Anh Trai Em Gái
Mr.Luân™ [Admin] [On] 03/12/24 - 00:19 |
a cửa, tất cả hiện lên như một cuốn phim, hóa ra tôi nhớ Hồ Khả nhiều hơn tôi tưởng! Nàng quan trọng với tôi biết nhường nào! Trời về đêm càng lạnh, tôi cuộn mình trong chăn, vẫn thấy lạnh. Tôi kéo chăn trùm đầu và lại tiếp tục nghĩ về Hồ Khả, tôi nghĩ trùm chăn như vậy sẽ không bị ai phát hiện. Tôi sẽ thỏa sức mơ mộng và nghĩ về nàng.
Thì ra tấm chăn có những lúc có thể giúp ta trốn tránh hiện thực, giúp an ủi tâm hồn.
Không biết nỗi nhớ ngày càng tăng của tôi đối với nàng sau mấy tháng xa cách có chứng tỏ tôi đã thực sự yêu Hồ Khả hay không?
Trước đây tôi rất ghét khi nàng luôn mồm hỏi tôi có yêu nàng không. Tôi phát bực khi nghe giọng nũng nịu qua điện thoại của nàng.
“Chồng ơi, em ngủ không được!”
“Xin em, bây giờ là hai giờ đêm!”
“Nhưng em không ngủ được!”
“Vậy em muốn thế nào?”
“Chúng ta cùng nghe ve sầu kêu nhé!”
“Trời ơi, phát điên vì em mất! Ban đêm làm gì có ve sầu? Anh gác máy đây, đừng kiếm chuyện nữa!”
Sau đó, bất chấp sự phản kháng của nàng, tôi kiên quyết gác máy, cắt đứt cuộc nói chuyện không đầu không cuối. Bây giờ tôi khát khao nghe lại tiếng nói của nàng, cho dù vẫn là những chuyện không đầu không cuối. Lát sau, nhắm mắt lại, quả nhiên có tiếng ve sầu kêu. Tiếng ve vào lúc hai giờ đêm, không ra rả, không triền miên như ban ngày mà từng tiếng một rất ngắn, rất rõ, giống như lời trách móc. Đến lượt tôi không ngủ được. Tôi hận Hồ Khả đã làm tôi mất ngủ.
Bây giờ, đêm đêm tôi vẫn mở điện thoại, nhưng không còn nghe thấy tiếng nói tôi muốn nghe nữa. Đầu óc mụ mẫm, tôi mường tượng nếu Hồ Khả chủ động làm lành, tôi có tha thứ cho nàng không?
Trước đây, cũng nhiều lần giận nhau, lần nào sau khi gây sự, Hồ Khả cũng ngoan ngoãn, chủ động hòa giải với tôi. Hồ Khả hay giận dỗi nhưng chưa bao giờ quá một tiếng đồng hồ.
Tôi tưởng lần này cũng thế, tôi cho rằng nhiệm vụ của tôi chỉ là phân tích xem có nên tha thứ cho nàng hay không, có chấp nhận sự quay trở về của nàng không. Tôi cho rằng nàng vội vàng bỏ đi rồi sẽ vội vàng quay lại. Nhưng đến đêm nay tôi mới hiểu, nàng đã thật sự rời xa tôi.
Hồ Khả thích ăn vặt, lúc đòi ăn thứ này, lúc đòi thứ khác nhưng chẳng bao giờ ăn hết, cuối cùng đều dồn cho tôi, lý do thật hoàn hảo: “Em đang giảm béo.” Tôi cười, nói đùa: “Hóa ra anh là thùng nước gạo!”
Bây giờ, không có Hồ Khả, tôi vẫn quen mua nhiều đồ ăn vặt để trong tủ lạnh. Không ăn nhưng lần nào đi qua siêu thị tôi cũng rẽ vào mua, như một phản xạ có điều kiện, bởi vì Hồ Khả thích ăn vặt.
Trước đây, Hồ Khả nói: “Độ dài của mái tóc là thước đo tình yêu.” Vậy nên khi chúng tôi yêu nhau, nàng kiên quyết không cắt tóc, bất luận là đông hay hè.
Tôi luôn bật cười chế nhạo những ý nghĩ ngốc nghếch đó của nàng. Bây giờ nghĩ lại thấy rất xúc động, bởi vì tôi không thể hình dung phụ nữ lại bỏ ra nhiều tâm sức như vậy vì tình yêu.
“Yêu là mỗi sợi tơ. Tấm vải tình yêu nhất định phải do hai người dệt từng sợi một mới tạo nên hạnh phúc.” Hồ Khả có lần nói như vậy.
Lúc bấy giờ tôi cũng phá lên cười bởi tình yêu đan dệt kiểu “Nữ Oa vá trời” này, tôi không muốn bị ràng buộc bởi tình yêu như thế. Tôi mơ mộng, tôi yêu Hồ Khả, nhưng điều tôi quan tâm vẫn chỉ là so sánh nàng với những cô gái đẹp tôi từng nhìn thấy, tôi quyết không để mình bị lôi kéo vào cái việc đan dệt của nàng.
Bây giờ tôi mới biết tôi đã bị Hồ Khả lôi kéo vào trò “đan dệt” đó từ lúc nào, hóa ra tôi chưa bao giờ vứt bỏ những “sợi tơ” với nàng.
