Anh Trai Em Gái
![]() | ![]() ![]() |
>
Sáng 20 tháng Bảy, Trùng Khánh mưa nhỏ. Không khí trong lành, phảng phất mùi chia ly. Lúc ăn sáng, mẹ bảo: “Mẹ mới đến đây hai tháng, đã là hội viên hội mạt chược rồi”. Mọi người gượng cười. Sau đó, mẹ lại nhắc chuyện muốn chúng tôi cùng về quê. “Dương Dương, cùng về với mẹ, ba anh em chúng mày không biết chăm sóc nhau, ở ngoài làm sao được như ở nhà”.
Trước khi nghe mẹ nói tôi đã quyết định không về. Tôi đã định dứt khoát từ chối: “Con không về!” nhưng lúc này, trước ánh mắt mẹ, tôi không thể mở miệng. Đôi mắt mẹ suốt một đời sáng là thế, vậy mà khi bước vào tuổi già cũng bắt đầu mờ đục. Mẹ già rồi, mẹ chỉ thích con cái quây quần, mẹ sợ cô đơn. Bố quanh năm uống ruợu không biết đến việc gia đình. Tôi mường tượng ở nhà có một phụ nữ cô đơn đang chờ đợi đoạn cuối cuộc đời mình.
---------------------------------------------------------
Tôi liếc nhìn An An, con bé rất láu cá, gặp tình huống thế này, nó thường cúi đầu, không thể hiện thái độ. Tôi lại cầu cứu Mai Mai, đôi mắt điềm tĩnh của nó nhìn tôi, nét mặt bình thản. Tôi hiểu,chỉ cần được theo tôi, đi đâu nó cũng đi, Mai Mai từ nhỏ đã rất quấn tôi. Có nghĩa là, bây giờ quyền quyết định thuộc về tôi. Tôi nghĩ, đàn ông phải xa nhà, bôn tẩu lập nghiệp, không nên chỉ quẩn quanh ở quê. Vậy là giả bộ bình tĩnh vừa gắp rau, vừa như buột miệng nói: “Vẫn ở lại Trùng Khánh thôi, đã quyết định như vậy rồi mà”.
Mẹ không tiện nói lại, mọi người lặng lẽ ăn. Tôi thậm chí không dám nhìn mẹ, cảm thấy mình như kẻ trộm lấy đi đứa con trai duy nhất của mẹ.
Khi tiễn mẹ, An An nhất định không đi, con bé cứ một mực nói có việc, rồi chuồn mất. Mẹ, tôi và Mai Mai ra bến xe. Trên đường đi, mẹ lại bắt đầu dặn dò trời nóng phải uống nước lạnh, trời lạnh phải uống nước nóng, cứ như tôi là đứa trẻ lên ba.
Tôi nói: “Con biết tự chăm sóc, con không còn là trẻ con nữa”.
“Với mẹ, các con mãi mãi là trẻ con”. Mẹ nói, mắt sáng lên. Mắt Mai Mai bắt đầu đỏ, nó ngoan ngoãn đứng cạnh tôi, yên lặng nhìn mẹ.
“Mai Mai cũng thế, phải nghe lời anh, phải chịu khó ăn. Con gầy quá!”. Mẹ lại chuyển chủ đề sang cô con gái.
Mai Mai mím môi gật đầu, cố không cho nước mắt trào ra.
Sau đó mẹ lại dặn dò hai anh em: “Các con là anh là chị phải chăm sóc An An, nhất là Mai Mai, con là chị, phải thường xuyên chơi với em”. Mai Mai không phản ứng, chỉ đăm đăm nhìn mẹ. Tôi nghe rõ tiếng mẹ thở dài.
"Mình là mặt trời, chị là mặt trăng, một bầu trời không thể cùng lúc có cả mặt trăng lẫn mặt trời, hai thiên thể thần linh"
ANH TRAI EM GÁI - Tào Đình
Nếu nói rằng: “Yêu là mỗi sợi tơ. Tấm vải tình yếu nhất định phải do hai người dệt từng sợi một mới tạo nên hạnh phúc” thì yêu đơn phương, hỏi có phải tình yêu?
Yêu đơn phương đã khổ. Yêu chính anh trai của mình lại càng khổ hơn nữa. Mai Mai yêu anh trai Dương Dương, một tình yêu tội lỗi nhưng không bệnh hoạn, tội lỗi mà vẫn đáng thương.
Bởi, Mai Mai là cô gái câm. Trong thế giới “hư ảo, lặng lẽ, không người”, trống rỗng và cô độc của cô, duy nhất chỉ có người anh trai ngự trị. Yêu anh và muốn độc chiếm người anh, Mai Mai đã tự tước đi niềm vui hồn hậu của tuổi thơ, đẩy mình vào vòng xoáy của những mâu thuẩn giằng xé giữa hờn ghen ích kỷ và tình yêu thương. “Chị em sinh đôi, chị em như hoa, tương thân tương ái không rời xa”. Vậy mà Mai Mai đã ghen với từng tiếng gọi “anh” nũng nịu, ngộ nghĩnh của An An, Người em gái sinh đôi láu lỉnh, thông minh, hoạt bát, dễ thương.
