Truyen tieu thuyet | Dòng sông oan nghiệt
![]() | ![]() ![]() |
giữ ấm và giảm đau, để Thu đi lấy.”[br">[br">Cho đến lúc này nàng không biết đó là rượu tăng lực mà việc giữ ấm và giảm đau chỉ là tác dụng phụ theo sau. Tuấn Nhơn đã không cho nàng biết điều đó mà chỉ cho nàng hưởng hiệu quả của rượu đã làm thỏa mãn ái dục của nàng. Khi cầm bầu rượu và ly đất trong tay, Đức Lai ngừng lại nói:[br">[br">“Anh có việc này quan trọng muốn nói với em...”[br">[br">“Việc gì?”[br">[br">“Anh đã một lần ôm eo em…”[br">[br">“Rồi thì sao nào?”[br">[br">“Rồi từ đó, anh nhớ em và sau cùng biết rằng anh đã yêu em, nhất là những lúc…”[br">[br">“Anh nhìn dòng sông chảy lững lờ in bóng con đò ngang chứ gì?”[br">[br">“Không, những lúc anh đau đớn như thế này...”[br">[br">“Thu hiểu rồi, nhưng anh uống đi rồi hãy nói tiếp.”[br">[br">Hớp ngụm rượu thơm mùi thảo dã, Đức Lai lại nói:[br">[br">“Vậy Thu có nghĩ gì về anh không, có thấy anh khờ và ngốc không?”[br">[br">“Không, trái lại Thu thấy anh tinh tế và đa cảm.”[br">[br">“Vậy anh là người mơ mộng hảo huyền?”[br">[br">“Không phải thế, nên bây giờ em thấy mến thương anh,” nàng nói dịu dàng.[br">[br">Rồi nàng hôn vào gáy chàng và tì cằm vào vai chàng, tưởng tượng cảnh Huy Phụng và Kim Đợi đang quần thảo nhau trong lạc thú. Ngọn lửa tình trong lòng nàng được lòng ganh tị và thù ghét kích thích đã thức dậy và từ từ bốc cao như hơi rượu. Lúc đó chàng rót thêm ly rượu thứ hai và nói:[br">[br">“Vậy mà trước giờ anh cứ tưởng đó là rượu thuốc trị sốt rét hay đường ruột nên có bao giờ đụng đến đâu…”[br">[br">Trong sự trống rỗng và chán nản hiện tại, họ cần đến nhau chí ít cho nhau sức mạnh để sống cái tình trạng bi đát và vô lý mà họ chỉ mới biết mình đã lầm lạc rơi vào. Đức Lai uống thật chậm chung thứ hai, ngắm những đường cong tuyệt vời trên thân thể Ngọc Thu trong lúc nàng nằm nghiêng trên nóp xoa tay vào đầu gối của chàng. Uống xong ba chung, chàng cũng nằm xuống đối diện với nàng, một tay đặt lên eo nàng, kể lại lộ trình mơ tưởng của trái tim chàng từ những kỷ niệm khó quên ban đầu. Lời tỏ bày ấy đơn sơ và ngây ngô như tình yêu ban đầu này của Đức Lai làm nàng vừa buồn cười vừa thú vị. Nàng thấy mình trẻ lại ở tuổi đôi mươi. [br">[br">Nửa giờ sau, Đức Lai cảm thấy cơn đau biến mất, trong lúc lòng Ngọc Thu đã nóng bỏng ngọn lửa khát vọng yêu đương. Nàng không muốn cưỡng lại và ngoan ngoản đi theo khi chàng kéo nàng trở lại giường tre. Lúc đó, chàng quay lại vách lá lấy một cái hoa giắt sẵn ở đó giống cái hoa mà nàng định hái lúc lạc đường và đưa tặng nàng và nói, “Anh thường hái hoa để ngắm và nhớ đến em”.