Tôi không muốn khi nhớ về Hồ Khả lại gắn vào từ “hồi ức”. Tôi không muốn khi nghĩ đến Hồ Khả lại phải kèm hai chữ “trước đây”. Tôi vùi đầu sâu hơn vào gối. Bây giờ mới tám giờ, đường phố chắc là rất náo nhiệt! Trong đêm bình yên, tôi nhớ lại “hồi ức trước đây” của mình. Bỗng có cảm giác nóng ấm trên trán, mở mắt ra thấy Mai Mai đang cúi xuống bên giường, dịu dàng vuốt trán tôi, giống bàn tay mẹ tôi khi đau ốm.
Trong phòng không bật đèn ngủ nên rất tối, tôi không nhìn thấy mắt Mai Mai nhưng tôi có thể hình dung nhất định vẫn là ánh mắt tĩnh lặng, dịu dàng với thoáng u ẩn nơi vầng trán.
Mai Mai không biết nói, chắc chắn sẽ hoang mang hơn kẻ thất tình như tôi, nỗi đau khổ trong lòng suốt đời không thể chia sẻ với ai, thật đáng buồn! Nhưng sao em lại yên lặng, bình thản đến vậy, niềm vui lớn nhất của em dường như chỉ là được đi theo anh trai, làm việc nọ việc kia cho anh, như chứng minh em không phải là người tàn tật, em không phải hoàn toàn vô tích sự.
Tôi chống tay ngồi dậy, vui vẻ nói; “Mai Mai, anh sẽ đưa em đi dạo. Đi! Đêm nay là đêm bình yên của chúng ta!”
Mai Mai gật đầu, mắt sáng lên, phấn khởi.
Tôi không thể tỏ ra yếu đuối vì thất tình trước mặt em gái vốn đã chịu nhiều thiệt thòi, đau khổ. Tôi không muốn để Mai Mai nghĩ rằng tôi đang hối hận vì bảo vệ em mà mất người yêu. Tôi không muốn để cô em gái nhạy cảm của mình bị tổn thương.
Đối với Mai Mai, tôi luôn dành cho em tình yêu thương đặc biệt để bù đắp sự thiệt thòi, đau khổ của em. Vậy là tôi làm bộ vui vẻ đưa Mai Mai đi dạo.
Mai Mai ngạc nhiên, nét mặt hồ nghi. Tôi không cười nữa, lườm nó, vui vẻ giục: “Lỏi con, còn không mau đi thay quần áo, bên ngoài lạnh lắm. Đứng ngây ra đó làm gì? Chẳng lẽ còn đợi anh mặc cho ư?”
Lúc ấy, Mai Mai sung sướng chạy biến vào phòng, niềm vui không giấu giếm hiển hiện trên nét mặt.
Đi cạnh em gái xinh đẹp ở ngoài đường, ai không biết chắc sẽ rất ngưỡng mộ tôi: Cha này có người yêu đẹp như tiên nữ.
Tôi nhìn cô em đi bên cạnh. Mai Mai mặc áo khoát nhung màu trắng, tôi có ảo giác nó giống thiên thần bị thu mất cánh.
Mai Mai rất vui, lâu rồi nó không vui như vậy. Nó vụt biến thành con chim nhỏ, lúc chạy lên trước, lúc dừng cạnh tôi, nhìn tôi, cười hồn nhiên. Lần đầu tiên tôi thấy Mai Mai nhí nhảnh như trẻ nhỏ. Nụ cười không lúc nào tắt trên môi. Mai Mai không nói được niềm vui trong lòng, chỉ có thể thể hiện ra qua nụ cười. Tôi nghĩ, có thể Mai Mai đã khôi phục lại nết trẻ thơ của nó. Mai Mai mãi mãi nên là một đứa trẻ giống như An An, nên vui vẻ như một thiếu nữ bình thường, đôi khi có buồn thì cũng chỉ là bí mật trong lòng lúc đó mà thôi.
Bình thường, Mai Mai không thích bộc lộ niềm vui, chỉ có trước mặt tôi nó mới mỉm cười vụng về pha chút e lệ. Nhưng niềm vui hôm nay của Mai Mai đã vượt quá mức bình thường, chỉ vì được một người thân là tôi đi chơi vào ngày lễ.
Mai Mai dễ thỏa mãn đến mức khiến tôi se lòng. Trước đây tôi dành bao nhiều thời gian để vui chơi với Hồ Khả, An An có bạn trai chăm sóc, còn Mai Mai, em chỉ có vầng mặt trời cô đơn, lạnh lẽo trên tường nhà.
Tôi hiểu ra, vì sao mẹ lại thiên vị nó, nó thật sự rất đáng thương, nhu mì như con chim bồ câu. Chỉ cần ban cho nó chút niềm vui thừa thãi là nó đáp trả bằng nụ cười nồng hậu, như thể đã được tặng tài sản quý giá; như lúc này đây, nó nhảy chân sáo vui mừng trước mặt tôi, chỉ vì được tôi đưa đi dạo phố.
“Mai Mai, có lạnh không?” Tôi hỏi.
Nó cười không đáp, mặt mũi đỏ ửng.
Tôi thầm mắng đồ ngốc.
“Mai Mai, có mệt không?” Tôi lại hỏi.
Nó vẫn chỉ cười không đáp, đi giật lùi, quay mặt về phía tôi.