Có lần, An An bị ngã - một vết sẹo dài theo cô suốt cuộc đời, nhức nhối trong tim một nỗi đau không nói nên lời. Cô tinh nghịch, bất cần. Cô sống đơn giản và bồng bộ. Có ai hình dung cô thế nào trong những khoảnh khắc mơ màng đứng bên cửa sổ, ánh mắt u ám nhìn xa xăm, khao khát về một “ngọn đèn” cho riêng mình?......
Phần một:
Những mùa hè của thời thơ ấu, không khí tràn ngập mùi hương cỏ dại và mùi bánh pizza làm cho cái nắng gắt như nhạt đi và mong manh hơn. Chúng tôi học làm người lớn, cố tỏ ra tư lự với nụ cười buồn rầu thường trực.
Khế ước
Một buổi sớm mùa xuân, Hà Tặc, gã trai cùng lớp với tôi, sửng sốt khi nhìn thấy Mai Mai lần đầu tiên. Không kìm được, gã reo lên đầy kinh ngạc:
“Trời, đẹp quá!”
“Chị là người ở đâu thế, trông chị rất đặc biệt!”
“Chị học trường nào?”
“Chị tên gì?”
“Sao khinh người thế?”
Gã hỏi liền một thôi một hồi; lần đầu tiên cảm thấy lăn tăn về sức hấp dẫn của mình đối với người khác giới.
Mai Mai nhìn Hà Tặc, lại nhìn tôi, nụ cười hồn hậu, vẻ bình thản, êm đềm như mặt nước mùa thu.
Mai mai mặc sơ mi trắng, bên trong là áo bó và váy đều màu hồng. Nắng xuân đã về nhưng không khí vẫn còn phảng phất hơi lạnh. Trông em tao nhã, tràn trề sức sống, ánh mắt như cười, như giễu cợt sự vụng về, bất cẩn của người đối diện.
Mai Mai đem bút và màu ra ban công ngồi vẽ.
“Ông bạn, ích kỷ thật đấy, có cô bạn đẹp như vậy mà không sớm giới thiệu với anh em!?” Hà Tặc lại quay đầu về phía tôi, đùa đùa thật thật; đột nhiên nét mặt thoáng băn khoăn, gã lẩm bẩm: “Ồ, mà tại sao nàng lại không thèm để ý đến tớ nhỉ, “Trái tim không ngủ yên” của tớ bị tổn thương mất.”
“Mai Mai không phải là bạn gái của tớ.” Tôi nói, thâm tâm cũng thấy hối tiếc. “Vả lại, Mai Mai không biết nói, làm sao trả lời cậu.”
Hà Tặc chưa kịp phản ứng, đúng lúc đó cánh cửa bật mở, một cô bé đầu quấn khăn màu da cam tươi rói đường đột xông vào: “Em về rồi đây! Hôm nay chúng ta ăn món nem công hay chả phượng?”
Hà Tặc nhìn người con gái nhanh nhảu, nhí nhảnh như một con chim từ trên trời rơi xuống, lại nhìn cô gái đang miệt mài vẽ tranh ngoài ban công. Không thể tin được. Cô ấy, cô ấy… họ là…?”
Tôi mỉm cười, giải đáp thắc mắc của cậu ta. “Rất đơn giản. Họ là chị em sinh đôi.”
---------------------------------------------------------
Đến bến xe, mua vé xong, vẫn còn một giờ nữa xe mới chạy. Chúng tôi ra ghế ngồi đợi, em gái ngồi bên trái, mẹ ngồi bên phải tôi. Tôi là chỗ dựa cho hai người phụ nữ này. Tôi thấy mình phải là một người đàn ông thực thụ nên lúc chia tay, tôi quyết không khóc, mặc dù sống mũi cay xè.
Một người gánh hàng rong đi qua, mẹ gọi lại hỏi:
“Đào bán thế nào?”
“Ba đồng một cân, ngọt lịm”
“Sao đắt thế? Hai đồng rưỡi được không?”
“Hai đồng rưỡi mà mua được đào ngọt ư? Giá ấy chỉ mua được đào chua thôi!”
Sau đó hai người nói đi nói lại. mẹ chỉ trả hai đồng rưỡi, người bán nhất định đòi ba đồng.
Tôi bảo: “Ba đồng thì ba đồng, để con trả tiền”.
Mẹ lườm tôi, tôi chẳng dám nói, tiếp tục nghe mẹ cò kè vì mấy hào bạc; tôi cảm thấy mất mặt bèn đứng xa một chút. Mẹ ngồi trước gánh hàng bắt đầu chọn những quả to ngon nhất. Nhìn mẹ ngồi xổm trước gánh hàng, tôi dường như nhìn thấy những năm cuối đời cô đơn của bà.
Sau khi mẹ chọn xong, tôi định trả tiền nhưng mẹ không chịu, bảo tôi cứ giữ tiền mà tiêu. Tôi bỗng nhận ra tôi là đứa con bất hiếu nhất, tôi có thể bỏ ra 300 đồng mua sợi dây chuyền tặng bạn gái, có thể thuê khách sạn 160 đồng một đêm, còn mẹ, vì 5 hào bạc mà nói khô cổ bỏng họng, cuối cùng tươi cười phấn khởi chỉ vì người ta bớt cho hai hào.
Mua xong đào, mẹ ấn cả túi vào tay tôi. Tôi ngạc nhiên tưởng mẹ mua mang về quê làm quà, bèn nói: “Mẹ mang lên xe mà ăn, nếu muốn ăn con sẽ tự mua”.