[br">[br">Nàng ngắm hoa lung linh trong ánh sáng tù mù, sau đó nàng buông hoa rơi xuống và ôm lấy lưng chàng ấm nóng vì những cảm xúc gợi hứng đã bắt đầu làm nàng thích thú. Chàng đã khai mạc cuộc chơi của tình yêu và lạc thú. Có những lúc ‘chị’ Thu thấy chàng có vẻ lúng túng trong việc cỡi ngựa trên người nàng nên đã thì thầm ‘nhắc tuồng’ cho ‘cậu’ Lai, thì thầm như nàng đang nói với chính mình: hôn đi, làm vậy đi , làm kia đi… Rồi hai người cũng hoàn toàn khớp vào nhau cùng với một cảm giác đê mê như luồng điện chạy khắp thân thể họ mỗi lần chàng ấn sâu vào nàng. Sau cùng họ rên rỉ bởi khoái cảm tuyệt vời mà họ cùng trao ban và tận hưởng. Âm thanh hạnh phúc của họ lan tỏa ra ngoài, len lỏi giữa những hạt mưa đêm đang làm mọi vật tan loãng ra và hòa nhập vào nhau.[br">[br">Ngọc Thu đã chọn Đức Lai và yêu chàng vì tính tình chàng luôn trung thực, và đã chân thật yêu nàng. Đồng thời nàng cũng hiểu bởi tính trung thực ấy, chàng đã mau chóng phát hiện mình sai lầm để thất vọng và đắng cay với những gì đảng nói và làm. Nhưng ngay sau đó tìm cách giữ cho mình không rơi vào tuyệt vọng. Mặt khác nàng cũng biết Huy Phụng không sống chân thành và cũng không thật sự cần đến tình yêu của nàng nữa. Sáng hôm sau, nàng thấy bông hoa trong đêm đã được tấm lưng trần của nàng ép dẹp. Nàng giữ lại để ép vào một cuốn sách lịch cũ bằng chữ nho ở nhà để nhớ đến chàng. Một kỷ niệm đầu của một tình yêu cuối.[br">[br">Từ đó, mỗi khi vào cứ, Ngọc Thu đi thẳng đến chòi của Đức Lai ở lại dăm ba ngày để săn sóc chàng rồi nhờ Đức Lai đưa báo cáo lại cho Huy Phụng. Nàng không quên đem vào cho chàng những thuốc giảm đau mà có khi nàng phải nhờ mấy người giao hàng mua trong các tiệm thuốc Tây ở Đà Nẵng. Nàng cũng đem vào vài cuốn sách truyện xưa và một cuốn Kinh Tân Ước theo yêu cầu của chàng.[br">[br">Huy Phụng không thắc mắc tại sao có sự trung gian này, cả khi sau đó Phụng biết được chuyện tình của họ vì so với các nữ dân quân, hẳn Ngọc Thu không nóng bỏng và chủ động như họ khi hiến dâng cho Huy Phụng: sinh ra và lớn lên trong môi trường tàn bạo, các cô đã mang trong mình những mầm mống của sự khổ dâm.[br">[br">Chứng khổ dâm nơi Kim Đợi và Hồng Liên có lẽ còn do mặc cảm tội lỗi với vị lãnh tụ khả kính của họ. Người ta đã chẳng ví ông ta như hoa sen vô nhiễm của đất Tháp Mười hay sao Thápmườiđẹpnhấtbôngsen. Thế nên họ phải tự trừng phạt những lạc thú của họ trước một lãnh tụ ‘trong trắng’ như một Bồ Tát vì cả đời mãi miết hy sinh cho sự nghiệp cách mạng, không biết đến chuyện vợ chồng! (và hiện diện khắp mọi nơi như một đấng thiêng liêng!). Có lẽ một ngày nào đó các cô sẽ hóa điên khi thần tượng của họ sụp đổ, và ai mà biết được cơn điên ấy sẽ còn hủy hoại họ đến mức nào. Trong trường hợp này thà họ không biết rõ mặt trái của thần tượng họ vẫn hơn. Lạy Trời, xin cho họ đừng biết lịch sử tình dục của lãnh tụ mà họ được dạy gọi bằng những từ ngữ thân thương tôn kính: ‘Bác ơi’ hoặc ‘Cha già dân tộc’ v.v. Nhưng bây giờ họ phải để mình bị trừng phạt tội dâm bôn bởi bàn tay ‘xứng đáng’ của đảng viên Huy Phụng, sự nối dài của bàn tay lãnh tụ.