Nhìn nụ cười hạnh phúc của em gái, tôi bỗng thấy trong lòng thanh thản, nỗi buồn chia tay với Hồ Khả trở nên nhỏ bé, tôi bật cười thành tiếng. Lần đầu tiên từ khi xa Hồ Khả tôi mới cười sảng khoái như thế. Các cửa hàng trên phố bày bán những đồ chơi có nhạc, giai điệu lúc rộn ràng, lúc du dương, Mai Mai nghe càng phấn kích, muốn nhảy theo. Trong không khí rét ngọt của đêm Trùng Khánh không tuyết đậm đặc “mùi” lễ Noel, hai anh em chúng tôi hòa vào dòng người ồn ào trên phố, lòng vui phơi phới như trẻ nhỏ.
Mai Mai giơ tay ra hiệu, nói: “Em có thể tưởng tượng ra ở nửa bên kia của Trái Đất, mọi người đang vui chơi trong biển tuyết.”
Tôi gật đầu, bất chợt nhớ tới Hồ Khả. Bây giờ nàng ở đâu? Nàng có nghe thấy tiếng nhạc, có ngửi thấy mùi bánh mỳ và mùi thịt nướng?
Đang chìm đắm trong những hồi ức về Hồ Khả, tôi bỗng giật mình, một tiếng kêu thất thanh và tiếng xe hơi phanh gấp ngay trước mặt.
“Ối!”
Mai Mai lăn mấy vòng mới dừng lại, rồi nằm sõng soài trên đất. Trong khoảnh khắc, tôi thấy máu mình như đông lại.
“Mai Mai!” Tôi chưa kịp định thần, hoảng loạn hét lên theo phản xạ, đến khi người qua đường vây kín, tôi mới như sực tỉnh, lao đến, hét lên: “Mai Mai!...” Tôi hét gọi Mai Mai như một cái máy.
Tôi không thể tin người nằm trong vũng máu một phút trước còn là cô em gái xinh đẹp của mình. Từ vết thương trên chân nó, máu đang tuôn xối xả. Rất nhiều máu, máu nhuộm chiếc áo nhung thành trắng đỏ.
“Mai Mai! Em đừng chết!” Nước mắt như mưa, đầu óc mụ mị, tôi nâng đầu em ép vào ngực mình. Khóe miệng Mai Mai vẫn đọng nụ cười.
Đêm đó, Mai Mai nằm trong vũng máu, mỉm cười. Máu của em cơ hồ nhuộm đỏ trời đêm Trùng Khánh.
Chương 32: Thổ lộ
Share on facebook Share on twitter Share on email Share on print More Sharing Services 0
Đưa em vào bệnh viện làm thủ tục kiểm tra toàn phần. Chân phải và xương cổ bị gãy tương đối nghiêm trọng, chấn thương sọ não nhẹ, còn may không nguy hiểm đến tính mạng. Khi nhận được kết quả, tôi thở phào. Tôi nghĩ rằng ông trời cũng linh thiêng nghe thấu lời cầu khấn của tôi. Trên đường đến bệnh viện, tôi luôn miệng lẩm bẩm nếu Mai Mai có mệnh hệ nào thì đều do thằng anh trai vô tích sự này.
Ngày hôm sau mẹ đã có mặt tại bệnh viện. Người cha bốn năm không gặp cũng bất ngờ xuất hiện. Nghe nói không nguy hiểm lắm, ông thở phào nhẹ nhõm. Mẹ khóc sướt mướt bên cạnh Mai Mai chưa tỉnh sau phẫu thuật. Mẹ ngồi đó khóc, bịt chặt miệng không để bật ra tiếng, mắt đẫm nước, đăm đăm nhìn con gái. Tôi bảo: “Mẹ mệt rồi, về nghỉ đi để con trông em”.
Nghe tiếng tôi, mẹ dường như sực tỉnh, cố hạ giọng, khe khẽ mắng tôi: “Con làm anh thế nào vậy? Mai Mai dễ bảo như thế mà con vẫn không trông nom cho tốt, sau này còn làm được trò trống gì?”.
Tôi cúi đầu không nói, mặc cho mẹ mắng.
“Mẹ, chuyện đã thế sao đã trách anh?”. An An thấy bất bình, lên tiếng bênh vực tôi.
“Mẹ nói đúng, lúc đó con đã không trông em, mới để nó bị xe đâm”. Tôi nói thực, nếu lúc đó tôi không nghĩ đến Hồ Khả thì em gái nhất định không xảy ra chuyện.
Mẹ nghe An An nói vậy, nước mắt lại ứa ra, lát sau lại bật khóc thành tiếng.
“Ông trời vẫn chưa chịu tha cho nó, ông trời vẫn chưa chịu tha cho nó!”. Mẹ rên rỉ: “Nó đã phải chịu bao nhiêu đau khổ. Bao giờ con tôi mới hết khổ?”.
Mẹ lắc đầu, xúc động. An An đứng bên ôm mẹ. Tôi nhăn nhó: “Con về nhà lấy ít đồ”, rồi đi ra. Lúc ra ngoài, tôi thấy bố ngồi trên ghế đợi ở hành lang hút thuốc, bên cạnh là hộp thuốc nhãn hiệu rẻ tiền - loại thuốc bọn con trai trong trường không thèm dùng từ lâu.
Bố rít hết hơi này đến hơi khác. Hai hàng lông mày chau lại. Tôi nhìn thấy gương mặt đầy nếp nhăn của bố, nếp nhăn hằn sâu như dao khắc. Người khắc nên những nếp ránh sâu ấy đó là ba anh em chúng tôi? Hồi nhỏ, chính tôi là đứa cầm đầu rêu rao: cha không yêu chúng tôi, cha lầm lỳ không bao giờ chiều chúng tôi.