Nhưng mẹ không chịu, mẹ bảo: “Đào này khác, đào này là của mẹ mua”.
Tôi cười không biết làm thế nào.
Trước khi lên xe mẹ còn hỏi tôi: “Hay là con về quê đi, mẹ sẽ mua thêm về, nhà cũng chẳng còn ai”.
Lúc ấy không thể chịu đựng hơn được nữa, tôi quay mặt đi. Tôi biết, nếu nhìn mẹ, có thể tôi sẽ lên xe theo mẹ về quê.
Mẹ thấy tôi không nói, đành lên xe.
Tôi và Mai Mai nhìn theo chiếc xe khuất dần, vẫn thấy chỗ cửa sổ nơi mẹ ngồi một hình bóng đen thẫm, thấp thoáng bàn tay vẫy.
Quay người lại, thành phố vẫn náo nhiệt với nhịp sống quen thuộc của nó.
Tôi thấy Mai Mai lén lau nước mắt.
Mưa đã tạnh, tôi đưa em gái về nhà. Vừa mở cửa bước vào phòng, trong đầu đã hiện lên hình ảnh một người đàn bà luống tuổi ngồi trước cửa, mắt hướng về xa xăm. Nơi đó có những người con.
19. THẤT NGHIỆP
Mới về quê. Hôm mẹ đi trời đổ mưa. Lúc tiễn mẹ không có An An.
An An sợ nhất là không kìm được nước mắt.
An An cũng buồn hồi lâu vì không có mẹ, sau được người yêu chăm sóc nên mau chóng tươi tỉnh trở lại.
Liêu đúng là chàng trai không tồi, An An nghĩ. Cô ngồi ở quầy rượu quán Địa Đàng, vẫn uống món Coca ưa thích và nói chuyện phiếm với Chàng Béo, trong khi Liêu đang điều khiển đám người quay cuồng giữa sàn, phô diễn thân hình tuyệt đẹp bằng những cú lắc điệu nghệ. An An nhìn bờ mông rắn chắc của Liêu đang lắc theo tiếng nhạc, bất giác nghĩ đến cảnh tượng lúc hai người làm tình với nhau.
Liêu vẫn điều khiển đám người đang quay cuồng, trong khi An An chỉ chú ý đến cặp mông của anh.
Liêu Văn Đạo cúi đầu, lắc người thep tiếng nhạc, bỗng nhận ra An An đang nhìn mình vẻ ngưỡng một, liền nảy ra ý định trêu cô. Và An An nhìn thấy Liêu huýt sáo với một cô gái trong đám đông đang nhảy, không khí sàn nhảy bỗng dưng sôi đông hẳn. Liêu Văn Đạo nhún vai, liếc nhìn về phía An An, vẻ đắc ý.
An An không nói gì, đột nhiên quay người quàng tay ôm cổ Chàng Béo bên cạnh, nháy ra hiện muốn chạm cốc với anh, trong khi đưa mắt nhìn Liêu với nụ cười đắc thắng, mặt tỉnh khô.
Chàng Béo nói: “An An, chiêu trả đũa của em thật lợi hại!”. Sau đó hai người chạm cốc với nhau.
Liêu Văn Đạo giả bộ choáng ngất làm An An cười nghiêng ngả.
Quán Địa Đàng có một hành lang dài, trên tường hành lang có treo tờ áp phích cỡ lớn. Còn nhớ lúc mới quen Liêu, anh thường đưa cô đi qua cửa này (trước đây họ đi cửa sau cho tiện), chỉ vào tờ áp phích nói: “Tôi đấy!”.
Tờ áp phích vẽ người đàn ông đội mũ lưỡi trai, cúi đầu, chăm chú chơi đàn. Bên trên còn có câu quảng cáo: Seven - Nhạc công hạng nhất, âm nhạc thượng hạng. Phía dưới còn ghi tên những sư phụ Liêu đã “thọ giáo” ở Thâm Quyến. Còn tờ kia là của Chàng Béo, mũ đen, kính gọng đen, ánh mắt ngạo nghễ, hút hồn.
Nói gọn lỏn hai chữ: “Tôi đấy”. Liêu Văn Đạo rảo bước đi vào phòng lớn, dáng bộ đắc ý, ánh mắt dường như đang nói: Tôi thấy cái đó chẳng có gì đặc biệt, chẳng qua là nhân thể chỉ cho cô”.
Lúc đó, An An và Liêu mới quen được một ngày, hai người vẫn còn lạ lầm, đều muốn thể hiện bản thân và coi thường đối phương. Liêu sợ An An cho rằng mình làm quen với cô chỉ vì cô đẹp. An An lại sợ Liêu cho rằng mình thích nghề nghiệp của anh.
Hai người đều không muốn che giấu, đều cố làm cho đối phương hiểu tình cảm của mình là chân thật, không hề có ý giễu cợt. Cho nên khi Liêu nói công ty đã làm áp phích quảng cáo cho riêng anh, An An tỏ ra lãnh đạm, chỉ liếc mắt qua, ậm ừ ra vẻ không quan tâm. Nhưng sau đó, nhân lúc Liêu làm việc, cô lại mượn cớ đi vệ sinh, chạy ra hành lang đọc kỹ lời giới thiệu trên tờ áp phích, cảm thấy rất hài lòng.