[br">[br">Đêm hôm đó, khi Kim Đợi thỏa mãn với đủ hai khoản hành xác và hành lạc rồi bỏ đi thì chưa đầy một giờ sau Hồng Liên đến. Trong ánh đèn tù mù, khi roi mây dài trên tay Huy Phụng vụt xuống, Hồng Liên kêu lên, “Bác ơi, xin bác tinh tuyền như pha lê hãy trừng phạt cháu gái cái tội dâm ô này.” Nghe vậy Huy Phụng định vứt roi xuống, nhưng Hồng Liên trần truồng, uốn éo như múa rắn vẫn thúc giục, “Anh Ba đánh Liên thật đau đi rồi Liên mới cho anh chiếm đoạt thân thể phổng phao mượt mà của Liên.” Anh Ba, tên gọi trong khu của Huy Phụng, nghe thế liền tiếp tục việc hành xác cô trước khi hành lạc. Sáng hôm sau những lằn roi đỏ ửng trên lưng và trên đùi Hồng Liên làm cô liên tưởng đến màu cánh sen mọc rất nhiều trên hồ sen trước ngôi chùa cổ nay được cải tạo thành hồ nuôi cá của hợp tác xã quê cô. [br">[br">[br">Còn với Huy Phụng, anh ta được dịp đổi mới việc hành xác hai cô ấy trong mỗi lần hành lạc: Khi thì anh ta dùng roi mây, khi thì dây dù, dây nịch, khi thì cấu véo. Nó giúp anh ta bộc lộ tính hung ác của mình, cùng lúc làm vơi nhẹ nỗi sợ hãi chết chóc trong chiến tranh và nỗi ám ảnh về vai trò bị đánh mất từ khi quân đội chính quy Bắc Việt ồ ạt vào Nam và nắm lấy mọi quyết định về chiến thuật trong cuộc chiến này, điều mà trước đây thuộc về các cán bộ miền Nam như anh ta vẫn nói, “Đây là cuộc chiến của miền Nam trong đó có tôi.”
[br">Mười ngày sau khi rời khỏi chòi Đức Lai về lại làng Rí, Ngọc Thu đưa hai con ra Đà Nẵng ở chơi nhà bà nội của hai con ít hôm. Nàng gặp mẹ chồng và hai cô em chồng, chị của chú út Tuấn Nghĩa, hai cô này hiện đang chung vốn buôn bán ở chợ Đà Nẵng, một cô đã lấy chồng sớm và có nhà gần đó ở hữu ngạn sông Hàn. Dĩ nhiên Khánh Loan sẽ ở với bà nội khi đi học trung học đệ nhị cấp ở trường Phan Chu Trinh còn Khánh Dung ra Huế học tại trường sư phạm sau khi được trúng tuyển. Cô này trọ học trong đại học xá dành cho các giáo sinh ở xa. Chú Tuấn Nghĩa không có ở nhà. Chú út và bạn là Huỳnh Hiển em trai của Kim Thản đã tình nguyện gia nhập quân đội cộng hòa sau mấy năm học đại học. Trong thời gian học đại học ở Huế họ nhận làm gia sư cho mấy nhà giàu có để tự túc không phải bắt gia đình trợ cấp. Hiện nay họ học năm cuối trường Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt, và giữa năm sau sẽ ra trường với quân hàm thiếu úy.[br">[br"> [br">[br">Thật là một tình huống phân ly nghiệt ngã trong một gia đình, nhưng biết làm sao được. Trước khi về Đà Nẵng, Thầy Trình đã khuyên con trai trưởng từ bỏ tổ chức Việt Minh vì ông đã thấy trước những điềm xấu nhưng Tuấn Nhơn đã không nghe vì lúc đó chàng không muốn rời xa Ngọc Thu. Ngọn lửa đam mê nàng đã tôi luyện chàng thành thép cứng cho đảng. Ngày hôm nay em chồng Tuấn Nghĩa đã chọn phục vụ cho kẻ thù của anh mình với tất cả xác tín về dân chủ và tự do, còn nàng thì đang dần dần tỉnh giấc Nam Kha từ ngày gặp gỡ và yêu Đức Lai nhỏ hơn mình sáu tuổi.[br">[br"> [br">[br">Khi hai con nàng đến chào bà nội đang ngồi ăn trầu trên kỷ lui ra, Ngọc Thu ôm lấy đầu gối mẹ chồng khóc nức nở. Bà mẹ sững sờ hỏi sau khi nhổ vội miếng trầu đang ăn vào một cái bô nhôm nhỏ xíu:[br">[br">“Có gì không Thu mà sao con khóc sầu thảm như thế?” bà mẹ hỏi.