“Con về nhà đây!”. Từ nhỏ tôi luôn sợ bố, lúc lớn lên lại xa cách đến mức không biết nói gì với nhau.
“Ờ”, bố ngẩng đầu nhìn tôi, khuôn mặt gầy gò chỉ có da bọc xương, rồi lại cúi đầu, lặng lẽ hút.
Tôi cũng không biết nói gì, quay người đi; khi ngang qua tầng trệt, tôi khẽ cúi đầu, liếc nhìn về phía ông.
Lúc đó đã sáu giờ sáng, trọn một đêm không ngủ khiến tôi mệt rã rời. Tai vẫn vang lên tiếng kêu khóc và lời than vãn của mẹ. Trông đầu vẫn là hình ảnh cha tôi gầy gò, lặng lẽ hút thuốc trên hành lang bệnh viện, loại thuốc lá rẻ tiền.
Người mẹ bất lực nhìn đứa con gái tội nghiệp đang phải chịu đau đơn, khao khát được bảo vẹ nó mà không thể; điều duy nhất có thể làm là khóc. Bao giờ ông trời mới thôi hành hạ con bà? Người cha, suốt đời cực nhọc, nuôi ba đứa con, lặng lẽ yêu thương chúng. Cái cau mày là biểu hiện duy nhất cho tình yêu, nỗi xót xa của ông với con gái.
Mọi người bắt đầu một ngày bận rộn cùng với cái rét buốt thấu xương của buổi sáng mùa đông. Răng toi va vào nhau cầm cập, tôi mua cho mình một cái quẩy nóng ăn chống rét. Tôi biết về nhà không còn có ai lấy nước nóng cho tôi rửa chân như thường ngày nữa.
Đun ấm nước, tắm xong, thấy người dễ chịu đôi chút, tôi lên giường ngủ. Lúc này trời đã sáng, mọi người bắt đầu đi làm. Nằm trên giường chờ giấc ngủ đến, nghĩ lại sự việc đêm qua, tôi hối hận, khổ tâm vô cùng.
Tối qua, cô em gái câm của tôi suýt bị xe đâm chết. Hôm nay mọi người vẫn đi lại qua vũng máu đó, có ai còn nhớ chuyện đêm qua!
Tỉnh giấc, đã là buổi trưa. An An gọi điện nói tình trạng của Mai Mai không ổn, có thể phải nằm viện lâu dài, bảo tôi mang bút, giấy và hộp màu đến.
Bước vào phòng của Mai Mai, thoảng mùi hoa hồng. Phòng Mai Mai không có sự bừa bộn của những người làm nghệ thuật mà luôn sạch sẽ, gọn gàng như chính con người nó, tôi lục tìm bút màu và những thứ cần cho việc vẽ…mới thấy mình chưa quan tâm đến em mấy, không biết nó để đồ ở đâu?
Nhớ lại mấy năm nay, toàn là Mai Mai chăm sóc tôi, nhớ nhất là bóc trứng, lớn hơn là giặt quần áo, nấu ăn. Tôi đứng trong căn phòng đầy dấu ấn của em gái, không biết làm gì, hối hận vì sự vô tâm của mình.
Lật tìm trong tập Mặt trời, tôi nghĩ nó vẽ nhiều mặt trời như vậy, chắc gửi gắm niềm tin, hy vọng trong đó. Niềm tin của nó là gì? Nó muốn gửi gắm điều gì vào những bức họa mặt trời.
Vô tình tôi chú ý đến một bức họa chưa hoàn chỉnh, phác thảo phần đầu của một người đàn ông. Nhìn phác thảo mái tóc, vài nét trên khuôn mặt, tôi nhận ngay ra đó chính là tôi. Mai Mai rất ít vẽ người. Tôi cầm bức họa vẽ dở của Mai Mai, ngắm nghía hồi lâu, cảm thấy vui vui, em gái đúng là có tài vẽ bẩm sinh, chỉ mấy nét bút mà bức họa đã rất có hồn.
Lật phía sau, tôi giật mình khi đọc thấy dòng chữ: “Dương Dương sẽ kết hôn với mình!”.
Đây là nét chữ của Mai Mai. Tôi sững sờ, không hiểu. Mấy chữ rõ ràng, không to không nhỏ này viết cho ai? Chữ không thẳng hàng, nét bút xiêu vẹo, có thể thấy người viết rất vội vã.
Tôi nhìn hàng chữ lộn xộn đó, không thể nào kìm chế được sự bối rối, bàng hoàng. Một ý nghĩ loé lên từ tư duy hỗn loạn của tôi - Mai Mai thích tôi.
Mai Mai thích tôi, cái sự thích không chứa đựng bất kỳ chút tình ruột thịt? Theo cách nói của nó là “yêu”! Mai Mai dùng một chữ mà tôi không định nghĩa được – yêu! Tôi cầm bức tranh, lòng nặng trĩu, mồ hôi đầm đìa giữa buổi sáng mùa đông.