An An cho rằng chỉ những người có tài thực sự mới được làm áp phích quảng cáo, thầm nghĩ, người này sẽ là chồng ta. Nhưng cô không bao giờ thể hiện sự ngưỡng mộ của mình trước mặt anh.
Ít lâu sau, khi có mấy đứa bạn học đến quán Địa Đàng, An An cố tình đưa họ qua hành lang, làm như vô tình chỉ tờ áp phích, nói: “Đây là Liêu Văn Đạo”.
Nếu có cô bạn nào khen: “Ồ, đẹp trai thế!”, cô liền quay đi tỏ vẻ không quan tâm, như muốn chứng tỏ đối với cô, người này chẳng có gì ghê gớm.
Bạn không thể nói tình yêu là hư vinh.Khi bạn khẳng định bạn không màng tới hư vinh, bạn khó thoát khỏi một sự thực, đó là bạn đang nói dối.
Có tin nhắn của Hà Tặc, An An liền tắt máy, không thèm xem. Liêu rất hiếu kỳ, hỏi chuyện gì vậy, An An đưa luôn máy cho Liêu. Sau khi đọc tin, Liêu nói: “Chẳng lẽ người ta ngày nào cũng chỉ nhắn chuyện cười cho em?”. Liêu tỏ ra bình thường nhưng giọng nói vẫn lộ vẻ giễu cợt cố giấu giếm.
An An cau mày giật điện thoại trong tay Liêu, nhìn mẩu tin nhắn: “Luật hôn nhân mới nhất của quốc đảo nào đó quy định cấm phụ nữ mặc áo nịt ngực, cấm đàn ông mặc quần lót. Theo giải thích của các chuyên gia, nếu phụ nữ mặc áo nịt ngực sẽ phạm tội quyến rũ đàn ông, đàn ông mặc quần lót là phạm tội tàng trữ súng”.
“À, một người bạn”. An An nói, xoá mẫu tin, cô không định giải thích thêm; giải thích nghĩa là thanh minh, cô chẳng có gì phải thanh minh cả.
Hôm họ quen nhau suýt xảy ra chuyện tình một đêm, cho nên thuỷ chung và trung thành là trở ngại lớn nhất, là từ kiêng kỵ nhất họ không muốn nói đến. Khi gặp chuyện tương tự, hai người đều trở nên thận trọng.
Liêu không nói gì.
Một giờ đêm, trên đường về nhà, An An nhớ lại chuyện mẩu tin nhắn, cô sợ Liêu không tin mình. Chàng Béo đang trao đổi chuyện gì đó với Liêu Văn Đạo, An An không chú ý, hình như là bàn công việc, chỉ nghe loáng thoáng mấy từ “người da đen”, “tiếp quản”. An An mãi nghĩ về chuyện mẩu tin, không quan tâm đến cuộc trao đổi giữa hai người đàn ông.
Chưa về đến nhà, Chàng Béo nhận được điện thoại, vội vàng quay lại. Chỉ còn An An và Liêu đi bên nhau trong đêm vắng.
“Này! Chồng em giờ thất nghiệp rồi!”. Liêu nói.
“Cái gì?”. An An kinh ngạc tưởng nghe nhầm.
“Bây giờ anh thất nghiệp rồi, quán làm ăn không tốt, ông chủ dứt khoát thuê một nhạc công da đen trợ giúp. Chàng Béo ở lại, chồng em bị sa thải”.
Sau đó hai người yên lặng. Liêu thấy An An không nói gì thì rất lo, sợ cô rời xa mình. An An lại suy nghĩ rất lung, làm thế nào an ủi Liêu, nhưng không nghĩ ra được điều gì, có lẽ vì quá đường đột.
An An muốn nói cô vẫn ủng hộ anh, bất luận địa vị xã hội của anh thế nào, nhưng lại không biết sắp xếp câu nói ra sao, quyết định yên lặng đi bên Liêu, cho rằng đó là thể hiện sự tin tưởng lớn nhất đối với Liêu. Đừng dùng những chuyện vặt vãnh như vậy để thử thách tình yêu của chúng tôi; không cần giải thích nhiều, cả hai đều hiểu.
Hai người bên nhau, mỗi người một suy nghĩ, một tâm trạng.
“Có phải em đang tính rời xa anh? Đằng nào bây giờ lương anh cũng không phải 5.000”. Liêu hỏi, cố tỏ ra vui vẻ.
An An nhìn Liêu, rất muốn mắng anh, muốn nói: “Anh nghĩ tình yêu của em chỉ có vậy sao?”.
Nhưng lại không muốn giải thích nhiều, cô chi nói: “Không”.
Liêu không nói nữa, thầm nghĩ liệu mình có thực sự hiểu An An?
Dưới ánh điện, trông cô càng xinh đẹp. An An có vẻ mặt đặc trưng rất phụ nữ, rất đẹp, rất hấp dẫn. Phụ nữ? Liêu Văn Đạo bỗng nhớ ra: Phụ nữ là tổng hợp của tiền bạc và ham muốn vật chất.
Đi một lát, không biết ai nói trước, hai người đều tỏ ra vui vẻ thái quá, Liêu Văn Đạo lại cười nói thoải mái, An An phụ họa. Liêu nói: “Anh trẻ thế này đã thất nghiệp, ngày mai đến chợ lao động xem sao”, An An hùa theo: “Nhất định phải mang theo dụng cụ đánh giày để làm việc ngay”.