[br">[br">“Mẹ ơi, anh Tuấn Nhơn của con đã tử trận rồi…”[br">[br">“Trời ơi, con tôi …” bà mẹ lặng lẽ khóc, “Sao con lại bỏ mẹ mà đi vội thế này…”[br">[br">Mẹ chồng, con dâu đều khóc lóc, một lúc sau bà mẹ nghẹn ngào nói:[br">[br">“Trước đây cha và mẹ, rồi sau này một mình mẹ vẫn luôn lo sợ cho nó. Hơn một năm nay mẹ nguôi ngoai chút ít. Bây giờ lại nghe tin nó chết.”[br">[br">“Không ai ngờ mẹ ạ.” [br">[br">“Con có cho hai cháu gái của mẹ biết chưa?”[br">[br">“Dạ có, hôm qua trước khi đưa hai cháu ra đây, con có cúng cơm cho cha chúng trước bàn thờ rồi ba mẹ con vừa khóc vừa ăn giỗ, không cho một ai biết.”[br">[br">“Ý trời đã định, biết làm sao bây giờ. Con buồn thì chồng con cũng không thể sống lại. Ngày mai nhà mình sẽ cúng cơm cho nó, rồi sau đó cố mà nguôi ngoai đi, để còn lo cho tương lai hai cháu.”[br">[br">“Vâng mẹ nói rất phải.”[br">[br">Im lặng một lúc, nhìn nhan sắc con dâu cũng còn tươi thắm, bà mẹ nói tiếp:[br">[br">“Sau này nếu con có đi bước nữa thì tìm một người dân thường thôi không liên quan đến cuộc chiến này.”[br">[br">“Con chưa nghĩ đến chuyện đó mẹ ạ, xin mẹ đừng nói đến nghe mẹ.” Nàng giấu việc nàng đã yêu Đức Lai, một người bạn chiến đấu của Tuấn Nhơn.[br">[br">“Ừ, mẹ thấy con còn trẻ quá mẹ thương …”[br">[br"> [br">[br">Ngọc Thu ở lại với gia đình chồng thêm hai ngày rồi về lại làng Rí. Trong thời gian ấy nàng biết được mấy việc liên quan đến hoàn cảnh gia đình của chồng quá cố. Cuối năm đó khi ra trường Chiến Tranh Chính trị Đà Lạt, Tuấn Nghĩa sẽ làm lễ cưới với Thanh Hiên, con gái đầu lòng của Kim Thản. Vì trước khi nhập ngũ, Tuấn Nghĩa đã từng làm gia sư cho Thanh Hiên qua sự giới thiệu của bạn chàng là Huỳnh Hiển, cậu của Thanh Hiên. Và chàng gia sư và cô học trò nhỏ đã yêu nhau. Khi Thanh Hiên thi xong bằng tú tài, hai người sẽ làm lễ hỏi. Lễ cưới sẽ được tổ chức sau hai năm nghĩa là khi Thanh Hiên đã trở thành cô giáo tiểu học. Vì gia đình Kim Thản đã theo đạo Chúa sau ngày ông Ngô Đình Diệm về chấp chính vài năm nên Tuấn Nghĩa đã tòng giáo với sự động viên của bạn. Hôn lễ tôn giáo sẽ tổ chức tại nhà thờ giáo xứ do một ông cha Tây coi sóc.[br">[br"> [br">[br">Việc gia đình Kim Thản theo Thiên Chúa giáo đơn giản đến độ khó tin. Khoảng năm 1955, các ty, sở ở tỉnh Quảng Nam đang tuyển những nhân viên, cán sự và lao công để hoàn thiện bộ máy hành chính của tỉnh. Lúc ấy Lê Bát đã ngán đến tận cổ việc phụ bán với vợ và giữ con vì sau Thanh Hiên, họ có thêm một trai và một gái nữa. Vả lại cũng có tin đồn rằng người nào có đạo Chúa sẽ được mau chóng xét tuyển vì việc sưu tra lý lịch tốn ít thời gian hơn, mặt khác những giáo dân trong Giáo Hội công giáo thuộc về một phả hệ khó chấp nhận CS hơn ai hết. Lê Bát muốn xin vào ty nông nghiệp làm nhân viên theo dõi và hướng dẫn nông dân canh tác theo lối mới với những giống lúa lai tạo mới nên quyết định xin cho cả nhà được theo đạo.