Tôi cứ nhìn mãi vào mấy chữ đó, cố hiểu ý nghĩa của nó, hy vọng từ đó có thể tìm thấy bóng dáng tình ruột thịt, nhưng thất vọng. Tôi lại cố nghĩ, có phải tôi làm điều không đúng để Mai Mai hiểu lầm, nhưng không nghĩ ra. Thận trọng gấp bức họa bỏ vào túi. Tôi nghĩ có phải tôi giấu bức tranh đi thì sẽ che lập được nỗi lòng Mai Mai? Một bức tranh không lớn nhưng trĩu nặng trong túi tôi là tội lỗi của ai? Tôi không biết s
Thì ra tấm chăn có những lúc có thể giúp ta trốn tránh hiện thực, giúp an ủi tâm hồn.
Không biết nỗi nhớ ngày càng tăng của tôi đối với nàng sau mấy tháng xa cách có chứng tỏ tôi đã thực sự yêu Hồ Khả hay không?
Trước đây tôi rất ghét khi nàng luôn mồm hỏi tôi có yêu nàng không. Tôi phát bực khi nghe giọng nũng nịu qua điện thoại của nàng.
“Chồng ơi, em ngủ không được!”
“Xin em, bây giờ là hai giờ đêm!”
“Nhưng em không ngủ được!”
“Vậy em muốn thế nào?”
“Chúng ta cùng nghe ve sầu kêu nhé!”
“Trời ơi, phát điên vì em mất! Ban đêm làm gì có ve sầu? Anh gác máy đây, đừng kiếm chuyện nữa!”
Sau đó, bất chấp sự phản kháng của nàng, tôi kiên quyết gác máy, cắt đứt cuộc nói chuyện không đầu không cuối. Bây giờ tôi khát khao nghe lại tiếng nói của nàng, cho dù vẫn là những chuyện không đầu không cuối. Lát sau, nhắm mắt lại, quả nhiên có tiếng ve sầu kêu. Tiếng ve vào lúc hai giờ đêm, không ra rả, không triền miên như ban ngày mà từng tiếng một rất ngắn, rất rõ, giống như lời trách móc. Đến lượt tôi không ngủ được. Tôi hận Hồ Khả đã làm tôi mất ngủ.
Bây giờ, đêm đêm tôi vẫn mở điện thoại, nhưng không còn nghe thấy tiếng nói tôi muốn nghe nữa. Đầu óc mụ mẫm, tôi mường tượng nếu Hồ Khả chủ động làm lành, tôi có tha thứ cho nàng không?
Trước đây, cũng nhiều lần giận nhau, lần nào sau khi gây sự, Hồ Khả cũng ngoan ngoãn, chủ động hòa giải với tôi. Hồ Khả hay giận dỗi nhưng chưa bao giờ quá một tiếng đồng hồ.
Tôi tưởng lần này cũng thế, tôi cho rằng nhiệm vụ của tôi chỉ là phân tích xem có nên tha thứ cho nàng hay không, có chấp nhận sự quay trở về của nàng không. Tôi cho rằng nàng vội vàng bỏ đi rồi sẽ vội vàng quay lại. Nhưng đến đêm nay tôi mới hiểu, nàng đã thật sự rời xa tôi.
Hồ Khả thích ăn vặt, lúc đòi ăn thứ này, lúc đòi thứ khác nhưng chẳng bao giờ ăn hết, cuối cùng đều dồn cho tôi, lý do thật hoàn hảo: “Em đang giảm béo.” Tôi cười, nói đùa: “Hóa ra anh là thùng nước gạo!”
Bây giờ, không có Hồ Khả, tôi vẫn quen mua nhiều đồ ăn vặt để trong tủ lạnh. Không ăn nhưng lần nào đi qua siêu thị tôi cũng rẽ vào mua, như một phản xạ có điều kiện, bởi vì Hồ Khả thích ăn vặt.
Trước đây, Hồ Khả nói: “Độ dài của mái tóc là thước đo tình yêu.” Vậy nên khi chúng tôi yêu nhau, nàng kiên quyết không cắt tóc, bất luận là đông hay hè.
Tôi luôn bật cười chế nhạo những ý nghĩ ngốc nghếch đó của nàng. Bây giờ nghĩ lại thấy rất xúc động, bởi vì tôi không thể hình dung phụ nữ lại bỏ ra nhiều tâm sức như vậy vì tình yêu.
“Yêu là mỗi sợi tơ. Tấm vải tình yêu nhất định phải do hai người dệt từng sợi một mới tạo nên hạnh phúc.” Hồ Khả có lần nói như vậy.
Lúc bấy giờ tôi cũng phá lên cười bởi tình yêu đan dệt kiểu “Nữ Oa vá trời” này, tôi không muốn bị ràng buộc bởi tình yêu như thế. Tôi mơ mộng, tôi yêu Hồ Khả, nhưng điều tôi quan tâm vẫn chỉ là so sánh nàng với những cô gái đẹp tôi từng nhìn thấy, tôi quyết không để mình bị lôi kéo vào cái việc đan dệt của nàng.
Bây giờ tôi mới biết tôi đã bị Hồ Khả lôi kéo vào trò “đan dệt” đó từ lúc nào, hóa ra tôi chưa bao giờ vứt bỏ những “sợi tơ” với nàng.
Tôi không muốn khi nhớ về Hồ Khả lại gắn vào từ “hồi ức”. Tôi không muốn khi nghĩ đến Hồ Khả lại phải kèm hai chữ “trước đây”. Tôi vùi đầu sâu hơn vào gối. Bây giờ mới tám giờ, đường phố chắc là rất náo nhiệt! Trong đêm bình yên, tôi nhớ lại “hồi ức trước đây” của mình. Bỗng có cảm giác nóng ấm trên trán, mở mắt ra thấy Mai Mai đang cúi xuống bên giường, dịu dàng vuốt trán tôi, giống bàn tay mẹ tôi khi đau ốm.