Sáng 20 tháng Bảy, Trùng Khánh mưa nhỏ. Không khí trong lành, phảng phất mùi chia ly. Lúc ăn sáng, mẹ bảo: “Mẹ mới đến đây hai tháng, đã là hội viên hội mạt chược rồi”. Mọi người gượng cười. Sau đó, mẹ lại nhắc chuyện muốn chúng tôi cùng về quê. “Dương Dương, cùng về với mẹ, ba anh em chúng mày không biết chăm sóc nhau, ở ngoài làm sao được như ở nhà”.
Trước khi nghe mẹ nói tôi đã quyết định không về. Tôi đã định dứt khoát từ chối: “Con không về!” nhưng lúc này, trước ánh mắt mẹ, tôi không thể mở miệng. Đôi mắt mẹ suốt một đời sáng là thế, vậy mà khi bước vào tuổi già cũng bắt đầu mờ đục. Mẹ già rồi, mẹ chỉ thích con cái quây quần, mẹ sợ cô đơn. Bố quanh năm uống ruợu không biết đến việc gia đình. Tôi mường tượng ở nhà có một phụ nữ cô đơn đang chờ đợi đoạn cuối cuộc đời mình.
---------------------------------------------------------
Tôi liếc nhìn An An, con bé rất láu cá, gặp tình huống thế này, nó thường cúi đầu, không thể hiện thái độ. Tôi lại cầu cứu Mai Mai, đôi mắt điềm tĩnh của nó nhìn tôi, nét mặt bình thản. Tôi hiểu,chỉ cần được theo tôi, đi đâu nó cũng đi, Mai Mai từ nhỏ đã rất quấn tôi. Có nghĩa là, bây giờ quyền quyết định thuộc về tôi. Tôi nghĩ, đàn ông phải xa nhà, bôn tẩu lập nghiệp, không nên chỉ quẩn quanh ở quê. Vậy là giả bộ bình tĩnh vừa gắp rau, vừa như buột miệng nói: “Vẫn ở lại Trùng Khánh thôi, đã quyết định như vậy rồi mà”.
Mẹ không tiện nói lại, mọi người lặng lẽ ăn. Tôi thậm chí không dám nhìn mẹ, cảm thấy mình như kẻ trộm lấy đi đứa con trai duy nhất của mẹ.
Khi tiễn mẹ, An An nhất định không đi, con bé cứ một mực nói có việc, rồi chuồn mất. Mẹ, tôi và Mai Mai ra bến xe. Trên đường đi, mẹ lại bắt đầu dặn dò trời nóng phải uống nước lạnh, trời lạnh phải uống nước nóng, cứ như tôi là đứa trẻ lên ba.
Tôi nói: “Con biết tự chăm sóc, con không còn là trẻ con nữa”.
“Với mẹ, các con mãi mãi là trẻ con”. Mẹ nói, mắt sáng lên. Mắt Mai Mai bắt đầu đỏ, nó ngoan ngoãn đứng cạnh tôi, yên lặng nhìn mẹ.
“Mai Mai cũng thế, phải nghe lời anh, phải chịu khó ăn. Con gầy quá!”. Mẹ lại chuyển chủ đề sang cô con gái.
Mai Mai mím môi gật đầu, cố không cho nước mắt trào ra.
Sau đó mẹ lại dặn dò hai anh em: “Các con là anh là chị phải chăm sóc An An, nhất là Mai Mai, con là chị, phải thường xuyên chơi với em”. Mai Mai không phản ứng, chỉ đăm đăm nhìn mẹ. Tôi nghe rõ tiếng mẹ thở dài.
"Mình là mặt trời, chị là mặt trăng, một bầu trời không thể cùng lúc có cả mặt trăng lẫn mặt trời, hai thiên thể thần linh"
ANH TRAI EM GÁI - Tào Đình
Nếu nói rằng: “Yêu là mỗi sợi tơ. Tấm vải tình yếu nhất định phải do hai người dệt từng sợi một mới tạo nên hạnh phúc” thì yêu đơn phương, hỏi có phải tình yêu?
Yêu đơn phương đã khổ. Yêu chính anh trai của mình lại càng khổ hơn nữa. Mai Mai yêu anh trai Dương Dương, một tình yêu tội lỗi nhưng không bệnh hoạn, tội lỗi mà vẫn đáng thương.
Bởi, Mai Mai là cô gái câm. Trong thế giới “hư ảo, lặng lẽ, không người”, trống rỗng và cô độc của cô, duy nhất chỉ có người anh trai ngự trị. Yêu anh và muốn độc chiếm người anh, Mai Mai đã tự tước đi niềm vui hồn hậu của tuổi thơ, đẩy mình vào vòng xoáy của những mâu thuẩn giằng xé giữa hờn ghen ích kỷ và tình yêu thương. “Chị em sinh đôi, chị em như hoa, tương thân tương ái không rời xa”. Vậy mà Mai Mai đã ghen với từng tiếng gọi “anh” nũng nịu, ngộ nghĩnh của An An, Người em gái sinh đôi láu lỉnh, thông minh, hoạt bát, dễ thương.