[br">[br"> [br">[br">Kim Thản lúc đó cũng không có ý kiến gì mà chỉ theo ý chồng; nàng nói một cách chung chung rằng đạo nào cũng tốt. Không ai ngờ sau khi đã thành tín hữu, nàng trở nên rất mộ đạo. Có người hỏi tại sao, thì nàng chỉ nói một câu trong Kinh Thánh, “Vì Chúa đã làm cho tôi biết bao điều kỳ diệu, danh Người thật chí thánh, chí tôn.” Bao điều kỳ diệu nào? Sự sung túc chăng, đời sống gia đình êm ấm, chồng siêng năng con ngoan ngoản chăng? Không hẳn thế mà chính là sự bình an trong tâm hồn.[br">[br"> [br">[br">Nàng luôn cảm thấy có Chúa khoan dung, đại độ đồng hành cùng nàng trong mỗi bước đi của đời sống, giữa những lo toan, vất vả và bề bộn. Điều đó giúp nàng chịu đựng sự cọc cằn của Lê Bát khi đem những bực dọc trong cơ quan về nhà nhưng không làm nàng giảm bớt sự yêu quý chồng mình. Với nàng, đức tin là một suy nghĩ đúng nhưng còn là một cảm nghiệm sống cao thượng và một sự thực hành ý Chúa muốn qua những việc bác ái nàng làm.[br">[br"> [br">[br">Sau khi ông Diệm mất, 99% những người theo đạo để dễ tìm việc làm đã mau chóng bỏ đạo để trở lại cái nếp của truyền thống. Họ dẹp bàn thờ Chúa cho vào sọt rác hoặc vứt xuống sông, rồi biến bàn thờ thành chỗ thờ ông bà và thờ Phật. Họ theo đạo Chúa như mặc một cái áo, bây giờ không cần nữa, họ lại cởi ra bỏ đi, mặc vào áo khác. Hai chữ “tả đạo” của Văn Thân như còn trong vô thức và ám ảnh họ, ngăn cản mọi tiếp thu và mau chóng thúc đẩy họ trở về với những giá trị truyền thống. [br">[br"> [br">[br">Trong số họ, phần lớn đều nói, “Mình sợ có tội bất hiếu với tổ tiên (vì họ tưởng lầm kitô hữu không giữ chữ hiếu), với lại mình sợ người lương xa lánh mình, điều này khó chịu lắm,” nghĩa là một mặc cảm tội lỗi với tổ tiên và với đồng bào khi làm trái lời Văn Thân đã chủ tâm bôi bác đạo. Một số rất ít người thật lòng hơn lại nói, “Đạo Chúa-trời-đất khó quá vì nó siêu nhiên, mình theo không nổi, ngay cả những người đạo dòng còn theo trầy trật và làm gương xấu. Trong Giáo hội bồ câu trắng bồ câu đen lẫn lộn và xem ra bồ câu đen cũng nhiều. Mình về lại đạo truyền thống có sai cũng không bị số đông chê trách. Có bầy quạ nào chê một con trong đàn là đen lông đâu.”[br">[br">Lê Bát cũng nói với Kim Thản:[br">[br">“Tôi sẽ dẹp bỏ bàn thờ Chúa và nhà mình sẽ lại theo đạo thờ cúng ông bà và đạo Phật. Từ hôm nay không đi lễ nhà thờ nữa, em hãy bảo các con như thế.”[br">[br">Không cần suy nghĩ nhiều, Kim Thản phản đối chồng:[br">[br">“Em không đồng ý việc này. Trái lại em thấy anh không thành tín và vô ơn với Chúa giống như vua Gia Long đã hành xử với Bá Đa Lộc. Bảy năm qua gia đình mình nhận được biết bao ơn Chúa ban cho sao anh vội quên như thế.”[br">[br">“Bà im đi: một người mê tín như bà thì biết gì. Bà ra khỏi nhà này để giữ đạo. Một mình bà thôi.”[br">[br">“Được rồi tôi sẽ ra khỏi nhà này sau khi bán nhà lấy đủ tiền trả nợ cho người bà con của cha mẹ tôi. Tôi sẽ đưa ba đứa con tôi đi nơi khác làm ăn. À con Thanh Hiên còn phải từ hôn với thằng Tuấn Nghĩa mặc dù thằng Nghĩa đã chịu theo đạo để kết hôn trong lúc nó bị mẹ và các chị nó phản đối.”