Trong phòng không bật đèn ngủ nên rất tối, tôi không nhìn thấy mắt Mai Mai nhưng tôi có thể hình dung nhất định vẫn là ánh mắt tĩnh lặng, dịu dàng với thoáng u ẩn nơi vầng trán.
Mai Mai không biết nói, chắc chắn sẽ hoang mang hơn kẻ thất tình như tôi, nỗi đau khổ trong lòng suốt đời không thể chia sẻ với ai, thật đáng buồn! Nhưng sao em lại yên lặng, bình thản đến vậy, niềm vui lớn nhất của em dường như chỉ là được đi theo anh trai, làm việc nọ việc kia cho anh, như chứng minh em không phải là người tàn tật, em không phải hoàn toàn vô tích sự.
Tôi chống tay ngồi dậy, vui vẻ nói; “Mai Mai, anh sẽ đưa em đi dạo. Đi! Đêm nay là đêm bình yên của chúng ta!”
Mai Mai gật đầu, mắt sáng lên, phấn khởi.
Tôi không thể tỏ ra yếu đuối vì thất tình trước mặt em gái vốn đã chịu nhiều thiệt thòi, đau khổ. Tôi không muốn để Mai Mai nghĩ rằng tôi đang hối hận vì bảo vệ em mà mất người yêu. Tôi không muốn để cô em gái nhạy cảm của mình bị tổn thương.
Đối với Mai Mai, tôi luôn dành cho em tình yêu thương đặc biệt để bù đắp sự thiệt thòi, đau khổ của em. Vậy là tôi làm bộ vui vẻ đưa Mai Mai đi dạo.
Mai Mai ngạc nhiên, nét mặt hồ nghi. Tôi không cười nữa, lườm nó, vui vẻ giục: “Lỏi con, còn không mau đi thay quần áo, bên ngoài lạnh lắm. Đứng ngây ra đó làm gì? Chẳng lẽ còn đợi anh mặc cho ư?”
Lúc ấy, Mai Mai sung sướng chạy biến vào phòng, niềm vui không giấu giếm hiển hiện trên nét mặt.
Đi cạnh em gái xinh đẹp ở ngoài đường, ai không biết chắc sẽ rất ngưỡng mộ tôi: Cha này có người yêu đẹp như tiên nữ.
Tôi nhìn cô em đi bên cạnh. Mai Mai mặc áo khoát nhung màu trắng, tôi có ảo giác nó giống thiên thần bị thu mất cánh.
Mai Mai rất vui, lâu rồi nó không vui như vậy. Nó vụt biến thành con chim nhỏ, lúc chạy lên trước, lúc dừng cạnh tôi, nhìn tôi, cười hồn nhiên. Lần đầu tiên tôi thấy Mai Mai nhí nhảnh như trẻ nhỏ. Nụ cười không lúc nào tắt trên môi. Mai Mai không nói được niềm vui trong lòng, chỉ có thể thể hiện ra qua nụ cười. Tôi nghĩ, có thể Mai Mai đã khôi phục lại nết trẻ thơ của nó. Mai Mai mãi mãi nên là một đứa trẻ giống như An An, nên vui vẻ như một thiếu nữ bình thường, đôi khi có buồn thì cũng chỉ là bí mật trong lòng lúc đó mà thôi.
Bình thường, Mai Mai không thích bộc lộ niềm vui, chỉ có trước mặt tôi nó mới mỉm cười vụng về pha chút e lệ. Nhưng niềm vui hôm nay của Mai Mai đã vượt quá mức bình thường, chỉ vì được một người thân là tôi đi chơi vào ngày lễ.
Mai Mai dễ thỏa mãn đến mức khiến tôi se lòng. Trước đây tôi dành bao nhiều thời gian để vui chơi với Hồ Khả, An An có bạn trai chăm sóc, còn Mai Mai, em chỉ có vầng mặt trời cô đơn, lạnh lẽo trên tường nhà.
Tôi hiểu ra, vì sao mẹ lại thiên vị nó, nó thật sự rất đáng thương, nhu mì như con chim bồ câu. Chỉ cần ban cho nó chút niềm vui thừa thãi là nó đáp trả bằng nụ cười nồng hậu, như thể đã được tặng tài sản quý giá; như lúc này đây, nó nhảy chân sáo vui mừng trước mặt tôi, chỉ vì được tôi đưa đi dạo phố.
“Mai Mai, có lạnh không?” Tôi hỏi.
Nó cười không đáp, mặt mũi đỏ ửng.
Tôi thầm mắng đồ ngốc.
“Mai Mai, có mệt không?” Tôi lại hỏi.
Nó vẫn chỉ cười không đáp, đi giật lùi, quay mặt về phía tôi.
Nhìn nụ cười hạnh phúc của em gái, tôi bỗng thấy trong lòng thanh thản, nỗi buồn chia tay với Hồ Khả trở nên nhỏ bé, tôi bật cười thành tiếng. Lần đầu tiên từ khi xa Hồ Khả tôi mới cười sảng khoái như thế. Các cửa hàng trên phố bày bán những đồ chơi có nhạc, giai điệu lúc rộn ràng, lúc du dương, Mai Mai nghe càng phấn kích, muốn nhảy theo. Trong không khí rét ngọt của đêm Trùng Khánh không tuyết đậm đặc “mùi” lễ Noel, hai anh em chúng tôi hòa vào dòng người ồn ào trên phố, lòng vui phơi phới như trẻ nhỏ.