Có lần, An An bị ngã - một vết sẹo dài theo cô suốt cuộc đời, nhức nhối trong tim một nỗi đau không nói nên lời. Cô tinh nghịch, bất cần. Cô sống đơn giản và bồng bộ. Có ai hình dung cô thế nào trong những khoảnh khắc mơ màng đứng bên cửa sổ, ánh mắt u ám nhìn xa xăm, khao khát về một “ngọn đèn” cho riêng mình?......
Phần một:
Những mùa hè của thời thơ ấu, không khí tràn ngập mùi hương cỏ dại và mùi bánh pizza làm cho cái nắng gắt như nhạt đi và mong manh hơn. Chúng tôi học làm người lớn, cố tỏ ra tư lự với nụ cười buồn rầu thường trực.
Khế ước
Một buổi sớm mùa xuân, Hà Tặc, gã trai cùng lớp với tôi, sửng sốt khi nhìn thấy Mai Mai lần đầu tiên. Không kìm được, gã reo lên đầy kinh ngạc:
“Trời, đẹp quá!”
“Chị là người ở đâu thế, trông chị rất đặc biệt!”
“Chị học trường nào?”
“Chị tên gì?”
“Sao khinh người thế?”
Gã hỏi liền một thôi một hồi; lần đầu tiên cảm thấy lăn tăn về sức hấp dẫn của mình đối với người khác giới.
Mai Mai nhìn Hà Tặc, lại nhìn tôi, nụ cười hồn hậu, vẻ bình thản, êm đềm như mặt nước mùa thu.
Mai mai mặc sơ mi trắng, bên trong là áo bó và váy đều màu hồng. Nắng xuân đã về nhưng không khí vẫn còn phảng phất hơi lạnh. Trông em tao nhã, tràn trề sức sống, ánh mắt như cười, như giễu cợt sự vụng về, bất cẩn của người đối diện.
Mai Mai đem bút và màu ra ban công ngồi vẽ.
“Ông bạn, ích kỷ thật đấy, có cô bạn đẹp như vậy mà không sớm giới thiệu với anh em!?” Hà Tặc lại quay đầu về phía tôi, đùa đùa thật thật; đột nhiên nét mặt thoáng băn khoăn, gã lẩm bẩm: “Ồ, mà tại sao nàng lại không thèm để ý đến tớ nhỉ, “Trái tim không ngủ yên” của tớ bị tổn thương mất.”
“Mai Mai không phải là bạn gái của tớ.” Tôi nói, thâm tâm cũng thấy hối tiếc. “Vả lại, Mai Mai không biết nói, làm sao trả lời cậu.”
Hà Tặc chưa kịp phản ứng, đúng lúc đó cánh cửa bật mở, một cô bé đầu quấn khăn màu da cam tươi rói đường đột xông vào: “Em về rồi đây! Hôm nay chúng ta ăn món nem công hay chả phượng?”
Hà Tặc nhìn người con gái nhanh nhảu, nhí nhảnh như một con chim từ trên trời rơi xuống, lại nhìn cô gái đang miệt mài vẽ tranh ngoài ban công. Không thể tin được. Cô ấy, cô ấy… họ là…?”
Tôi mỉm cười, giải đáp thắc mắc của cậu ta. “Rất đơn giản. Họ là chị em sinh đôi.”
---------------------------------------------------------
Đến bến xe, mua vé xong, vẫn còn một giờ nữa xe mới chạy. Chúng tôi ra ghế ngồi đợi, em gái ngồi bên trái, mẹ ngồi bên phải tôi. Tôi là chỗ dựa cho hai người phụ nữ này. Tôi thấy mình phải là một người đàn ông thực thụ nên lúc chia tay, tôi quyết không khóc, mặc dù sống mũi cay xè.
Một người gánh hàng rong đi qua, mẹ gọi lại hỏi:
“Đào bán thế nào?”
“Ba đồng một cân, ngọt lịm”
“Sao đắt thế? Hai đồng rưỡi được không?”
“Hai đồng rưỡi mà mua được đào ngọt ư? Giá ấy chỉ mua được đào chua thôi!”
Sau đó hai người nói đi nói lại. mẹ chỉ trả hai đồng rưỡi, người bán nhất định đòi ba đồng.
Tôi bảo: “Ba đồng thì ba đồng, để con trả tiền”.
Mẹ lườm tôi, tôi chẳng dám nói, tiếp tục nghe mẹ cò kè vì mấy hào bạc; tôi cảm thấy mất mặt bèn đứng xa một chút. Mẹ ngồi trước gánh hàng bắt đầu chọn những quả to ngon nhất. Nhìn mẹ ngồi xổm trước gánh hàng, tôi dường như nhìn thấy những năm cuối đời cô đơn của bà.
Sau khi mẹ chọn xong, tôi định trả tiền nhưng mẹ không chịu, bảo tôi cứ giữ tiền mà tiêu. Tôi bỗng nhận ra tôi là đứa con bất hiếu nhất, tôi có thể bỏ ra 300 đồng mua sợi dây chuyền tặng bạn gái, có thể thuê khách sạn 160 đồng một đêm, còn mẹ, vì 5 hào bạc mà nói khô cổ bỏng họng, cuối cùng tươi cười phấn khởi chỉ vì người ta bớt cho hai hào.
Mua xong đào, mẹ ấn cả túi vào tay tôi. Tôi ngạc nhiên tưởng mẹ mua mang về quê làm quà, bèn nói: “Mẹ mang lên xe mà ăn, nếu muốn ăn con sẽ tự mua”.