[br">[br">“Ừ bà đi đi, nhưng chuyện phân chia của cải thì tôi phải tính lại, bà đừng ép tôi.”[br">[br">“Tôi không ép ông mà ông ép tôi. Tôi không thể mang công mắc nợ vì một người bất nghĩa như ông.”[br">[br">Tuy Lê Bát nói mạnh cho đỡ quê, nhưng thật sự Kim Thản đã đưa ra cho chồng một bài toán hóc búa và có lẽ ông phải nhượng bộ thôi. Đã vậy bà ta còn lải nhải tiếp:[br">[br">“Tôi sẽ nói việc này cho cha ông. Lúc đó ổng sẽ chửi ông muốn bỏ tôi để lấy gái tơ cho ông muối mặt. Bỏ đạo Chúa, ông lấy mấy vợ mà không được. Rồi ông coi tôi và ông ai còn nhan sắc và s
[br">Mười ngày sau khi rời khỏi chòi Đức Lai về lại làng Rí, Ngọc Thu đưa hai con ra Đà Nẵng ở chơi nhà bà nội của hai con ít hôm. Nàng gặp mẹ chồng và hai cô em chồng, chị của chú út Tuấn Nghĩa, hai cô này hiện đang chung vốn buôn bán ở chợ Đà Nẵng, một cô đã lấy chồng sớm và có nhà gần đó ở hữu ngạn sông Hàn. Dĩ nhiên Khánh Loan sẽ ở với bà nội khi đi học trung học đệ nhị cấp ở trường Phan Chu Trinh còn Khánh Dung ra Huế học tại trường sư phạm sau khi được trúng tuyển. Cô này trọ học trong đại học xá dành cho các giáo sinh ở xa. Chú Tuấn Nghĩa không có ở nhà. Chú út và bạn là Huỳnh Hiển em trai của Kim Thản đã tình nguyện gia nhập quân đội cộng hòa sau mấy năm học đại học. Trong thời gian học đại học ở Huế họ nhận làm gia sư cho mấy nhà giàu có để tự túc không phải bắt gia đình trợ cấp. Hiện nay họ học năm cuối trường Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt, và giữa năm sau sẽ ra trường với quân hàm thiếu úy.[br">[br"> [br">[br">Thật là một tình huống phân ly nghiệt ngã trong một gia đình, nhưng biết làm sao được. Trước khi về Đà Nẵng, Thầy Trình đã khuyên con trai trưởng từ bỏ tổ chức Việt Minh vì ông đã thấy trước những điềm xấu nhưng Tuấn Nhơn đã không nghe vì lúc đó chàng không muốn rời xa Ngọc Thu. Ngọn lửa đam mê nàng đã tôi luyện chàng thành thép cứng cho đảng. Ngày hôm nay em chồng Tuấn Nghĩa đã chọn phục vụ cho kẻ thù của anh mình với tất cả xác tín về dân chủ và tự do, còn nàng thì đang dần dần tỉnh giấc Nam Kha từ ngày gặp gỡ và yêu Đức Lai nhỏ hơn mình sáu tuổi.[br">[br"> [br">[br">Khi hai con nàng đến chào bà nội đang ngồi ăn trầu trên kỷ lui ra, Ngọc Thu ôm lấy đầu gối mẹ chồng khóc nức nở. Bà mẹ sững sờ hỏi sau khi nhổ vội miếng trầu đang ăn vào một cái bô nhôm nhỏ xíu:[br">[br">“Có gì không Thu mà sao con khóc sầu thảm như thế?” bà mẹ hỏi.[br">[br">“Mẹ ơi, anh Tuấn Nhơn của con đã tử trận rồi…”[br">[br">“Trời ơi, con tôi …” bà mẹ lặng lẽ khóc, “Sao con lại bỏ mẹ mà đi vội thế này…”[br">[br">Mẹ chồng, con dâu đều khóc lóc, một lúc sau bà mẹ nghẹn ngào nói:[br">[br">“Trước đây cha và mẹ, rồi sau này một mình mẹ vẫn luôn lo sợ cho nó. Hơn một năm nay mẹ nguôi ngoai chút ít. Bây giờ lại nghe tin nó chết.”[br">[br">“Không ai ngờ mẹ ạ.” [br">[br">“Con có cho hai cháu gái của mẹ biết chưa?”[br">[br">“Dạ có, hôm qua trước khi đưa hai cháu ra đây, con có cúng cơm cho cha chúng trước bàn thờ rồi ba mẹ con vừa khóc vừa ăn giỗ, không cho một ai biết.”