Mai Mai giơ tay ra hiệu, nói: “Em có thể tưởng tượng ra ở nửa bên kia của Trái Đất, mọi người đang vui chơi trong biển tuyết.”
Tôi gật đầu, bất chợt nhớ tới Hồ Khả. Bây giờ nàng ở đâu? Nàng có nghe thấy tiếng nhạc, có ngửi thấy mùi bánh mỳ và mùi thịt nướng?
Đang chìm đắm trong những hồi ức về Hồ Khả, tôi bỗng giật mình, một tiếng kêu thất thanh và tiếng xe hơi phanh gấp ngay trước mặt.
“Ối!”
Mai Mai lăn mấy vòng mới dừng lại, rồi nằm sõng soài trên đất. Trong khoảnh khắc, tôi thấy máu mình như đông lại.
“Mai Mai!” Tôi chưa kịp định thần, hoảng loạn hét lên theo phản xạ, đến khi người qua đường vây kín, tôi mới như sực tỉnh, lao đến, hét lên: “Mai Mai!...” Tôi hét gọi Mai Mai như một cái máy.
Tôi không thể tin người nằm trong vũng máu một phút trước còn là cô em gái xinh đẹp của mình. Từ vết thương trên chân nó, máu đang tuôn xối xả. Rất nhiều máu, máu nhuộm chiếc áo nhung thành trắng đỏ.
“Mai Mai! Em đừng chết!” Nước mắt như mưa, đầu óc mụ mị, tôi nâng đầu em ép vào ngực mình. Khóe miệng Mai Mai vẫn đọng nụ cười.
Đêm đó, Mai Mai nằm trong vũng máu, mỉm cười. Máu của em cơ hồ nhuộm đỏ trời đêm Trùng Khánh.
Chương 32: Thổ lộ
Share on facebook Share on twitter Share on email Share on print More Sharing Services 0
Đưa em vào bệnh viện làm thủ tục kiểm tra toàn phần. Chân phải và xương cổ bị gãy tương đối nghiêm trọng, chấn thương sọ não nhẹ, còn may không nguy hiểm đến tính mạng. Khi nhận được kết quả, tôi thở phào. Tôi nghĩ rằng ông trời cũng linh thiêng nghe thấu lời cầu khấn của tôi. Trên đường đến bệnh viện, tôi luôn miệng lẩm bẩm nếu Mai Mai có mệnh hệ nào thì đều do thằng anh trai vô tích sự này.
Ngày hôm sau mẹ đã có mặt tại bệnh viện. Người cha bốn năm không gặp cũng bất ngờ xuất hiện. Nghe nói không nguy hiểm lắm, ông thở phào nhẹ nhõm. Mẹ khóc sướt mướt bên cạnh Mai Mai chưa tỉnh sau phẫu thuật. Mẹ ngồi đó khóc, bịt chặt miệng không để bật ra tiếng, mắt đẫm nước, đăm đăm nhìn con gái. Tôi bảo: “Mẹ mệt rồi, về nghỉ đi để con trông em”.
Nghe tiếng tôi, mẹ dường như sực tỉnh, cố hạ giọng, khe khẽ mắng tôi: “Con làm anh thế nào vậy? Mai Mai dễ bảo như thế mà con vẫn không trông nom cho tốt, sau này còn làm được trò trống gì?”.
Tôi cúi đầu không nói, mặc cho mẹ mắng.
“Mẹ, chuyện đã thế sao đã trách anh?”. An An thấy bất bình, lên tiếng bênh vực tôi.
“Mẹ nói đúng, lúc đó con đã không trông em, mới để nó bị xe đâm”. Tôi nói thực, nếu lúc đó tôi không nghĩ đến Hồ Khả thì em gái nhất định không xảy ra chuyện.
Mẹ nghe An An nói vậy, nước mắt lại ứa ra, lát sau lại bật khóc thành tiếng.
“Ông trời vẫn chưa chịu tha cho nó, ông trời vẫn chưa chịu tha cho nó!”. Mẹ rên rỉ: “Nó đã phải chịu bao nhiêu đau khổ. Bao giờ con tôi mới hết khổ?”.
Mẹ lắc đầu, xúc động. An An đứng bên ôm mẹ. Tôi nhăn nhó: “Con về nhà lấy ít đồ”, rồi đi ra. Lúc ra ngoài, tôi thấy bố ngồi trên ghế đợi ở hành lang hút thuốc, bên cạnh là hộp thuốc nhãn hiệu rẻ tiền - loại thuốc bọn con trai trong trường không thèm dùng từ lâu.
Bố rít hết hơi này đến hơi khác. Hai hàng lông mày chau lại. Tôi nhìn thấy gương mặt đầy nếp nhăn của bố, nếp nhăn hằn sâu như dao khắc. Người khắc nên những nếp ránh sâu ấy đó là ba anh em chúng tôi? Hồi nhỏ, chính tôi là đứa cầm đầu rêu rao: cha không yêu chúng tôi, cha lầm lỳ không bao giờ chiều chúng tôi.
“Con về nhà đây!”. Từ nhỏ tôi luôn sợ bố, lúc lớn lên lại xa cách đến mức không biết nói gì với nhau.