Nhưng mẹ không chịu, mẹ bảo: “Đào này khác, đào này là của mẹ mua”.
Tôi cười không biết làm thế nào.
Trước khi lên xe mẹ còn hỏi tôi: “Hay là con về quê đi, mẹ sẽ mua thêm về, nhà cũng chẳng còn ai”.
Lúc ấy không thể chịu đựng hơn được nữa, tôi quay mặt đi. Tôi biết, nếu nhìn mẹ, có thể tôi sẽ lên xe theo mẹ về quê.
Mẹ thấy tôi không nói, đành lên xe.
Tôi và Mai Mai nhìn theo chiếc xe khuất dần, vẫn thấy chỗ cửa sổ nơi mẹ ngồi một hình bóng đen thẫm, thấp thoáng bàn tay vẫy.
Quay người lại, thành phố vẫn náo nhiệt với nhịp sống quen thuộc của nó.
Tôi thấy Mai Mai lén lau nước mắt.
Mưa đã tạnh, tôi đưa em gái về nhà. Vừa mở cửa bước vào phòng, trong đầu đã hiện lên hình ảnh một người đàn bà luống tuổi ngồi trước cửa, mắt hướng về xa xăm. Nơi đó có những người con.
19. THẤT NGHIỆP
Mới về quê. Hôm mẹ đi trời đổ mưa. Lúc tiễn mẹ không có An An.
An An sợ nhất là không kìm được nước mắt.
An An cũng buồn hồi lâu vì không có mẹ, sau được người yêu chăm sóc nên mau chóng tươi tỉnh trở lại.
Liêu đúng là chàng trai không tồi, An An nghĩ. Cô ngồi ở quầy rượu quán Địa Đàng, vẫn uống món Coca ưa thích và nói chuyện phiếm với Chàng Béo, trong khi Liêu đang điều khiển đám người quay cuồng giữa sàn, phô diễn thân hình tuyệt đẹp bằng những cú lắc điệu nghệ. An An nhìn bờ mông rắn chắc của Liêu đang lắc theo tiếng nhạc, bất giác nghĩ đến cảnh tượng lúc hai người làm tình với nhau.
Liêu vẫn điều khiển đám người đang quay cuồng, trong khi An An chỉ chú ý đến cặp mông của anh.
Liêu Văn Đạo cúi đầu, lắc người thep tiếng nhạc, bỗng nhận ra An An đang nhìn mình vẻ ngưỡng một, liền nảy ra ý định trêu cô. Và An An nhìn thấy Liêu huýt sáo với một cô gái trong đám đông đang nhảy, không khí sàn nhảy bỗng dưng sôi đông hẳn. Liêu Văn Đạo nhún vai, liếc nhìn về phía An An, vẻ đắc ý.
An An không nói gì, đột nhiên quay người quàng tay ôm cổ Chàng Béo bên cạnh, nháy ra hiện muốn chạm cốc với anh, trong khi đưa mắt nhìn Liêu với nụ cười đắc thắng, mặt tỉnh khô.
Chàng Béo nói: “An An, chiêu trả đũa của em thật lợi hại!”. Sau đó hai người chạm cốc với nhau.
Liêu Văn Đạo giả bộ choáng ngất làm An An cười nghiêng ngả.
Quán Địa Đàng có một hành lang dài, trên tường hành lang có treo tờ áp phích cỡ lớn. Còn nhớ lúc mới quen Liêu, anh thường đưa cô đi qua cửa này (trước đây họ đi cửa sau cho tiện), chỉ vào tờ áp phích nói: “Tôi đấy!”.
Tờ áp phích vẽ người đàn ông đội mũ lưỡi trai, cúi đầu, chăm chú chơi đàn. Bên trên còn có câu quảng cáo: Seven - Nhạc công hạng nhất, âm nhạc thượng hạng. Phía dưới còn ghi tên những sư phụ Liêu đã “thọ giáo” ở Thâm Quyến. Còn tờ kia là của Chàng Béo, mũ đen, kính gọng đen, ánh mắt ngạo nghễ, hút hồn.
Nói gọn lỏn hai chữ: “Tôi đấy”. Liêu Văn Đạo rảo bước đi vào phòng lớn, dáng bộ đắc ý, ánh mắt dường như đang nói: Tôi thấy cái đó chẳng có gì đặc biệt, chẳng qua là nhân thể chỉ cho cô”.
Lúc đó, An An và Liêu mới quen được một ngày, hai người vẫn còn lạ lầm, đều muốn thể hiện bản thân và coi thường đối phương. Liêu sợ An An cho rằng mình làm quen với cô chỉ vì cô đẹp. An An lại sợ Liêu cho rằng mình thích nghề nghiệp của anh.
Hai người đều không muốn che giấu, đều cố làm cho đối phương hiểu tình cảm của mình là chân thật, không hề có ý giễu cợt. Cho nên khi Liêu nói công ty đã làm áp phích quảng cáo cho riêng anh, An An tỏ ra lãnh đạm, chỉ liếc mắt qua, ậm ừ ra vẻ không quan tâm. Nhưng sau đó, nhân lúc Liêu làm việc, cô lại mượn cớ đi vệ sinh, chạy ra hành lang đọc kỹ lời giới thiệu trên tờ áp phích, cảm thấy rất hài lòng.