[br">[br">“Ý trời đã định, biết làm sao bây giờ. Con buồn thì chồng con cũng không thể sống lại. Ngày mai nhà mình sẽ cúng cơm cho nó, rồi sau đó cố mà nguôi ngoai đi, để còn lo cho tương lai hai cháu.”[br">[br">“Vâng mẹ nói rất phải.”[br">[br">Im lặng một lúc, nhìn nhan sắc con dâu cũng còn tươi thắm, bà mẹ nói tiếp:[br">[br">“Sau này nếu con có đi bước nữa thì tìm một người dân thường thôi không liên quan đến cuộc chiến này.”[br">[br">“Con chưa nghĩ đến chuyện đó mẹ ạ, xin mẹ đừng nói đến nghe mẹ.” Nàng giấu việc nàng đã yêu Đức Lai, một người bạn chiến đấu của Tuấn Nhơn.[br">[br">“Ừ, mẹ thấy con còn trẻ quá mẹ thương …”[br">[br"> [br">[br">Ngọc Thu ở lại với gia đình chồng thêm hai ngày rồi về lại làng Rí. Trong thời gian ấy nàng biết được mấy việc liên quan đến hoàn cảnh gia đình của chồng quá cố. Cuối năm đó khi ra trường Chiến Tranh Chính trị Đà Lạt, Tuấn Nghĩa sẽ làm lễ cưới với Thanh Hiên, con gái đầu lòng của Kim Thản. Vì trước khi nhập ngũ, Tuấn Nghĩa đã từng làm gia sư cho Thanh Hiên qua sự giới thiệu của bạn chàng là Huỳnh Hiển, cậu của Thanh Hiên. Và chàng gia sư và cô học trò nhỏ đã yêu nhau. Khi Thanh Hiên thi xong bằng tú tài, hai người sẽ làm lễ hỏi. Lễ cưới sẽ được tổ chức sau hai năm nghĩa là khi Thanh Hiên đã trở thành cô giáo tiểu học. Vì gia đình Kim Thản đã theo đạo Chúa sau ngày ông Ngô Đình Diệm về chấp chính vài năm nên Tuấn Nghĩa đã tòng giáo với sự động viên của bạn. Hôn lễ tôn giáo sẽ tổ chức tại nhà thờ giáo xứ do một ông cha Tây coi sóc.[br">[br"> [br">[br">Việc gia đình Kim Thản theo Thiên Chúa giáo đơn giản đến độ khó tin. Khoảng năm 1955, các ty, sở ở tỉnh Quảng Nam đang tuyển những nhân viên, cán sự và lao công để hoàn thiện bộ máy hành chính của tỉnh. Lúc ấy Lê Bát đã ngán đến tận cổ việc phụ bán với vợ và giữ con vì sau Thanh Hiên, họ có thêm một trai và một gái nữa. Vả lại cũng có tin đồn rằng người nào có đạo Chúa sẽ được mau chóng xét tuyển vì việc sưu tra lý lịch tốn ít thời gian hơn, mặt khác những giáo dân trong Giáo Hội công giáo thuộc về một phả hệ khó chấp nhận CS hơn ai hết. Lê Bát muốn xin vào ty nông nghiệp làm nhân viên theo dõi và hướng dẫn nông dân canh tác theo lối mới với những giống lúa lai tạo mới nên quyết định xin cho cả nhà được theo đạo.[br">[br"> [br">[br">Kim Thản lúc đó cũng không có ý kiến gì mà chỉ theo ý chồng; nàng nói một cách chung chung rằng đạo nào cũng tốt. Không ai ngờ sau khi đã thành tín hữu, nàng trở nên rất mộ đạo. Có người hỏi tại sao, thì nàng chỉ nói một câu trong Kinh Thánh, “Vì Chúa đã làm cho tôi biết bao điều kỳ diệu, danh Người thật chí thánh, chí tôn.” Bao điều kỳ diệu nào? Sự sung túc chăng, đời sống gia đình êm ấm, chồng siêng năng con ngoan ngoản chăng? Không hẳn thế mà chính là sự bình an trong tâm hồn.