhà nó quen thói hà hiếp thiên hạ rẻ rúng, bỉ mặt ai cũng được.
- Bà liệu mà ăn nói, còn có người nọ người kia nghe.
Bà bảo rằng cứ giữa dạ bà nói, không việc gì phải vụng trộm, giấu giếm. Rằng, nhà bà đã phải thất điên bát đảo mà họ thì dửng dưng. Rằng chỉ có bà mang nặng đẻ đau mới thấy xót, mới tủi hổ khi con bà hoảng sợ đến khiếp đảm mà nhà nó không thèm hỏi lấy một lời. Có ai đau đớn nặng nhọc gì mà chả tìm cách dàn hoà vui vẻ. Vui vẻ với bất cứ ai bà cũng sẵn lòng nhưng bây giờ nhất quyết nhà nó phải có nhời trước, bằng không, làm làm gáo, vỡ làm muôi. Càng nói bà càng có lý. Những người con dâu thầm chê bai nhà ấy không biết điều. Thằng Sài thì vẫn áp mặt vào lưng mẹ thỉnh thoảng lại nấc khan từng chập sẵn sàng oà khóc và kêu xin bố mẹ tha cho đừng bắt con phải đến nhà nó. Còn thằng Tính, hai con mắt vẫn trân trân nhìn lên mái nhà, môi mím lại cau có như đang nghĩ gì ở đâu chứ không nghe ai nói ở chỗ này. Ông đồ hết hút thuốc lại uống nước chè tươi. Hai mắt hình như cả đôi tai ông chăm chú vào những cử chỉ cố kéo dài ra của công việc tước đóm và hút thuốc, lau chùi đĩa chén và uống nước nhưng ông cũng biết hết ý tứ của từng người, trừ có thằng Tình là ông không hiểu nó đang nghĩ gì. Đó là cái điều đã từ lâu, từ khi nó tham gia hoạt động đến nay ông luôn ngại, bực bội và thú thật đôi khi cũng phải chịu lép với những lời lẽ lý sự của nó. Ông biết, việc gì trong nhà này bây giờ ai cũng nghe nó hơn là nghe ông. Ngẫm ra cũng phải thôi. Thời này người có chức tước nói mà chả hay ho mẫu mực.
Tính nói. Cái điều lo sợ nhất của ông đồ đã đến rồi. Chỉ cần ý của nó nữa là biết rõ sự tình sẽ đi đến đâu. Ông ngồi nghiêng mặt ra chỗ tối ánh đèn, mải vê điếu thuốc nhồi vào nõ để tránh nỗi phấp phỏng chờ đợi sự kết cục không thể gọi là nhỏ. Chỉ việc này không thành cũng đã coi như ông sống bằng thừa, sống vô vị như một xác chết. Nhưng ông đã lầm. Tính còn lo hơn cả ông. Anh hiểu rõ hậu quả những chuyện gia đình kiểu thế này không thu xếp ổn thoả sẽ dẫn tới đâu! Anh nói từng tiếc chắc nình nịch như thể vốn nó là thế, không thể là khác, không ai có thể thay đổi được.
- Chú Sài đuổi thím Tuyết không có gì phải ầm lên. Thầy làm như thế là chưa đúng. Thì lúc ấy anh bảo tôi làm sao mà nén được. Những ngày chú Sài ốm nhà ông phó Cự im lặng thờ ơ là sai, rất đáng trách. Tôi thấy mẹ đã nói lên tất cả nỗi tức giận của nhà ta. Phải tỏ thái độ như thế mới đúng. Thế là nó vào hùa với mẹ nó thật rồi. Nhà mình gây ra sự lại đổ lỗi cho người ta. Kệ, anh nói thế nào thì nói, mẹ con anh định thế nào thì tuỳ nhưng với lão đồ Khang thì thằng Sài không thể bỏ con người ta được. Thời buổi này không phải là lúc họ muốn coi ai ra gì cũng được như trước đây. Nhưng đấy là việc sau. Trước sau tôi sẽ có cách để nhà họ phải mở mắt ra. Còn trước mắt ta sử xự khác. Ta không thèm tầm thường chấp vặt. Không thèm đôi co xem ai đúng, ai sai, không thèm đợi họ phải nói trước. Quả đi đây đi đó nó cũng có hơn.
- Anh bảo nhà mình phải đi nói trước với họ?
- Đằng nào thì chú Sài cũng không thể bỏ được thím Tuyết. Mọi việc mẹ cứ mặc tôi. Ta nói trước mới chứng tỏ ta là người lớn không chấp chuyện trẻ con. Ngày mai nhà Tính đưa chú Sài sang. Chú chỉ cần nói một câu: "Con đã trót dại đuổi nhà con đi, con xin lỗi ông bà cho nhà con về". Chỉ cần nói thế rồi về. Xem nhà họ đối xử thế nào, sau đó tôi sẽ liệu.
Anh dừng lại, uống nước như tự thưởng cho những quyết định của mình và cũng để dò xem phản ứng của mẹ, của thằng Sài. Ông đồ không nhìn anh, trong đầu ông vẫn thì thầm đắc ý: Phải thế mới ra người có học. Cứ tưởng cha con xung khắc, không ngờ nó hợp ý ông như thế. Chỉ có điều nó theo lối mới nói năng lưu loát, dễ lôi cuốn người ta hơn.
Bà đồ ngập ngừng
- Thế ngộ nhỡ...
- Mẹ không có "nhỡ" gì cả. Ngày mai cứ thế làm không phải bàn gì nữa. Khuya rồi, đi ngủ.
Nói những như gay gắt ấy xong, anh đứng dậy xuống gian nhà ngang của vợ chồng anh. Mọi người vẫn ngồi lại một lúc nữa nhưng không ai bàn tán gì thêm. Cả bà đồ cũng không phản đối. Cả thằng Sài cũng không giãy nảy vì ngày mai nó vẫn phải làm cái việc mà nó kinh sợ. Thì ra đàn bà cũng giống như trẻ con, sẵn sàng chấp nhận ngoan ngoãn những quyết định nghiêm ngặt đôi khi rất tàn nhẫn chứ không bao giờ chịu thua trong bàn luận tranh cãi.
..................................................
Bạn đang đọc truyện tại chúc các bạn vui vẻ
.....................................................
Chương 2
Dẫu sao chuyện vợ con thằng Sài cũng là chuyện nhỏ so với nạn đói đang có nguy cơ loang bùng khắp xã. Không ai còn bụng dạ, hơi sức đâu để bàn tán, khen chê. Vả lại, chuyện tình của hai đứa trẻ ấy chưa đến tuổi "phát điên" nên nó vẫn chỉ là nỗi ấm ức hậm hụi của trẻ con, đôi khi mải chơi đùa, học hành, nó cũng quên là mình đang bị oan ức trói buộc nghiệt ngã. Lệ thường đã thế huống hồ những ngày này. Tuy làng mới được giải phóng mấy tháng nhưng không phải dò mìn, gỡ dây thép gai, nhặt mảnh bom, đầu đạn và san lấp hầm hào như những làng quanh vùng Tây. Đất làng cũng tầng tầng phù sa trông ngon như những