“Ờ”, bố ngẩng đầu nhìn tôi, khuôn mặt gầy gò chỉ có da bọc xương, rồi lại cúi đầu, lặng lẽ hút.
Tôi cũng không biết nói gì, quay người đi; khi ngang qua tầng trệt, tôi khẽ cúi đầu, liếc nhìn về phía ông.
Lúc đó đã sáu giờ sáng, trọn một đêm không ngủ khiến tôi mệt rã rời. Tai vẫn vang lên tiếng kêu khóc và lời than vãn của mẹ. Trông đầu vẫn là hình ảnh cha tôi gầy gò, lặng lẽ hút thuốc trên hành lang bệnh viện, loại thuốc lá rẻ tiền.
Người mẹ bất lực nhìn đứa con gái tội nghiệp đang phải chịu đau đơn, khao khát được bảo vẹ nó mà không thể; điều duy nhất có thể làm là khóc. Bao giờ ông trời mới thôi hành hạ con bà? Người cha, suốt đời cực nhọc, nuôi ba đứa con, lặng lẽ yêu thương chúng. Cái cau mày là biểu hiện duy nhất cho tình yêu, nỗi xót xa của ông với con gái.
Mọi người bắt đầu một ngày bận rộn cùng với cái rét buốt thấu xương của buổi sáng mùa đông. Răng toi va vào nhau cầm cập, tôi mua cho mình một cái quẩy nóng ăn chống rét. Tôi biết về nhà không còn có ai lấy nước nóng cho tôi rửa chân như thường ngày nữa.
Đun ấm nước, tắm xong, thấy người dễ chịu đôi chút, tôi lên giường ngủ. Lúc này trời đã sáng, mọi người bắt đầu đi làm. Nằm trên giường chờ giấc ngủ đến, nghĩ lại sự việc đêm qua, tôi hối hận, khổ tâm vô cùng.
Tối qua, cô em gái câm của tôi suýt bị xe đâm chết. Hôm nay mọi người vẫn đi lại qua vũng máu đó, có ai còn nhớ chuyện đêm qua!
Tỉnh giấc, đã là buổi trưa. An An gọi điện nói tình trạng của Mai Mai không ổn, có thể phải nằm viện lâu dài, bảo tôi mang bút, giấy và hộp màu đến.
Bước vào phòng của Mai Mai, thoảng mùi hoa hồng. Phòng Mai Mai không có sự bừa bộn của những người làm nghệ thuật mà luôn sạch sẽ, gọn gàng như chính con người nó, tôi lục tìm bút màu và những thứ cần cho việc vẽ…mới thấy mình chưa quan tâm đến em mấy, không biết nó để đồ ở đâu?
Nhớ lại mấy năm nay, toàn là Mai Mai chăm sóc tôi, nhớ nhất là bóc trứng, lớn hơn là giặt quần áo, nấu ăn. Tôi đứng trong căn phòng đầy dấu ấn của em gái, không biết làm gì, hối hận vì sự vô tâm của mình.
Lật tìm trong tập Mặt trời, tôi nghĩ nó vẽ nhiều mặt trời như vậy, chắc gửi gắm niềm tin, hy vọng trong đó. Niềm tin của nó là gì? Nó muốn gửi gắm điều gì vào những bức họa mặt trời.
Vô tình tôi chú ý đến một bức họa chưa hoàn chỉnh, phác thảo phần đầu của một người đàn ông. Nhìn phác thảo mái tóc, vài nét trên khuôn mặt, tôi nhận ngay ra đó chính là tôi. Mai Mai rất ít vẽ người. Tôi cầm bức họa vẽ dở của Mai Mai, ngắm nghía hồi lâu, cảm thấy vui vui, em gái đúng là có tài vẽ bẩm sinh, chỉ mấy nét bút mà bức họa đã rất có hồn.
Lật phía sau, tôi giật mình khi đọc thấy dòng chữ: “Dương Dương sẽ kết hôn với mình!”.
Đây là nét chữ của Mai Mai. Tôi sững sờ, không hiểu. Mấy chữ rõ ràng, không to không nhỏ này viết cho ai? Chữ không thẳng hàng, nét bút xiêu vẹo, có thể thấy người viết rất vội vã.
Tôi nhìn hàng chữ lộn xộn đó, không thể nào kìm chế được sự bối rối, bàng hoàng. Một ý nghĩ loé lên từ tư duy hỗn loạn của tôi - Mai Mai thích tôi.
Mai Mai thích tôi, cái sự thích không chứa đựng bất kỳ chút tình ruột thịt? Theo cách nói của nó là “yêu”! Mai Mai dùng một chữ mà tôi không định nghĩa được – yêu! Tôi cầm bức tranh, lòng nặng trĩu, mồ hôi đầm đìa giữa buổi sáng mùa đông.
Tôi cứ nhìn mãi vào mấy chữ đó, cố hiểu ý nghĩa của nó, hy vọng từ đó có thể tìm thấy bóng dáng tình ruột thịt, nhưng thất vọng. Tôi lại cố nghĩ, có phải tôi làm điều không đúng để Mai Mai hiểu lầm, nhưng không nghĩ ra. Thận trọng gấp bức họa bỏ vào túi. Tôi nghĩ có phải tôi giấu bức tranh đi thì sẽ che lập được nỗi lòng Mai Mai? Một bức tranh không lớn nhưng trĩu nặng trong túi tôi là tội lỗi của ai? Tôi không biết s