[br">[br"> [br">[br">Nàng luôn cảm thấy có Chúa khoan dung, đại độ đồng hành cùng nàng trong mỗi bước đi của đời sống, giữa những lo toan, vất vả và bề bộn. Điều đó giúp nàng chịu đựng sự cọc cằn của Lê Bát khi đem những bực dọc trong cơ quan về nhà nhưng không làm nàng giảm bớt sự yêu quý chồng mình. Với nàng, đức tin là một suy nghĩ đúng nhưng còn là một cảm nghiệm sống cao thượng và một sự thực hành ý Chúa muốn qua những việc bác ái nàng làm.[br">[br"> [br">[br">Sau khi ông Diệm mất, 99% những người theo đạo để dễ tìm việc làm đã mau chóng bỏ đạo để trở lại cái nếp của truyền thống. Họ dẹp bàn thờ Chúa cho vào sọt rác hoặc vứt xuống sông, rồi biến bàn thờ thành chỗ thờ ông bà và thờ Phật. Họ theo đạo Chúa như mặc một cái áo, bây giờ không cần nữa, họ lại cởi ra bỏ đi, mặc vào áo khác. Hai chữ “tả đạo” của Văn Thân như còn trong vô thức và ám ảnh họ, ngăn cản mọi tiếp thu và mau chóng thúc đẩy họ trở về với những giá trị truyền thống. [br">[br"> [br">[br">Trong số họ, phần lớn đều nói, “Mình sợ có tội bất hiếu với tổ tiên (vì họ tưởng lầm kitô hữu không giữ chữ hiếu), với lại mình sợ người lương xa lánh mình, điều này khó chịu lắm,” nghĩa là một mặc cảm tội lỗi với tổ tiên và với đồng bào khi làm trái lời Văn Thân đã chủ tâm bôi bác đạo. Một số rất ít người thật lòng hơn lại nói, “Đạo Chúa-trời-đất khó quá vì nó siêu nhiên, mình theo không nổi, ngay cả những người đạo dòng còn theo trầy trật và làm gương xấu. Trong Giáo hội bồ câu trắng bồ câu đen lẫn lộn và xem ra bồ câu đen cũng nhiều. Mình về lại đạo truyền thống có sai cũng không bị số đông chê trách. Có bầy quạ nào chê một con trong đàn là đen lông đâu.”[br">[br">Lê Bát cũng nói với Kim Thản:[br">[br">“Tôi sẽ dẹp bỏ bàn thờ Chúa và nhà mình sẽ lại theo đạo thờ cúng ông bà và đạo Phật. Từ hôm nay không đi lễ nhà thờ nữa, em hãy bảo các con như thế.”[br">[br">Không cần suy nghĩ nhiều, Kim Thản phản đối chồng:[br">[br">“Em không đồng ý việc này. Trái lại em thấy anh không thành tín và vô ơn với Chúa giống như vua Gia Long đã hành xử với Bá Đa Lộc. Bảy năm qua gia đình mình nhận được biết bao ơn Chúa ban cho sao anh vội quên như thế.”[br">[br">“Bà im đi: một người mê tín như bà thì biết gì. Bà ra khỏi nhà này để giữ đạo. Một mình bà thôi.”[br">[br">“Được rồi tôi sẽ ra khỏi nhà này sau khi bán nhà lấy đủ tiền trả nợ cho người bà con của cha mẹ tôi. Tôi sẽ đưa ba đứa con tôi đi nơi khác làm ăn. À con Thanh Hiên còn phải từ hôn với thằng Tuấn Nghĩa mặc dù thằng Nghĩa đã chịu theo đạo để kết hôn trong lúc nó bị mẹ và các chị nó phản đối.”[br">[br">“Ừ bà đi đi, nhưng chuyện phân chia của cải thì tôi phải tính lại, bà đừng ép tôi.”[br">[br">“Tôi không ép ông mà ông ép tôi. Tôi không thể mang công mắc nợ vì một người bất nghĩa như ông.”[br">[br">Tuy Lê Bát nói mạnh cho đỡ quê, nhưng thật sự Kim Thản đã đưa ra cho chồng một bài toán hóc búa và có lẽ ông phải nhượng bộ thôi. Đã vậy bà ta còn lải nhải tiếp:[br">[br">“Tôi sẽ nói việc này cho cha ông. Lúc đó ổng sẽ chửi ông muốn bỏ tôi để lấy gái tơ cho ông muối mặt. Bỏ đạo Chúa, ông lấy mấy vợ mà không được. Rồi ông coi tôi và ông ai còn nhan sắc và s