An An cho rằng chỉ những người có tài thực sự mới được làm áp phích quảng cáo, thầm nghĩ, người này sẽ là chồng ta. Nhưng cô không bao giờ thể hiện sự ngưỡng mộ của mình trước mặt anh.
Ít lâu sau, khi có mấy đứa bạn học đến quán Địa Đàng, An An cố tình đưa họ qua hành lang, làm như vô tình chỉ tờ áp phích, nói: “Đây là Liêu Văn Đạo”.
Nếu có cô bạn nào khen: “Ồ, đẹp trai thế!”, cô liền quay đi tỏ vẻ không quan tâm, như muốn chứng tỏ đối với cô, người này chẳng có gì ghê gớm.
Bạn không thể nói tình yêu là hư vinh.Khi bạn khẳng định bạn không màng tới hư vinh, bạn khó thoát khỏi một sự thực, đó là bạn đang nói dối.
Có tin nhắn của Hà Tặc, An An liền tắt máy, không thèm xem. Liêu rất hiếu kỳ, hỏi chuyện gì vậy, An An đưa luôn máy cho Liêu. Sau khi đọc tin, Liêu nói: “Chẳng lẽ người ta ngày nào cũng chỉ nhắn chuyện cười cho em?”. Liêu tỏ ra bình thường nhưng giọng nói vẫn lộ vẻ giễu cợt cố giấu giếm.
An An cau mày giật điện thoại trong tay Liêu, nhìn mẩu tin nhắn: “Luật hôn nhân mới nhất của quốc đảo nào đó quy định cấm phụ nữ mặc áo nịt ngực, cấm đàn ông mặc quần lót. Theo giải thích của các chuyên gia, nếu phụ nữ mặc áo nịt ngực sẽ phạm tội quyến rũ đàn ông, đàn ông mặc quần lót là phạm tội tàng trữ súng”.
“À, một người bạn”. An An nói, xoá mẫu tin, cô không định giải thích thêm; giải thích nghĩa là thanh minh, cô chẳng có gì phải thanh minh cả.
Hôm họ quen nhau suýt xảy ra chuyện tình một đêm, cho nên thuỷ chung và trung thành là trở ngại lớn nhất, là từ kiêng kỵ nhất họ không muốn nói đến. Khi gặp chuyện tương tự, hai người đều trở nên thận trọng.
Liêu không nói gì.
Một giờ đêm, trên đường về nhà, An An nhớ lại chuyện mẩu tin nhắn, cô sợ Liêu không tin mình. Chàng Béo đang trao đổi chuyện gì đó với Liêu Văn Đạo, An An không chú ý, hình như là bàn công việc, chỉ nghe loáng thoáng mấy từ “người da đen”, “tiếp quản”. An An mãi nghĩ về chuyện mẩu tin, không quan tâm đến cuộc trao đổi giữa hai người đàn ông.
Chưa về đến nhà, Chàng Béo nhận được điện thoại, vội vàng quay lại. Chỉ còn An An và Liêu đi bên nhau trong đêm vắng.
“Này! Chồng em giờ thất nghiệp rồi!”. Liêu nói.
“Cái gì?”. An An kinh ngạc tưởng nghe nhầm.
“Bây giờ anh thất nghiệp rồi, quán làm ăn không tốt, ông chủ dứt khoát thuê một nhạc công da đen trợ giúp. Chàng Béo ở lại, chồng em bị sa thải”.
Sau đó hai người yên lặng. Liêu thấy An An không nói gì thì rất lo, sợ cô rời xa mình. An An lại suy nghĩ rất lung, làm thế nào an ủi Liêu, nhưng không nghĩ ra được điều gì, có lẽ vì quá đường đột.
An An muốn nói cô vẫn ủng hộ anh, bất luận địa vị xã hội của anh thế nào, nhưng lại không biết sắp xếp câu nói ra sao, quyết định yên lặng đi bên Liêu, cho rằng đó là thể hiện sự tin tưởng lớn nhất đối với Liêu. Đừng dùng những chuyện vặt vãnh như vậy để thử thách tình yêu của chúng tôi; không cần giải thích nhiều, cả hai đều hiểu.
Hai người bên nhau, mỗi người một suy nghĩ, một tâm trạng.
“Có phải em đang tính rời xa anh? Đằng nào bây giờ lương anh cũng không phải 5.000”. Liêu hỏi, cố tỏ ra vui vẻ.
An An nhìn Liêu, rất muốn mắng anh, muốn nói: “Anh nghĩ tình yêu của em chỉ có vậy sao?”.
Nhưng lại không muốn giải thích nhiều, cô chi nói: “Không”.
Liêu không nói nữa, thầm nghĩ liệu mình có thực sự hiểu An An?
Dưới ánh điện, trông cô càng xinh đẹp. An An có vẻ mặt đặc trưng rất phụ nữ, rất đẹp, rất hấp dẫn. Phụ nữ? Liêu Văn Đạo bỗng nhớ ra: Phụ nữ là tổng hợp của tiền bạc và ham muốn vật chất.
Đi một lát, không biết ai nói trước, hai người đều tỏ ra vui vẻ thái quá, Liêu Văn Đạo lại cười nói thoải mái, An An phụ họa. Liêu nói: “Anh trẻ thế này đã thất nghiệp, ngày mai đến chợ lao động xem sao”, An An hùa theo: “Nhất định phải mang theo dụng cụ đánh giày để làm việc ngay”.